Trình tự, thủ tục thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền khai sinh theo pháp luật việt nam (Trang 47 - 58)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát pháp luật về quyền khai sinh

2.1.3. Trình tự, thủ tục thực hiện

Theo quy định tại Điều 16 Luật Hộ tịch năm 2014 để nộp khi đăng ký khai sinh chỉ cần tờ khai và chứng sinh hoặc các giấy tờ tƣơng đƣơng tuy nhiên ngƣời đăng ký khai sinh sẽ cần chuẩn bị thêm một số giấy tờ để chứng minh quan hệ với ngƣời đƣợc khai sinh nhƣ dƣới đây:

Giấy tờ phải xuất trình khi làm Giấy khai sinh

- Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cƣớc công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thơng tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, cịn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của ngƣời có yêu cầu đăng ký khai sinh;

- Giấy tờ chứng minh nơi cƣ trú để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh; trƣờng hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hơn thì phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hơn (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cƣ và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chƣa đƣợc xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc). Trƣờng hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bƣu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.

Giấy tờ phải nộp khi làm Giấy khai sinh

- Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu (Theo mẫu số 1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thơng tƣ số 04/2020/TT-BTP).

- Bản chính Giấy chứng sinh; trƣờng hợp khơng có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của ngƣời làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu khơng có ngƣời làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.

- Trƣờng hợp trẻ em bị bỏ rơi thì phải có biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập.

- Trƣờng hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ.

- Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trƣờng hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh.

Thời hạn đăng ký khai sinh

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trƣờng hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ơng hoặc bà hoặc ngƣời thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang ni dƣỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Mức phạt khi đăng ký khai sinh muộn, quá hạn

Mức phạt đăng ký muộn, đăng ký chậm giấy khai sinh đƣợc quy định tại Nghị định số 110/2013/NĐ-CP trong Điều 27 ghi rõ: “Cảnh cáo đối với

người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em mà không thực hiện việc đăng ký đúng thời hạn quy định”.

Tuy nhiên, Nghị định số 82/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/09/2020 đã bỏ quy định phạt cảnh cáo khi đăng ký khai sinh muộn. Do vậy, kể từ ngày Nghị định số 82/2020/NĐ-CP có hiệu lực việc đăng ký khai sinh có thể thực hiện bất cứ thời điểm nào.

* Đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú

Hồ sơ đăng ký khai sinh bao gồm: Giấy chứng sinh; nếu trẻ sinh ra ngoài cơ sở y tế thì giấy chứng sinh đƣợc thay bằng văn bản xác nhận của ngƣời làm chứng (ngƣời làm chứng phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và biết rõ sự việc làm chứng; ngƣời làm chứng phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về tính xác thực mà mình làm chứng); trong trƣờng hợp khơng có ngƣời làm chứng thì ngƣời đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về sự việc sinh là có thực; bản sao hộ khẩu của ngƣời mẹ, bản sao chứng minh nhân dân của ngƣời đi làm giấy khai sinh; tờ khai đăng ký nhận con nếu có ngƣời nhận là cha của trẻ tại thời điểm đi đăng ký khai sinh là có thực; giấy tờ chứng minh về quan hệ cha, con.

Đối với cách ghi trong giấy khai sinh, nếu khơng xác định đƣợc ngƣời cha thì phần ghi về ngƣời cha trong giấy khai sinh và sổ đăng ký khai sinh đƣợc để trống.

Trong trƣờng hợp vào thời điểm đăng ký khai sinh có ngƣời nhận con thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con với việc đăng ký khai sinh. Việc tiến hành cùng một thời điểm đồng thời hai thủ tục đăng ký khai sinh và đăng ký việc nhận cha mẹ cho con đƣợc quy định tại Điều 15 mục III Thông tƣ số 04/2020/TT-BTP. Theo quy định tại điều này thì việc ngƣời cha khi muốn khai nhận con ngoài giá thú trong trƣờng hợp ngƣời mẹ để con lại cho ngƣời cha và bỏ đi khơng xác định đƣợc địa chỉ thì khơng cần phải có ý kiến của ngƣời mẹ. Khoản 3 Điều 16 mục III Thông tƣ số 04/2020/TT-BTP còn quy định việc không phải làm thủ tục nhận con trong trƣờng hợp con sinh ra trƣớc ngày cha, mẹ đăng ký kết hơn và đƣợc cha, mẹ thừa nhận thì tên của ngƣời cha sẽ đƣợc ghi ngay trong giấy khai sinh và sổ đăng ký khai sinh của ngƣời con.

