Trách nhiệm đăng ký khai sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền khai sinh theo pháp luật việt nam (Trang 28 - 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Trách nhiệm đăng ký khai sinh

Khi sinh ra, trẻ em có quyền đƣợc đăng ký khai sinh. Nhƣng do còn non nớt về thể chất, tinh thần và trí tuệ, chƣa thể tự mình thực hiện quyền, nên pháp luật có các quy định ràng buộc trách nhiệm của ngƣời thân thích khác và cơ quan nhà nƣớc trong việc bảo đảm thực thi quyền khai sinh của trẻ em. Luật Hộ tịch quy định trách nhiệm của hai nhóm đối tƣợng phải đăng ký khai sinh cho trẻ em. Thứ nhất, cha mẹ, ngƣời thân thích khác (người có trách

nhiệm đi đăng ký khai sinh cho trẻ em) và thứ hai, công chức tƣ pháp – hộ tịch (người có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký khai sinh

cho trẻ em).

1.3.1. Đối với nhóm thứ nhất (cha mẹ, người thân thích khác)

Luật quy định trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trƣờng hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ơng hoặc bà hoặc ngƣời thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang ni dƣỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em [16]. Theo đó, ngƣời có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em trƣớc hết là cha, mẹ của trẻ em. Trƣờng hợp cha, mẹ vì lý do khách quan, “bất khả kháng” không thể đi đăng ký khai sinh cho con đƣợc thì ơng hoặc bà (bao gồm cả ơng bà nội, ơng bà ngoại) có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh cho cháu; nếu ông bà cũng không thể đi đƣợc, thì ngƣời thân thích khác có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Đối với trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chƣa xác định đƣợc cha mẹ thì cá nhân, tổ chức đang ni dƣỡng trẻ em có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh cho trẻ em đó.

Ngƣời có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh nêu trên phải cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời các nội dung khai sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch, gồm: thông tin của ngƣời đƣợc đăng ký khai sinh (họ, chữ đệm, tên; giới

tin về cha, mẹ ngƣời đƣợc đăng ký khai sinh (họ, chữ đệm, tên; năm sinh; dân

tộc; quốc tịch; nơi cư trú). Nếu không phải cha mẹ đi khai sinh cho con, thì ngƣời đi khai sinh phải thống nhất với cha mẹ của trẻ về những nội dung khai sinh và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về nội dung này theo cam đoan trong Tờ khai đăng ký khai sinh [8].

1.3.2. Đối với nhóm thứ hai (cơng chức làm cơng tác hộ tịch)

Luật Hộ tịch quy định tại Ủy ban nhân dân cấp xã công chức tƣ pháp – hộ tịch có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký khai sinh cho trẻ em, thƣờng xuyên kiểm tra, đôn đốc việc khai sinh cho trẻ trên địa bàn trong thời hạn quy định và thực hiện đăng ký khai sinh lƣu động khi có yêu cầu theo quy định. Theo đó, cơng chức tƣ pháp – hộ tịch phải hồn tồn chủ động, tích cực tham mƣu cho Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã trong đăng ký và quản lý hộ tich, chấp hành mọi quy định pháp luật về tiêu chuẩn, điều kiện của ngƣời làm công tác hộ tịch, nghiêm túc thực hiện đúng trình tự, thủ tục đăng ký đối với mỗi loại việc hộ tịch và chịu trách nhiệm trƣớc Lãnh đạo Ủy ban nhân dân đối với công tác hộ tịch tại địa bàn [27].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền khai sinh theo pháp luật việt nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)