Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập (sau khi tách tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh: Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế tháng 7/1989) tiền thân từ Ngân hàng Phát triển nông nghiệp tỉnh Bình Trị Thiên được thành lập ngày 01/8/1988.
Hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế là chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Hội sở của chi nhánh đặt tại số 10 Hoàng Hoa Thám, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh
- Cơ cấu tổ chức
Chi nhánh có Ban giám đốc và 7 phịng nghiệp vụ chuyên môn tại Hội sở chính, 11 chi nhánh loại II trực thuộc cùng với 15 phòng giao dịch trực thuộc các chi nhánh loại II.
- Cán bộ công nhân viên
Đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng số cán bộ tồn tỉnh là 369 cán bộ trong đó: có 114 cán bộ làm nghiệp vụ tín dụng, chiếm 20.89% tổng số CBCNV. Cán bộ nam có 214 người; cán bộ nữ có 155 người. Số cán bộ có trình độ
Thạc sĩ là 37 người; trình độ Đại học 299 người; trình độ Cao đẳng 3 người; trình độ trung cấp 10 người; trình độ Sơ cấp 4 người và trình độ khác 20 người có. Đội ngũ CBCNV ngày càng được tăng cường về trình độ chun mơn và năng lực cơng tác cũng như trẻ hoá tuổi đời; cụ thể: Số cán bộ trên 50 tuổi có 82 người chiếm 22.2%; số cán bộ từ 30 đến 50 tuổi có 205 người chiếm 55.6%; số cán bộ dưới 30 tuổi có 82 cán bộ chiếm 22.2%.
2.1.3. Mạng lưới hoạt động của chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế có Hội sở tại thành phố Huế là chi nhánh loại I và 11 chi nhánh loại II trong đó có 3 chi nhánh trên địa bàn thành phố: chi nhánh Bắc Sông Hương, chi nhánh Nam Sông Hương và chi nhánh Trường An; 8 chi nhánh hoạt động trên địa bàn nông thôn và miền núi: chi nhánh huyện Phong Điền, chi nhánh huyện Quảng Điền, chi nhánh thị xã Hương Trà, chi nhánh thị xã Hương Thủy, chi nhánh huyện Phú Lộc, chi nhánh huyện Phú Vang, chi nhánh huyện Nam Đông và chi nhánh huyện A Lưới cùng 15 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh loại II để phục vụ cho khách hàng trên toàn tỉnh. Tính đến 31/12/2020 có gần 100.000 khách hàng quan hệ với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó khách hàng tiền vay 46.063 khách hàng; khách hàng tiền gửi, thanh toán, dịch vụ trên 50.000 khách hàng; còn lại là các khách hàng vãng lai khác. Là một chi nhánh có lợi thế về nguồn vốn huy động, đã đáp ứng nhu cầu cho vay tại chỗ và đảm bảo thanh khoản. Điều này tạo điều kiện cho chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục phát triển ổn định và bền vững.