* Đăng ký khai sinh quá hạn

Việc đăng ký khai sinh quá hạn cho ngƣời đã thành niên hoặc chƣa thành niên nhƣng đã có hồ sơ giấy tờ cá nhân nhƣ: sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân, học bạ, bằng tốt nghiệp, lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên. Việc thực hiện đăng ký khai sinh cho đối tƣợng này đƣợc thực hiện nhƣ sau: với trƣờng hợp trong các hồ sơ, giấy tờ đã có sự thống nhất về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh, dân tộc, quốc tịch, quê qn thì đăng ký theo đúng nội dung đó.

Trƣờng hợp các hồ sơ, giấy tờ đã khơng thống nhất thì đăng ký theo hồ sơ, giấy tờ đƣợc lập đầu tiên.

Ở đây tồn tại nhóm trẻ có hồn cảnh khó khăn nhƣ: đang sống cùng cha mẹ trong các trại giam do ngƣời mẹ vi phạm pháp luật mà không đủ điều kiện để đƣợc tại ngoại và theo mẹ vào trại giam khi chƣa đƣợc đăng ký khai sinh, trƣờng hợp này khơng có giấy chứng sinh, khơng có giấy chứng nhận kết hơn của cha mẹ, khơng có nơi cƣ trú nhất định của cha, mẹ khơng có ngƣời làm chứng, mặc dù trƣờng hợp này rất ít xảy ra nhƣng nếu gặp thì để giải quyết

cán bộ tƣ pháp hộ tịch gặp rất nhiều khó khăn do vậy, cần có văn bản hƣớng dẫn chung và tiếp tục hoàn thiện pháp luật để kịp thời giải quyết. Ngồi ra cịn trƣờng hợp đăng ký khai sinh quá hạn cho ngƣời đã thành niên có cha mẹ đã chết khơng cịn giấy chứng sinh, cha mẹ khơng đăng ký kết hơn và khơng cịn loại giấy tờ liên quan nào để chứng minh. Do thiếu thủ tục mà cơ quan đăng ký hộ tịch buộc phải từ chối không thực hiện việc đăng ký và việc không thực hiện việc đăng ký sự kiện khai sinh sẽ ảnh hƣởng đến quyền và nghĩa vụ của công dân, vi phạm quyền cơ bản của công dân. Do vậy cũng cần quy định ràng buộc trách nhiệm của công dân và tự chịu trách nhiệm đối với các thơng tin mà mình cung cấp.

Thực tế tại cơ sở tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh cho thấy một số trƣờng hợp đăng ký khai sinh quá hạn có nguyên nhân từ:

Công dân (cha, mẹ) của ngƣời đƣợc đăng ký khai sinh ở các tỉnh khác chƣa có hộ khẩu thƣờng trú, khi sinh con ra chƣa đăng ký khai sinh cho con ngay, chờ nhập hộ khẩu thƣờng trú xong mới đăng ký khai sinh cho con dẫn đến có nhiều trƣờng hợp đăng ký khai sinh q hạn. Ngồi ra có một số cặp vợ chồng sinh con một bề và nhất là sinh con gái do không đúng nguyện vọng nên việc đăng ký khai sinh chƣa đƣợc quan tâm đúng mức cũng dẫn đến việc đăng ký khai sinh quá hạn. Còn một số lý do khác nhƣ nhận thức của ngƣời dân còn hạn chế, chƣa coi trọng việc khai sinh cho trẻ vì nghĩ rằng trẻ nhỏ chƣa cần đến giấy khai sinh hoặc sợ thủ tục rƣờm rà.

Suốt một thời gian dài chế tài cụ thể xử lý vi phạm hộ tịch hầu nhƣ khơng có cho đến khi Nhà nƣớc ban hành Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hơn nhân và Gia đình nay là Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tƣ pháp; hành chính tƣ pháp; hơn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Đối với

những trƣờng hợp đăng ký quá hạn cần đẩy manh công tác tuyên truyền các quy định về đăng ký hộ tịch, trong đó có việc đăng ký khai sinh đúng hạn. Đồng thời đối với các trƣờng hợp đăng ký khai sinh quá hạn cần phải xử lý hành chính theo Nghị định số 82/20202/NĐ-CP ngày 15/07/2020 của Chính phủ; vừa là tuyên truyền, vừa là xử lý để công dân biết tuyên truyền cho ngƣời khác. Tuy nhiên, trên thực tế việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hộ tịch kém hiệu quả, mức xử phạt chƣa có sức răn đe, có nhiều nguyên nhân, trong đó có việc cho rằng vì điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí và ý thức của cán bộ thực hiện cịn hạn chế cịn xem nặng tình cảm nên còn bỏ qua những thủ tục bắt buộc, quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hộ tịch rất ít đƣợc ban hành.

