Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thừa thiên huế (Trang 43 - 49)

Vietcombank Việt Nam

Vietcombank là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam và có kết quả hoạt động kinh doanh tốt và rất ổn định qua nhiều năm, chất lượng tín dụng khá tốt, tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức thấp; là ngân hàng đi đầu xây dựng một hệ thống quản trị ngân hàng hiện đại. Năm 2020, VCB có tổng tài sản đạt 1.326.230 tỷ đồng, tăng 8,5% so năm 2019; Huy động vốn đạt 1.032.113 tỷ đồng, tăng 11,1% so năm 2019; Dư nợ cho vay đạt 839.788 tỷ đồng, tăng 14,3% so năm 2019; Nợ xấu chiếm tỷ lệ 5,5% trên tổng dư nợ. Là ngân hàng thương mại có tỷ lệ nợ xấu khá thấp trong toàn hệ thống các NHTM Việt Nam. Đạt được kết quả trên do VCB đã đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản trị điều hành như:

- Ban hành sổ tay tín dụng

Sổ tay tín dụng là cuốn cẩm nang hệ thống và tổng hợp các quy định chung, các bước cơ bản mà mỗi cán bộ tín dụng cần thực hiện trong quy trình tác nghiệp. Sổ tay tín dụng được xây dựng với mục đích trở thành công cụ hỗ trợ quan trọng cho mỗi cán bộ tín dụng tra cứu để thực hiện phần hành cơng việc của mình một cách nhuần nhuyễn.

- Xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát vốn vay

Các nhân viên phòng nghiệp vụ trực tiếp giải quyết và quản lý hồ sơ các khoản vay có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay, việc trả nợ, kiểm tra tình hình tài sản đảm bảo của khách hàng để hạn chế các rủi ro nhằm đảm bảo an toàn vốn vay. Đánh giá

mức độ tín nhiệm và phân loại khách hàng, kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm để đảm bảo hoạt động tín dụng ln an tồn, hiệu quả.

- Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VCB được xây dựng cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để tiến hành chấm điểm, xếp loại khách hàng từ đó xây dựng các chính sách khách hàng phù hợp với từng nhóm khách hàng. Mục tiêu của chính sách khách hàng nhằm tăng cường quan hệ, có chính sách ưu tiên về lãi suất, phí, điều kiện tài sản đảm bảo với các nhóm khách hàng xếp hạng cao và ngược lại, hạn chế quan hệ tín dụng, tăng cường các biện pháp đảm bảo với các nhóm khách hàng xếp hạng thấp hơn.

- Xây dựng công tác điều hành kinh doanh

Bên cạnh việc linh hoạt đưa ra các giải pháp kinh doanh hiệu quả, đổi mới tồn diện cơng tác thu hồi và xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, VCB còn nắm bắt chia sẻ các cơ hội hợp tác kinh doanh với khách hàng.

- Xây dựng công tác quản trị hệ thống

Xúc tiến triển khai các dự án nâng cao năng lực hoạt động, hoàn thiện các quy chế, quy trình nội bộ phù hợp với hoạt động thực tiễn VCB đã đẩy mạnh công tác tổ chức và phát triển màng lưới để mở rộng hoạt động kinh doanh.

Từ việc nâng cao chất lượng tín dụng của VCB chúng ta thấy rằng: để chất lượng tín dụng được nâng cao thì địi hỏi các ngân hàng thương mại phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, thực hiện chính sách khách hàng và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, tổ chức quản trị điều hành và quản trị rủi ro là những giải pháp quan trọng nhất.

1.3.4. Bài học rút ra cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế

- Từ kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng trong và ngoài nước, Agribank nói chung, Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng cần phải đặc biệt quan tâm đến các vấn đề trong nâng cao chất lượng tín dụng hiện nay như sau:

Thứ nhất, vấn đề quản trị của Agribank cần phải thay đổi, phải có giải pháp định hướng như: hoàn thiện các quy định về quản trị ngân hàng (chuẩn hóa văn bản nội bộ, quy trình xét duyệt thẩm định, đơn giản thủ tục vay vốn,…), cơ cấu lại mơ hình tổ chức ngân hàng, nâng cao năng lực quản trị nội bộ,… để nâng cao năng lực cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trong nước, các ngân hàng trong khu vực và các ngân hàng ngoại “đổ bộ” vào Việt Nam.

Thứ hai, chú trọng và tăng cường công tác thông tin, sàng lọc và cập nhật, tổng hợp những thông tin đáng tin cậy (tránh tình trạng như hiện nay việc thu thập thông tin vừa thừa, vừa thiếu), qua đó sẽ phân tích, đánh giá được tình hình kinh doanh, tình hình tài sản của khoản vay, giúp cho ngân hàng tìm được những khách hàng tiềm năng, triển vọng hay phòng ngừa được những khoản vay có rủi ro cao.