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế 1. Phòng KTNQ 1. Phòng KTNQ 2. Phòng KHDN 3. Phòng KHCN 4. Phòng KH-NV 5. Phòng Tổng hợp 6. Phòng KTKSNB 7. Phòng DV&Marketing Ban Giám Đốc
Chi nhánh huyện Quảng Điền Chi nhánh thị xã Hƣơng Trà Chi nhánh huyện Phong Điền
Chi nhánh thị xã Hƣơng Thủy
Chi nhánh huyện Phú Lộc
Chi nhánh huyện Phú Vang
Chi nhánh huyện Nam Đông
Chi nhánh huyện A Lƣới
Chi nhánh Nam Sông Hƣơng
Chi nhánh Bắc Sông Hƣơng
Chi nhánh Trƣờng An PGD An Lỗ PGD Điền Lộc PGD An Hịa PGD Bình Điền PGD Quảng An PGD Thủy Dƣơng PGD Thủy Phù PGD Truồi PGD Thừa Lƣu PGD Khu Ba PGD Lăng Cô PGD Chợ Mai PGD Phú Thuận PGD Tây Lộc PGD Chợ Dinh
2.1.4. Kết quả các mặt hoạt động cơ bản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế
Năm 2021 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, riêng Thừa Thiên Huế 8 tháng đầu năm ảnh hưởng bởi dịch bệnh 4 tháng cuối năm bị tác động bởi thiên tai lũ lụt; tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh có tăng nhưng giá trị gia tăng thấp, ước đạt 2,06% không đạt kế hoạch đề ra, khu vực dịch vụ tăng trưởng âm -0,79%, doanh thu du lịch giảm 64% so với 2020, khu vực nông nghiệp, thủy sản chỉ tăng 1,34% do ảnh hưởng mưa lớn, bảo lụt liên tiếp cuối năm gây thiệt hại về thủy sản, chăn nuôi, hoa màu…Tổng vốn đầu tư toàn tỉnh đạt 24.540 tỷ đồng chủ yếu từ đầu tư công, tập trung cho các dự án giải phóng mặc bằng khu 1 Kinh thành Huế, hạ tầng phục vụ nông nghiệp, hạ tầng phát triển công nghiệp. Mức huy động vốn và đầu tư tín dụng tăng trưởng mức thấp , huy động 52.700 tỷ đồng tăng 9,1% so năm trước, tổng dư nợ cho vay 54.600 tỷ đồng tăng 8,1%, nợ xấu 1.080 tỷ đồng tỷ lệ 1,98%. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân đầu người đạt 49 triệu đồng tương đương 2.120 USD.
2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn
Đến cuối năm 2021, nguồn vốn huy động nội, ngoại tệ quy đổi đạt: 10.779 tỷ đồng tăng 997 tỷ đồng so đầu năm. Thị phần huy động vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế chiếm 36% thị phần của 6 Ngân hàng thương mại nhà nước (tăng 1% so năm 2020) và chiếm 20% thị phần huy động của tất cả các Ngân hàng trên địa bàn Thừa Thiên Huế (bằng năm 2020).
Tiền gửi dân cư là 10.278 tỷ đồng chiêm tỷ trọng 95% tổng nguồn vốn tăng 1.054 tỷ đồng so 2020. Tiền gửi TCKT 445tỷ đồng chiếm tỷ trọng 4.1% giảm so 2020 là 57 tỷ đồng.
Tiền gửi không kỳ hạn toàn chi nhánh đạt 1.091 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 10% tăng 130 tỷ so đầu năm, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 3.143 tỷ
đồng chiếm tỷ trọng 29,2% tăng 111 tỷ đồng so 2020, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng đạt 6.545 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 60,7% tổng nguồn vốn tăng 756 tỷ đồng so đầu năm.
Tăng trưởng nguồn vốn nội tệ vẫn giữ vai trò quyết định trong việc tăng trưởng tổng nguồn vốn, trong đó hầu hết các Agribank chi nhánh loại II trực thuộc vẫn tập trung tăng trưởng nguồn vốn dân cư, nguồn vốn tổ chức kinh tế giảm so với 2020.
Tiền gửi không kỳ hạn tăng trưởng 13% so 2020 tạo thuận lợi cho công tác triển khai các sản phẩm dịch vụ thanh tốn góp phần hồn thành chỉ tiêu thu dịch vụ. Ngược lại việc tăng trưởng các sản phẩm dịch vụ tạo điều kiện cho tăng trưởng số dư tiền gửi không kỳ hạn.
Thực hiện chủ trương phát hành trái phiếu ra công chúng năm 2021 chi nhánh đã phát hành được 42 tỷ 137 triệu đồng trái phiếu đạt 105% kế hoạch phát hành trái phiếu TSC giao. Trong đó tồn bộ là phát hành cho khách hàng cá nhân.
Việc điều hành lãi suất huy động vốn đã được thực hiện kịp thời theo chỉ đạo của Agribank và chính sách lãi suất của NHNN. Năm 2021 có 7 lần điều chỉnh giảm lãi suất huy động và duy trì ở mức thấp nhất trong các NHTM.
2.1.4.2. Hoạt động Tín dụng
Trong năm 2021 đã cố gắng thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao, có nhiều chuyển biến trong quản trị điều hành. Dư nợ cho vay nội, ngoại tệ quy đổi toàn tỉnh đạt: 8.698 tỷ đồng, tăng 277 tỷ so đầu năm, tỷ lệ tăng 3,3% đạt 99% KH năm 2021.
