Thực trạng quy trình đăng ký khai sinh cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền khai sinh theo pháp luật việt nam (Trang 58 - 60)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về quyền khai sinh

2.2.1. Thực trạng quy trình đăng ký khai sinh cấp xã

* Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã

Theo quy định của Luật Hộ tịch, Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho công dân Việt Nam cƣ trú trong nƣớc, đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thƣờng trú tại khu vực biên giới, cịn ngƣời kia là cơng dân của nƣớc láng giềng thƣờng trú tại khu vực biên giới với Việt Nam. [27].

- Xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh theo nơi cư trú của cha, mẹ trẻ em:

Theo quy định của Luật Hộ tịch, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cƣ trú của ngƣời cha hoặc ngƣời mẹ đều có thẩm quyền nhƣ nhau trong việc đăng ký khai sinh cho trẻ em do cha mẹ lựa chọn.

Khái niệm “nơi cƣ trú” đƣợc hiểu theo Luật Cƣ trú, bao gồm: nơi đăng ký thƣờng trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Ngƣời yêu cầu đăng ký khai sinh có quyền lựa chọn bất kỳ cơ quan nào trong số các cơ quan nêu trên để đăng ký khai sinh cho trẻ em. Đó là: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thƣờng trú của ngƣời cha, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tạm trú của ngƣời cha, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thƣờng trú của ngƣời mẹ, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tạm trú của ngƣời mẹ. Nếu cả cha, mẹ đều khơng có nơi thƣờng trú, tạm trú, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi sinh sống thực tế thực hiện đăng ký khai sinh. Quy định này đã thể hiện cải cách mạnh mẽ nhằm tạo thuận lợi tối đa cho ngƣời dân trong việc đăng ký khai sinh cho trẻ em.[23].

* Thực trạng quy trình đăng ký khai sinh cấp xã

Ngƣời đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho Ủy ban nhân dân xã – thị trấn tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả. Trƣờng hợp khơng có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của ngƣời làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu khơng có ngƣời làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trƣờng hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bỏ rơi lập; trƣờng hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.

Đồng thời ngƣời đi đăng ký khai sinh phải xuất trình các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng

ký kết hôn); giấy tờ tùy thân (gồm: hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước cơng dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thơng tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, cịn giá trị sử dụng); giấy tờ chứng minh nơi cƣ trú của cha hoặc của mẹ.

Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ nêu trên, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tƣ pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cƣ để lấy Số định danh cá nhân.

Công chức tƣ pháp – hộ tịch và ngƣời đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho ngƣời đƣợc đăng ký khai sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền khai sinh theo pháp luật việt nam (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)