Thứ ba, Agribank cần phải thay đổi mơ hình quản lý rủi ro tín dụng theo hướng mà các ngân hàng điển hình ở trên đã vận dụng đạt hiệu quả cao như: chuyển đổi mơ hình quản lý theo chiều ngang sang mơ hình quản lý theo chiều dọc; phân tách bộ phận tín dụng thành nhiều bộ phận nghiệp vụ tách bạch nhau như bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận quản lý rủi ro tín dụng, bộ phận tác nghiệp; đồng thời phải hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng từ Hội sở cho đến chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.

Thứ tư, vấn đề đảm bảo an tồn hoạt động tín dụng cho Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế là hết sức quan trọng, phải đặt lên mục tiêu hàng đầu.

Thứ năm, Agribank hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ riêng phục vụ cho từng đối tượng khách hàng sao cho việc ứng dụng hệ thống xếp hạng tín dụng này vào các thơng tin tín dụng đã thu thập được thì cấp quản trị sẽ đánh giá được chất lượng tín dụng, từ đó quản lý chất lượng tín dụng hiệu quả và an tồn.

Thứ sáu, Agribank nói chung, Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế cần có sự chọn lọc trong cho vay, tránh cho vay tràn lan, tăng trưởng tín dụng khơng theo “kiểu bong bóng”, đặc biệt chú trọng cơng tác thẩm định ban đầu và giám sát các khoản nợ chặt chẽ trong quá trình sử dụng vốn vay để hạn chế tối đa chi phí trích lập dự phịng rủi ro tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất các khoản nợ có khả năng mất vốn. Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế có thể áp dụng quy trình cho vay như các NHTM Thái Lan theo trình tự: Tiếp xúc khách hàng, phân tích tín dụng, thẩm định tín dụng, đánh giá rủi ro tín dụng, quyết định cho vay, thủ tục giấy tờ hợp đồng, giải ngân, đánh giá chất lượng, xem lại khoản vay.

Thứ bảy, Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế phải tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính ngun tắc trong tín dụng, tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng được ngân hàng cấp trên thơng báo, tn thủ các quy định về giám sát khoản vay (trước, trong và sau khi vay vốn).

Thứ tám, Agribank cần phải thành lập bộ phận định giá tài sản đảm bảo riêng biệt để tránh tình trạng cán bộ ngân hàng chƣa có kiến thức chuyên sâu với nhiều lĩnh vực làm cho việc định giá sai lệch giá trị tài sản bảo đảm.

Tuy nhiên, một NHTM nói chung hay Agribank nói riêng, khi xây dựng mơ hình quản lý rủi ro tín dụng mới sẽ gặp nhiều trở ngại nhưng những ưu điểm của mơ hình mới này mang lại là khơng thể phủ nhận. Bởi vì, đã thực

hiện sự tách bạch giữa bộ phận tiếp thị, tiếp xúc khách hàng và bộ phận thẩm định sẽ giúp cho các quyết định cho vay mang tính khách quan hơn, và đồng thời cũng như nhờ sự chun mơn hóa sâu hơn theo chức năng mà việc thực hiện phân tích và phản biện tín dụng sâu sắc và chính xác hơn, giúp nhận dạng các rủi ro tiềm năng và có các biện pháp phịng ngừa thích hợp… Cộng với sự giám sát của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng đối với bộ phận quan hệ khách hàng trong quá trình thực hiện các quyết định cấp tín dụng đã tạo nên cơ chế kiểm tra và giám sát liên tục, song song rất chặt chẽ trong quá trình cho vay, phát hiện và giảm thiểu được những rủi ro sau khi cho vay mà không cần đến bộ phận kiểm tra nội bộ phát hiện rủi ro, vì cơ chế kiểm tra kiểm sốt nội bộ của Agribank hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, việc hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng, việc tuân thủ nghiêm các nguyên tắc tín dụng, tuân thủ quyền phán quyết tín dụng, quy trình kiểm sốt nội bộ hay thành lập bộ phận định giá riêng biệt sẽ giúp Agribank nói chung, Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng quản trị tốt rủi ro tín dụng, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, tác giả hệ thống lý thuyết về tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng NHTM bao gồm các khái niệm về tín dụng, phân loại tín dụng ngân hàng, các hình thức tín dụng ngân hàng, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng bao gồm các chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng bao gồm nhân tố về môi trường hoạt động, nhân tố thuộc về khách hàng và nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng. Nội dung chương 1 sẽ làm cơ sở cho q trình phân tích chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế ở chương tiếp theo.

Chương 2:

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

CHI NHÁNH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thừa thiên huế (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)