NHTM Thái Lan đã trải qua những năm chao đảo trước cơn bão khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997-1998 làm cho hàng loạt các Công ty tài chính và các ngân hàng bị phá sản, giải thể, đã buộc các NHTM Thái Lan phải xem xét và cải tổ lại tồn bộ chính sách, cách thức, quy trình hoạt động của ngân hàng, trong đó đặc biệt quan tâm là lĩnh vực tín dụng, lĩnh vực nhiều rủi ro. Một số nét đặc trưng trong q trình cải tổ đó là:
- Tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay.
- Tn thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính ngun tắc trong tín dụng: thực hiện triệt để nguyên tắc tín dụng, đặc biệt là các thông tin về khách hàng, luôn được cập nhật thường xuyên để xử lý kịp thời.
- Cho điểm khách hàng: uy tín với tín dụng được xếp theo các hạng từ AAA đến D, dữ liệu để xếp hạng được sử dụng từ các chương trình ứng dụng xếp hạng tự động của ngân hàng.
- Tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng
- Giám sát khoản vay Ngoài ra các NHTM Thái Lan rất coi trọng việc nâng cao trình độ hiểu biết của nhân viên, liên tục đào tạo để nâng cao kỹ năng, trình độ và khả năng thực thi độc lập nhiệm vụ. Đồng thời áp dụng Sổ tay tín dụng rất chi tiết và dễ áp dụng; có chính sách cho vay riêng đối với lĩnh vực rủi ro cao.
Vào thời điểm khủng hoảng bùng phát ở Thái Lan, Hàn Quốc có một gánh nặng nợ nước ngồi khổng lồ. Các cơng ty nợ ngân hàng trong nước, cịn ngân hàng trong nước lại nợ ngân hàng nước ngoài. Một vài vụ vỡ nợ đã xảy ra. Khi thị trường châu Á bị khủng hoảng, tháng 11 các nhà đầu tư bắt đầu bán ra chứng khốn của Hàn Quốc ở quy mơ lớn. Ngày 28 tháng 11 năm 1997, tổ chức đánh giá tín dụng Moody đã hạ thứ hạng của Hàn Quốc từ A1 xuống A3, sau đó vào ngày 11 tháng 12 lại hạ tiếp xuống B2. Điều này góp phần làm cho giá chứng khoán của Hàn Quốc thêm giảm giá. Riêng trong ngày 7 tháng 11, thị trường chứng khoán Seoul tụt 4%. Ngày 24 tháng 11 lại tụt 7,2% do tâm lý lo sợ IMF sẽ địi Hàn Quốc phải áp dụng các chính sách khắc khổ.
Trong khi đó, đồng Won giảm giá xuống còn khoảng 1700 KRW/USD từ mức 1000 KRW/USD.
Qua thực tế cuộc khủng hoảng kinh tế ở các nước Đông Á và Đông Nam Á đã thực thi các biện pháp, chính sách sau để cải cách khu vực tài chính:
- Xóa và giảm nợ xấu, tái vốn hóa các thể chế tài chính - Đóng cửa các thể chế tài chính đổ vỡ
- Tăng cường giám sát và áp dụng các tiêu chuẩn quản trị, kế tốn mới đối với các tổ chức tín dụng và tài chính khác
- Đẩy mạnh chun mơn hóa các thể chế tài chính
- Tăng cường giám sát và điều tiết các tổ chức tín dụng đồng thời với nâng cao kỷ luật thị trường. Yellen (2007) cho thấy các ngân hàng của Hàn Quốc đã áp dụng phương thức quản trị hiện đại của phương Tây và đã giảm
được tỷ lệ sở hữu gia đình tại các ngân hàng, tăng cường lợi ích cho các giám đốc bằng cách cho họ quyền chọn mua cổ phiếu, v.v... Còn các ngân hàng Malaysia đã thay đổi tập quán cho vay của mình. Giờ đây, họ cho các xí nghiệp nhỏ và vừa vay nhiều hơn.