Thị phần cho vay của Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế chiếm 27% thị phần 6 Ngân hàng thương mại (tăng 0,5% thị phần năm 2020) và chiếm 18% thị phần của tất cả các Ngân hàng tăng (0,7%).
Dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn: 5.382 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 62% trong tổng dư nợ . Dư nợ cho vay khách hàng pháp nhân 1.881 tỷ đồng
giảm 40 tỷ đồng so 2020 tỷ lệ giảm 2%, chiếm tỷ trọng 22 % tổng dư nợ. Dư nợ cho vay khách hàng hộ sản xuất, cá nhân 6.816 tỷ đồng tăng 317 tỷ đồng so đầu năm, tỷ lệ tăng 4,8 %, chiếm tỷ trọng 78% tổng dư nợ.
Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế đã đánh giá, phân tích các giải pháp tín dụng chung, đồng thời phân tích đặc thù của từng chi nhánh để có giải pháp chỉ đạo phù hợp. Chất lượng khoản cho vay mới được nâng lên. Bên cạnh thực hiện tốt cơng tác cấp tín dụng đối với các chương trình, chính sách, chi nhánh còn bám sát chỉ đạo của Agribank, của tỉnh và cụ thể hóa trong điều hành, vận dụng sát với tình hình thực tiển của chi nhánh do đó cơng tác tín dụng đã đạt được một số kết quả thiết thực.
Tập trung ưu tiên vốn cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay nông nghiệp nông thôn, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay tiêu dùng đời sống, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo về cơng tác tín dụng của Agribank Việt Nam.
2.1.4.3. Hoạt động tài chính
Hoạt động tài chính trong năm 2021 đạt 294 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch năm 2021 của Agribank giao cho chi nhánh. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng chi nhánh vẫn cố gắng hồn thành chỉ tiêu tài chính, tiết kiệm chi phí nên giữ được tài chính ổn định.
2.2. Thực trạng chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.1. Các tiêu chí định tính
a. Các tiêu chí về phía ngân hàng
- Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng tạo nên sự khác biệt cho mỗi ngân hàng, là một chi nhánh thuộc hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nên Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện các hoạt động
kinh doanh trên tinh thần ưu tiên cấp vốn cho các khách hàng cần vốn cho hoạt động nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Tuy nhiên, trong thời kỳ cạnh tranh kinh tế gay gắt thì quy mơ cấp vốn như vậy cịn hạn chế. Chính sách cho vay chưa phù hợp với đặc điểm thực trạng nền kinh tế của chi nhánh dẫn đến quy mơ tín dụng chưa được mở rộng. Ngồi ra sự chậm trễ trong việc sửa đổi các quy trình tín dụng chưa hoặc khơng cịn phù hợp với điều kiện thực tế cũng làm cho chi nhánh gặp phải khó khăn khi phải xử lý tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Quy trình tín dụng lỏng lẻo, khơng chặt chẽ, khơng thống nhất sẽ tạo điều kiện được cấp tín dụng cho những khách hàng khơng có khả năng trả nợ, cho những dự án khơng có khả năng thu hồi vốn hoặc thu hồi vốn lâu, quá hạn trả nợ ngân hàng. Quy trình lỏng lẻo cũng tạo điều kiện cho chính những nhân viên tín dụng có thể mưu lợi riêng, gây thiệt hại cho ngân hàng. Để có thể chiếm lĩnh thị phần, Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế có thể đơn giản hóa các thủ tục cho vay, hạ thấp các tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, tìm cách lách rào kiểm sốt, thơng tin sai lệch… để thu hút khách hàng nhiều hơn đến với chi nhánh.
- Khả năng huy động vốn
Tính đến thời điểm 31/12/2021, nguồn vốn của chi nhánh chiếm 36% thị phần nguồn vốn của 6 NHTMNN. Tuy nhiên thị phần huy động vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế có xu hướng ngày càng giảm dần mặc dù có sự tăng trưởng năm nay cao hơn năm trước (tăng 1% so với năm 2020). Cơ cấu vốn huy động có xu hướng dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng ngắn hạn, giảm tỷ trong trung và dài hạn, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới nhu cầu tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Mặc dù Ban Giám Đốc ngân hàng có đưa ra nhiều chương trình huy động tiết kiệm dự thưởng, tuy nhiên chất lượng mang về không như mong đợi, do lãi suất đầu vào thấp, chi phí hạch tốn ở trụ sở chính cao, chi phí quảng bá thương hiệu,...
