CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.6. Kết quả thực nghiệm
3.6.4. So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm
Luận văn đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động thực hành, trải nghiệm trên hai nhóm TN và ĐC, lực học đầu vào của hai nhóm là tương đương nhau. Sau thực nghiệm, học sinh ở nhóm TN có sự chuyển biến tích cực, tỉ lệ xếp loại Tốt, Khá, tăng lên đáng kể so với nhóm ĐC. Trước thực nghiệm, các tỉ lệ này gần như tương đương nhau. Chứng tỏ rằng, sau quá trình thực nghiệm với các hoạt động thực hành và trải nghiệm trong dạy học mơn Tốn lớp 1, các em đã nắm vững kiến thức, năng lực tính tốn. Hơn nữa, qua quá trình quan sát trực tiếp các hoạt động được triển khai thực nghiệm, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
- Năng lực thực hiện của HS trong nhóm TN được phát triển tốt hơn, học sinh rất hứng thú, tự tin khi trả lời các câu hỏi mà giáo viên nêu ra. - Việc trả lời, trình bày các kiến thức trong bài học của HS luôn gắn với
kết quả hoạt động mà cá nhân các em đã được thực hiện qua thực tiễn cùng những trải nghiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Kiến thức, kĩ năng của các em lớp TN thu được sẽ sâu sắc, cụ thể hơn so với các em lớp ĐC.
- Các kiến thức, kĩ năng của bài học đã được hình thành trong chính mỗi em khi thực hiện nhiệm vụ trải nghiệm. Thêm nữa, khả năng tính nhẩm của nhóm TN tốt hơn so với nhóm ĐC. Chính các em là người trực tiếp tham gia vào hoạt động thực tiễn nên khi đượcc hỏi về kiến thức, các em luôn thể hiện sự tự tin trong câu trả lời. Từ đó càng thêm củng cố và phát triển năng lực tính tốn – năng lực đặc thù của mơn Tốn.
77