Qua thực tế ở một số chi nhánh ngân hàng chính sách tại các tỉnh thành, có thể rút ra bài học kinh nghiệm như sau:
- Một là, việc thành lập Tổ TK&VV gồm các hộ gia đình sống liền canh liền cư trong cùng một thơn, khóm, làng, bản có hồn cảnh và điều kiện kinh tế gần giống nhau (hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát mới nghèo...) giúp cho các thành viên đồng cảm, dễ hòa nhập và tương trợ, chia sẽ, giúp đỡ lẫn nhau và cùng cộng đồng trách nhiệm; tổ chức khoa học, chặt chẽ, mang tính tự quản giữa các thành viên
cùng xóm, cùng làng, cơng khai, minh bạch.
- Hai là, từ việc kết nạp, bình xét cho vay theo tổ, nhóm vừa và nhỏ có tác động gắn kết, cộng đồng trách nhiệm của cá nhân. Điều đó có tác dụng tích cực khuyến khích và nâng cao trách nhiệm của trưởng nhóm (tổ trưởng), tạo ra cơ chế ràng buộc cao hơn trong mỗi nhóm, nguồn vốn truyền tải đúng hướng, đến đúng với người nghèo và khách hàng vay vốn. Thực tế cho thấy để đảm bảo thu nhập cho Ban quản lý Tổ TK&VV thì số lượng thành viên trong tổ ở mức vừa phải từ 40-60 thành viên, dư nợ quản lý trên dưới 1 t đồng, đồng thời để đảm bảo cho việc sinh hoạt, kiểm tra, kiểm soát và quản lý chặt chẽ hơn.
- Ba là, việc vay vốn của các thành viên luôn gắn với gửi tiền tiết kiệm, tiền gửi tiết kiệm của các thành viên trong Tổ TK&VV có vai trị hết sức quan trong vừa tạo lập được thói quen thực hành tiết kiệm và kế hoạch hóa các khoản chi tiêu của hộ gia đình; tích lũy được nguồn vốn để trả nợ ngân hàng; Đối với NHCSXH Việt Nam thì gửi tiết kiệm của các thành viên tạo lập bổ sung được nguồn vốn cho vay; Mức gửi tiết kiệm hàng tháng của các thành viên tuỳ thuộc vào điều kiện khả năng tài chính của từng hộ gia đình và tính tự nguyện cao của thành viên trong Tổ, đồng thời các thành viên trong tổ thống nhất tăng, giảm mức gửi hoặc quy định mức tối thiểu tùy theo từng điều kiện và thời kỳ nhất định. Khi tổ viên gặp khó khăn về tài chính thì có thể tạm dừng nộp tiết kiệm trong một thời gian, sau đó lại tiếp tục.
- Bốn là, việc sinh hoạt Tổ TK&VV định kỳ tháng/quý là một yêu cầu tất yếu trong việc tuyên truyền các chủ trương chính sách, để xem xét việc triển khai hoạt động từ vốn vay, xem xét khả năng tài chính, tình hình thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc theo định kỳ, trả lãi hàng tháng và sự đảm bảo trong các khoản vay đó. Việc tổ chức sinh hoạt định kỳ hàng tháng là phù hợp với thời gian của các thành viên đã thống nhất và xử lý các công việc phát sinh của Tổ như thơng tin về nguồn vốn, bình xét cho vay, thu lãi, thu tiền gửi tiết kiệm, kết nạp thêm thành viên mới hoặc cho ra khỏi tổ,...
Tiểu kết chƣơng 1
Chương này trình bày những vấn đề cơ sở lý luận chung về chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV tại Ngân hàng Chinh sách xã hội; kinh nghiệm của một số chi nhánh trong việc cho vay qua Tổ TK&VV. Với đặc thù NHCSXH là một định chế tài chính chuyên cung cấp dịch vụ tài chính vi mơ, cho vay món nhỏ, đối tượng cho vay là những người yếu thế trong xã hội; phương thức cho vay ủy thác bán phần qua tổ chức Chính trị -Xã hội, Ủy nhiệm thu lãi, tiết kiệm qua Tổ TK&VV, do đó Tổ TK&VV có vai trị hết sức quan trọng trong hoạt động tín dụng của NHCSXH. Bên cạnh đó, nội dung của chương cũng đề cập đến cách thức đánh giá chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV thơng qua các chỉ tiêu định tính và định lượng. Chương này cũng đã trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của tổ TK&VV như những nhân tố từ phía Ban quản lý tổ, các thành viên trong tổ và các nhân tổ về môi trường hoạt động của Tổ TK&VV.
Chƣơng 2:
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG