Sự cần thiết nâng cao chất lượng công chức trong xây dựng chính phủ số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng công chức tại văn phòng chính phủ trong bối cảnh xây dựng chính phủ số (Trang 31 - 34)

1.2. Chính phủ số và yêu cầu đặt ra đối với công chức

1.2.3. Sự cần thiết nâng cao chất lượng công chức trong xây dựng chính phủ số

chính phủ số

Sự cần thiết nâng cao chất lượng công chức trong xây dựng CPS xuất phát từ các lý do sau đây:

Một là, u cầu về tính cơng khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình

của đội ngũ cơng chức khi thi hành công vụ trong bối cảnh xây dựng CPS. Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhất là trong

lĩnh vực thông tin, truyền thông, sự phát triển của mạng xã hội, các kênh thông tin, truyền thông làm cho “thế giới phẳng hơn”, thông tin cập nhật, công khai và minh bạch hơn. Khái niệm “CPS” xuất hiện làm thay đổi chức năng và mối quan hệ giữa chính phủ với khu vực thị trường và xã hội. Theo đó, để quốc gia phát triển địi hỏi phải có một chính phủ thực sự là chính phủ phục vụ, gần dân, sát dân và hiểu dân. Sự tham gia của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội ngày càng nhiều vào công việc quản lý của nhà nước địi hỏi dịng thơng tin phải đa dạng, chính xác và nhanh nhạy, khơng thuần túy là thông tin một chiều từ chính phủ đến người dân mà phải có sự phản hồi giữa chính phủ với người dân và doanh nghiệp. Thơng tin quản lý từ các cơ quan nhà nước, đội ngũ cơng chức hành chính phải nhanh hơn, đúng lúc, đúng chỗ, đúng liều lượng. Làm tốt việc cơng tác thơng tin truyền thơng mới có thể truyền tải được thơng điệp của chính phủ tới người dân và làm cho người dân hiểu đúng, hiểu trúng vấn đề, tạo sự đồng thuận trong thực thi các quyết sách chính trị. Do đó, để xây dựng thành cơng CPS, thì một trong những yêu cầu đầu tiên là đội ngũ cơng chức hành chính phải là những người có năng lực, kỹ năng cơng nghệ, thơng tin và truyền thơng thì mới có đáp ứng quyền được tiếp cận thông tin của người dân và xã hội trong bối cảnh mọi hoạt động của chính phủ, chính quyền đều được số hóa.

Thứ hai, để xây dựng và phát triển CPS, đòi hỏi cơng chức hành chính

khơng ngừng rèn luyện nâng cao năng lực và trình độ nhằm đáp ứng sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc đã làm thay đổi nhận thức của mỗi cá nhân. Muốn tồn tại được các cá nhân phải thích ứng với sự biến đổi nhanh và không ngừng của khoa học công nghệ, nếu khơng sẽ làm chậm q trình phát triển của cá nhân và xã hội. Đối với khu vực nhà nước, việc ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật làm xuất hiện mơ hình “CPĐT”, rồi chuyển sang “CPS”. Muốn “CPS” vận hành được thì trước hết phải có “cơng chức số” và “cơng

dân số”. Nghĩa là, người dân nói chung và đội ngũ cơng chức hành chính nói riêng phải biết làm chủ công nghệ và tham gia vào q trình tương tác mới có thể vận hành và ứng dụng được thành tựu của khoa học công nghệ phục vụ cho cơng việc của mình. Việc xuất hiện loại hình “thương mại điện tử”, nhất là nên kinh tế bước vào “số hóa” là minh chứng rõ nét cho thấy tác động của công nghệ thông tin tới nhận thức và cách ứng xử của nhà nước đối với q trình phát triển của xã hội. Do đó, địi hỏi cơng chức hành chính phải tự đào tạo và nâng cao năng lực để có thể theo kịp với tốc độ phát triển Kt-XH.

Ba là, trong bối cảnh hiện nay, quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế

giới và mơi trường “cơng dân tồn cầu” u cầu cơng chức hành chính phải nhạy bén và thích ứng với diễn biến tình hình KT-XH của khu vực và thế giới. Trong mơi trường tồn cầu hóa, các quốc gia trở thành những mắt xích trong chuỗi giá trị tồn cầu, vừa phải lệ thuộc vào nhau, vừa cạnh tranh với nhau để phát triển. Mặt khác, những vấn đề tồn cầu như biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trường, khủng bố, dịch bệnh xuyên quốc gia... làm cho các quốc gia phải liên kết lại trong bối cảnh vừa hợp tác vừa đấu tranh để cùng tồn tại trong ngôi nhà chung là trái đất. Với môi trường quốc tế hiện nay thật khó để một quốc gia biệt lập có thể phát triển được. Do đó, xu hướng chung là hình thành các tổ chức liên kết xuyên quốc gia, khu vực, như Cộng đồng chung châu Âu, Cộng đồng chung ASEAN,... Điều này địi hỏi đội ngũ cơng chức hành chính phải có “tầm nhìn tồn cầu” trong năng lực xây dựng chính sách, năng lực tham vấn cho CPS bởi lẽ sự vận hành của các chính phủ hiện nay đều phải đặt trong bối cảnh bức tranh kinh tế của khu vực và quốc tế.

Bốn là, chất lượng đội ngũ cơng chức hành chính hiện nay cịn bất cập,

chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển KT-XH nói chung và xây dựng phát triển CPS nói riêng. Đội ngũ cơng chức hành chính tuy đơng nhưng chưa mạnh; tình trạng vừa thừa, vừa thiếu xảy ra ở nhiều nơi; sự liên thông giữa các cấp, các ngành còn hạn chế. Thiếu những công chức lãnh đạo, quản lý

giỏi, nhà khoa học và chuyên gia đầu ngành trên nhiều lĩnh vực. Năng lực của đội ngũ chưa đồng đều, có mặt cịn hạn chế, yếu kém; nhiều cơng chức thiếu tính chuyên nghiệp, làm việc không đúng chuyên môn, sở trường; trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và khả năng làm việc trong môi trường quốc tế còn nhiều hạn chế. Mặc dù việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng cơng chức hành chính đã được thực hiện trên cơ sở yêu cầu vị trí việc làm, nhưng cơ cấu cơng chức làm việc tại nhiều bộ, ngành, cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân tỉnh chưa hợp lý, vẫn cịn tình trạng bị động, hụt hẫng giữa các thế hệ.

Năm là, xây dựng, nâng cao chất lượng công chức là một trong những

nội dung quan trọng của cơng tác CCHC. Vì vậy, trong chương trình tổng thể cải cách HCNN giai đoạn 2011-2020, xây dựng, nâng cao chất lượng công chức là một trong những chương trình hành động có ý nghĩa quan trọng góp phần xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại, xây dựng bộ máy nhà nước tiến tới xây dựng CPS hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng công chức tại văn phòng chính phủ trong bối cảnh xây dựng chính phủ số (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)