- Chất lượng thẩm định tín dụng và quy trình cho vay của ngân hàng Cán bộ Tín dụng phải tiếp cận với nhiều ngành nghề, nhiều vùng... để trở thành cán bộ Tín dụng tốt, họ phải am hiểu khách hàng, am hiểu lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh, môi trường mà khách hàng sống. Họ phải có khả năng dự báo các vấn đề liên quan tới người vay, quan tâm thích đáng tới chu kì kinh doanh của người vay…. Như vậy, họ cần phải được đào tạo và tự đào tạo kỹ lưỡng, liên tục và toàn diện. Khi cán bộ Tín dụng cho vay đối với khách hàng mà họ chưa đủ trình độ để hiểu kỹ lưỡng thì rủi ro ln bên cạnh. Thực tế tại ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế thì số cán bộ tín dụng của chi nhánh còn thiếu và chi nhánh cũng chưa chú trọng công tác đào tạo cho cán bộ tín dụng dẫn đễn thiếu kỹ năng và năng lực làm việc. Đi kèm đó là đạo đức nghề nghiệp của Cán bộ Tín dụng cũng là một trong những yếu tố làm tăng các khoản nợ xấu của chi nhánh ngân hàng. Cán bộ Tín dụng là người xem xét, thẩm định, đánh giá trực tiếp các phương án, dự án của doanh nghiệp, tại Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn cịn tình trạng cán bộ Tín dụng cố tình làm sai quy định, quy trình cho vay của ngân hàng dẫn đến tham ô để mưu lợi riêng làm tổn hại đến lợi ích của ngân hàng và ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của chi nhánh trong thời gian qua.
b. Các tiêu chí về phía khách hàng
- Vốn tự có của khách hàng
Tình trạng khách hàng nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thì rất phức tạp, do hiện nay thanh tốn trả góp khi mua hàng, ngân hàng trụ điện đang được phát triển rầm rộ, người dân dễ tiếp cận mặc dù lãi suất rất cao, dẫn tới vay chồng chéo nhiều ngân hàng, khơng xác định được nguồn vốn tự có của mình dễ lâm vào khả năng mất thanh khoản ảnh hưởng tới ngân hàng. Đây là yếu tố ngân hàng dễ bị nợ xấu trong thời gian qua, Ban giám đốc ln chỉ đạo nhân viên tín dụng qn triệt thu thập thông tin khách hàng kĩ lưỡng
trước khi cho vay, sau khi cho vay xảy ra thì đơn đốc khách hàng thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ. Đối với khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế thì tài chính của nhiều doanh nghiệp khơng minh bạch gây ra khó khăn trong việc thẩm định, đánh giá doanh nghiệp dẫn đến khó khăn trong mở rộng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Năng lực quản lý
Trình độ người dân trên địa bàn Thừa Thiên Huế vẫn còn nhiều thấp trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, yếu kém trong quản lý, chủ định lừa đảo cán bộ ngân hàng, chây ì… cũng là nguyên nhân làm gia tăng nợ xấu, ảnh hưởng tín dụng ngân hàng. Rất nhiều người vay sẵn sàng mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao. Để đạt được mục đích của mình, họ sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn ứng phó với ngân hàng như cung cấp thông tin sai lệch, mua chuộc. Đối với khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế thì tài chính của nhiều doanh nghiệp khơng minh bạch gây ra khó khăn trong việc thẩm định, đánh giá doanh nghiệp dẫn đến khó khăn trong mở rộng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Mục đích sử dụng vốn của khách hàng
Trên địa bàn Thừa Thiên Huế, nhiều người vay đã khơng tính tốn kỹ lưỡng hoặc khơng có khả năng tính tốn kỹ lưỡng những bất trắc có thể xảy ra về việc sử dụng vốn sai mục đích, khơng có khả năng thích ứng và khắc phục