Quy định của pháp luật hiện hành về khai sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền khai sinh theo pháp luật việt nam (Trang 41 - 45)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát pháp luật về quyền khai sinh

2.1.1. Quy định của pháp luật hiện hành về khai sinh

Khai sinh là hành vi pháp lý của cha mẹ và ngƣời đại diện cho chính quyền xác nhận sự kiện sinh ra một công dân mới cho Nhà nƣớc. Một trẻ em ra đời chỉ trở thành một chủ thể pháp luật, có đƣợc tƣ cách cơng dân của một quốc gia để tham gia vào các quan hệ pháp luật phát sinh ngay sau đó khi mà trẻ em ấy đƣợc cha mẹ hoặc ngƣời thân nhƣ ông bà, anh chị, ngƣời đang ni dƣỡng của mình thực hiện việc đăng ký khai sinh trƣớc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Thơng qua hành vi đăng ký khai sinh, hàng loạt các quyền nhân thân cơ bản của đứa trẻ đó đã đƣợc thực hiện. Kể từ thời điểm đƣợc đăng ký khai sinh đó, đứa trẻ từ một con ngƣời tự nhiên chính thức trở thành một chủ thể pháp luật, một công dân nằm trong sự bảo hộ của pháp luật với mối quan hệ qua lại về quyền và nghĩa vụ cơng dân giữa cá nhân đó với Nhà nƣớc.

Chính vì vậy, Điều 7 Cơng ƣớc về quyền trẻ em đã khẳng định rằng: “Trẻ em phải đƣợc đăng ký khai sinh ngay lập tức sau khi sinh ra và có quyền ngay từ khi ra đời, có họ tên, có quốc tịch và trong chừng mực có thể có quyền biết cha mẹ mình và đƣợc cha mẹ mình chăm sóc”. Các dữ liệu trong giấy khai sinh là sự khẳng định có giá trị pháp lý về đặc điểm nhân thân của mỗi ngƣời, thể hiện vị trí hợp pháp của cá nhân đó trong xã hội. Thơng qua giấy khai sinh các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thể đánh giá một cá nhân có khả năng, điều kiện để tham gia vào các quan hệ pháp luật nhất định hay không.

Phù hợp với quy định của Công ƣớc, tại Điều 30 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định: “Cá nhân từ khi sinh ra có quyền đƣợc khai sinh”. Quyền

đƣợc khai sinh còn đƣợc quy định trong Luật Trẻ em năm 2016 tại Điều 13: “Trẻ em có quyền đƣợc khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; đƣợc xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật”.

Trong tất cả các loại giấy tờ hộ tịch thì Giấy khai sinh có vị trí quan trọng đặc biệt. Giấy khai sinh là một chứng thƣ pháp lý đầu tiên mà cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp cho ngƣời đƣợc khai sinh sau khi đã xác nhận và ghi vào sổ đăng ký sự kiện đƣợc sinh ra của một cá nhân, nội dung Giấy khai sinh xác định những thông tin về bản thân ngƣời đƣợc đăng ký khai sinh nhƣ họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; nơi sinh và thông tin về cha, mẹ của ngƣời đƣợc đăng ký khai sinh. Giấy khai sinh đƣợc ví nhƣ “giấy thơng hành” vào đời, nó gắn liền với mỗi cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết đi. Giấy khai sinh đƣợc cấp cho ngƣời nào thì ngƣời đó sử dụng, không thể thực hiện các giao dịch dân sự đối với Giấy khai sinh, nhƣ cho mƣợn hay trao đổi.

Giấy khai sinh là một loại giấy tờ hộ tịch nên Giấy khai sinh vừa có giá trị pháp lý của một loại giấy tờ hộ tịch và có giá trị pháp lý riêng của nó. Lần đầu tiên pháp luật về hộ tịch quy định về hộ tịch và đăng ký hộ tịch, cụ thể cho thấy hộ tịch là những sự kiện đƣợc xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết. Nhƣ vậy, giấy tờ hộ tịch có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cá nhân, nó gắn liền suốt đời của mỗi ngƣời từ khi sinh ra đến khi mất đi. Trong các loại giấy tờ hộ tịch “Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của ngƣời đó”.

Từ giá trị pháp lý của Giấy khai sinh thấy đƣợc mối quan hệ Giấy khai sinh và các hồ sơ, giấy tờ khác của cá nhân là mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân nhƣ văn bằng, chứng chỉ, hộ khẩu, chứng minh nhân dân có nội dung ghi về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê

quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của ngƣời đó. Liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc khác, Giấy khai sinh là loại giấy tờ phải nộp hay xuất trình khi thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan, căn cứ vào nội dung Giấy khai sinh các cơ quan nhà nƣớc thực hiện các thủ tục hành chính cho cơng dân. Có thể thấy đƣợc mối quan hệ Giấy khai sinh và các hồ sơ, giấy tờ khác trong các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc khác nhau nhƣ trong lĩnh vực đăng ký thƣờng trú, trẻ em đăng ký thƣờng trú theo quy định tại Điều 13 Luật Cƣ trú, khi đăng ký thƣờng trú phải có giấy khai sinh. Trong lĩnh vực giáo dục, trẻ em khi nộp hồ sơ nhập học vào lớp một phải nộp Giấy khai sinh; Giấy khai sinh là căn cứ ghi thông tin vào các văn bằng, chứng chỉ. Trong lĩnh vực đăng ký hộ tịch, trong trƣờng hợp ủy quyền đăng ký hộ tịch Giấy khai sinh là giấy tờ xuất trình đối với trƣờng hợp nếu ngƣời đƣợc ủy quyền đăng ký hộ tịch là ông, bà, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột của ngƣời ủy quyền, thì văn bản ủy quyền khơng phải cơng chứng, chứng thực, nhƣng phải xuất trình Giấy khai sinh chứng minh quan hệ cha, mẹ, con hay anh chị em ruột. Đây chỉ là một vài ví dụ điển hình để thấy đƣợc mối quan hệ Giấy khai sinh và các hồ sơ, giấy tờ khác của cá nhân.

Ngoài việc Giấy khai sinh khơng chỉ có ý nghĩa pháp lý đối với mỗi cá nhân mà cịn liên quan họ tộc của ngƣời đó về mối quan hệ ơng bà, cha mẹ, cô chú bác, anh chị em. Giấy khai sinh còn là cơ sở chứng minh cho mỗi cá nhân trong việc đƣợc hƣởng quyền thừa kế di sản và các quyền sở hữu khác.

Thực tế cho thấy khơng ít trƣờng hợp việc khơng có giấy khai sinh lại là lý do đẩy ngƣời dân vào sự bế tắc vì khơng thể tham gia vào quan hệ pháp luật mà họ mong muốn. Ngồi ra, cịn nhiều trƣờng hợp các dữ liệu nhƣ họ tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh của một cá nhân không thống nhất giữa các hồ sơ tài liệu với Giấy khai sinh thì cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hồ sơ, tài liệu đó phải căn cứ vào Giấy khai sinh để điều chỉnh cho thống nhất. Tuy nhiên, không phải giấy khai sinh nào cũng là căn cứ để điều chỉnh mà

phải là giấy khai sinh đƣợc đăng ký hợp pháp. Giấy khai sinh đƣợc đăng ký hợp pháp là giấy khai sinh đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đăng ký theo đúng trình tự thủ tục của pháp luật về đăng ký hộ tịch đƣợc áp dụng theo thời gian có hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật sau: Nghị định số 764/TTG ngày 08/05/1956 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Bản điều lệ đăng ký hộ tịch; Nghị định số 04/CP ngày 16/01/1961 của Hội đồng Chính phủ ban hành Bản Điều lệ đăng ký hộ tịch; Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch; Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch; Nghị định số 06/2012/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về hộ tịch, hơn nhân và gia đình và chứng thực ngày 02/02/2012 và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch. Trải qua từng giai đoạn lịch sử thì quy định của pháp luật đối với việc thực hiện quyền khai sinh lại có sự thay đổi, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển chung của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ đảm bảo quyền của mỗi cá nhân.

Với ý nghĩa nhƣ vậy, việc Nhà nƣớc tổ chức quản lý, đăng ký khai sinh chính là sự bảo hộ đối với việc thực hiện các quyền con ngƣời. Điều này chỉ có trong các xã hội dân chủ, khi mà giá trị quyền con ngƣời đƣợc Nhà nƣớc tơn trọng và có trách nhiệm bảo hộ. Nhìn vào lịch sử có thể thấy, các triều đại phong kiến Việt Nam không tổ chức quản lý khai sinh vì mối quan hệ giữa vua với các thần dân của mình là mối quan hệ một chiều, ngƣời dân chỉ có nghĩa vụ đối với triều đình, do đó, đối với Nhà nƣớc phong kiến việc tổ chức đăng ký và quản lý việc sinh không đƣợc quan tâm.

Trong tiến trình phát triển của xã hội, cách thức Nhà nƣớc tổ chức thực hiện việc bảo đảm quyền khai sinh cho công dân đƣợc coi là thƣớc đo giá trị của nền dân chủ xã hội.

Sự ra đời của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP đã quy định cụ thể hơn về thẩm quyền, trình tự, thủ tục đăng ký khai sinh so với Điều lệ đăng ký hộ tịch năm 1961, điều này không chỉ giúp cho các cơ quan đăng ký khai sinh dễ dàng thực hiện mà còn tạo thuận lợi cho ngƣời dân trong việc chuẩn bị hồ sơ và cách thức liên hệ các cơ quan có thẩm quyền để đƣợc giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh. Nghị định số 123/2015/NĐ-CP còn bỏ bớt nhiều loại giấy tờ không thực sự cần thiết trong thủ tục đăng ký khai sinh, cá nhân đƣợc quyền ủy quyền cho ngƣời khác làm thủ tục đăng ký khai sinh. Mặt khác, các quy định về thẩm quyền, các giấy tờ phải có trong hồ sơ đăng ký hộ tich, thời gian giải quyết đều đƣợc niêm yết công khai tại trụ sở các Ủy ban nhân dân xã, thị trấn giúp ngƣời dân tìm hiểu đƣợc dễ dàng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền khai sinh theo pháp luật việt nam (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)