Hơn nữa thực tế cho thấy, cán bộ làm công tác hộ tịch là ngƣời trực tiếp tiếp nhận và tham mƣu giải quyết hồ sơ nhƣng gần nhƣ khơng có quyền hạn và trách nhiệm gì. Trong khi đó ngƣời đại diện cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết lại khơng có điều kiện và không thể tiếp xúc trực tiếp từng đối tƣợng để tìm hiểu về nguyện vọng, ý chí của ngƣời có liên quan nên việc giải quyết các vấn đề về khai sinh chỉ trên cơ sở kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của hồ sơ. Nghị định số 123/2015/NĐ-CP đã phần nào quy định quyền hạn của cán bộ làm công tác hộ tịch, mặc dù chƣa đƣợc rõ nét vì chỉ quy định trong một điều (Khoản 1 Điều 9: “Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp các

giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”). Quy định này không chỉ nhằm tạo thuận lợi cho ngƣời dân khi có yêu cầu đăng ký hộ tịch trong đó có đăng ký khai sinh, mà cịn đề cao trách nhiệm cá nhân của cán bộ làm công tác hộ tịch. Tuy nhiên quy định này cũng chỉ dừng lại ở việc xác định quyền của cán bộ còn trách nhiệm chƣa đƣợc đặt ra. Thẩm quyền ký các giấy tờ về

khai sinh và chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của nó cũng lại thuộc về Thủ trƣởng đơn vị. Việc giải quyết các yêu cầu về đăng ký khai sinh có đặc thù riêng, bởi nó khơng phải chỉ kiểm tra về tính hợp pháp và chính xác của các loại giấy tờ theo quy định là đủ, còn phụ thuộc vào khả năng đánh giá của ngƣời trực tiếp giải quyết hồ sơ.

* Khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi

- Trách nhiệm khi phát hiện trẻ bị bỏ rơi

Trách nhiệm của ngƣời phát hiện trẻ bị bỏ rơi đƣợc quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 14 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP hƣớng dẫn thi hành Luật Hộ tịch 2014. Theo đó, khi phát hiện trẻ bị bỏ rơi thì ngƣời phát hiện có trách nhiệm bảo vệ bé và thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền gần nhất. Chi tiết nhƣ sau:

“Điều 14. Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi

1. Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thơng báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thơng báo”.

- Thủ tục khi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi

Cũng theo điều, khoản nói trên, sau khi tiếp nhận tin báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trƣởng cơng an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dƣỡng theo quy định pháp luật.

Biên bản đƣợc lập thành hai bản, một bản lƣu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dƣỡng trẻ. Nội dung của biên bản phải chứa đựng các nội dung sau đây: thời gian, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; đặc điểm nhận dạng nhƣ giới tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe; tài sản hoặc đồ vật khác của trẻ, nếu có; họ, tên, giấy tờ chứng minh nhân thân; nơi cƣ trú của ngƣời phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Biên bản phải đƣợc ngƣời lập, ngƣời phát hiện trẻ bị bỏ rơi, ngƣời làm chứng (nếu có) ký tên và đóng dấu xác nhận của cơ quan lập.

Sau khi lập biên bản, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi.

- Kết luận

Kết luận, ngƣời phát hiện trẻ bị bỏ rơi phải có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thơng báo tới cơ quan có thẩm quyền và đƣợc đề nghị tạm thời ni dƣỡng trẻ.

Cơ quan có thẩm quyền khi tiếp nhận thơng báo phải có trách nhiệm tiếp nhận trẻ, lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi, niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan trong 7 ngày, kể từ ngày trẻ bị bỏ rơi và có trách nhiệm giao bé cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tạm thời nuôi dƣỡng bé.

- Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi

Cũng theo quy định tại Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi sẽ đƣợc thực hiện nhƣ sau:

a. Trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi

Hết thời hạn niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thơng báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đang tạm thời nuôi dƣỡng trẻ để đi đăng ký khai sinh cho trẻ.

Nhƣ vậy, ngƣời đang nuôi dƣỡng trẻ bị bỏ rơi là ngƣời có trách nhiệm phải đi đăng ký khai sinh cho trẻ khi nhận đƣợc thơng báo từ cơ quan có thẩm quyền.

b. Thủ tục đăng ký khai sinh

Ngƣời đang nuôi dƣỡng trẻ cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

Giấy tờ cần chuẩn bị

1. Tờ khai đăng ký khai sinh

2. Biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi 3. Giấy tờ tùy thân

4. Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nếu ngƣời đang nuôi dƣỡng trẻ là cơ quan, tổ chức.

Trình tự thực hiện

Ngƣời đi đăng ký khai sinh nộp giấy tờ đã chuẩn bị cho công chức tƣ pháp – hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có thơng báo về việc đăng ký khai sinh cho trẻ.

Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tƣ pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cƣ để lấy Số định danh cá nhân.

Công chức tƣ pháp – hộ tịch và ngƣời đi đăng ký khai sinh cùng ký tên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền khai sinh theo pháp luật việt nam (Trang 47 - 58)