xây dựng Chính phủ số
1.3.1. Yếu tố khách quan
Các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ công chức trong bối cảnh xây dựng CPS bao gồm:
* Tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế,
Đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng Cơng nghiệp 4.0 đã có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực nói chung và chất lượng cơng chức hành chính nói riêng, bởi những yếu tố này đã tạo điều kiện cho mỗi quốc gia, các ngành kết hợp tốt nhất sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của quốc tế, phát huy được nội lực và mọi tiềm năng sáng tạo; đồng thời, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho phát triển.
Hiện nay, khoa học công nghệ phát triển rất nhanh, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông,… Việc ứng dụng khoa học cơng nghệ nói chung và cơng nghệ thơng tin nói riêng trong giải quyết, xử lý công việc đã làm thay đổi nhận thức của mọi tổ chức, cá nhân, buộc họ phải kịp thời thay đổi, thích ứng nếu muốn tồn tại và phát triển. Đối với khu vực nhà nước, việc ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật làm xuất hiện mơ hình “CPS”. Muốn “CPS” vận hành được thì trước hết phải có đội ngũ cơng chức có đủ năng lực và trình độ để vận hành bộ máy này.
1.3.2. Yến tố chủ quan
* Công tác tuyển dụng, sử dụng cơng chức hành chính.
Cơng tác tuyển dụng cơng chức hành chính được coi là khâu quan trọng trong quá trình quản trị nhân sự, có ý nghĩa đặc biệt, quyết định đến chất lượng đội ngũ. Một chính sách tuyển dụng đúng đắn, được chuẩn bị chu đáo, tiến hành nghiêm túc, có tiêu chuẩn xác đáng theo một quy trình khoa học sẽ bảo đảm cho cơ quan chọn được những người tài giỏi và chắc chắn sẽ góp phần bước đầu mang lại chất lượng đội ngũ cơng chức hành chính.
Sử dụng cơng chức hành chính là một khâu rất quan trọng tong công tác quản lý công chức của Đảng và Nhà nước. Để nắm bắt được các chủ trương mới, hiểu rõ và thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, mặt khác, cần thấy rằng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, các chủ tương chính sách và chế độ đối với cơng chức phải đổi mới và hồn thiện. Trong bối cảnh đẩy mạnh việc cải cách nền HCNN, xây dựng CPS thì vấn đề sử dụng hiệu quả đội ngũ này càng có tính quyết định đến chất lượng và hiệu quả của nền cơng vụ. Do đó, việc sử dụng công chức hành chính cũng phải xuất phát từ mục tiêu lâu dài, đem lại hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của công vụ, phục vụ nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị và địa phương.
* Công tác đào tạo, bồi dưỡng cơng chức hành chính.
Nhân tố thứ hai sau tuyển dụng và sử dụng ảnh hướng đến chất lượng đội ngũ cơng chức hành chính đó chính là hoạt động đào tạo và bổi dưỡng cơng
chức. Xét về mặt hình thức, nó khơng gắn với hoạt động quản lý, điều hành nhưng nó giữ vai trò bổ trở và trang bị kiến thức để người cơng chức hành chính có đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu trong thực thi công vụ, nhất là trong bối cảnh xây dựng CPS thì yêu cầu về việc cập nhật, bồi dưỡng kiến thức, nhất là công nghệ phải được thực hiện thường xuyên liên tục mới có thể đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Bởi lẽ, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng quyết định trực tiếp đến chất lượng của đội ngũ cơng chức hành chính, sẽ giúp cho cơng chức hành chính hồn thiện về trình độ chun mơn, nghiệp vụ, phù hợp với chức danh công việc đảm nhiệm, thực hiện tốt phương châm phát triển toàn diện là thường xuyên cập nhật được những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, giúp họ thích ứng được với những địi hỏi, u cầu thay đổi của mơi trường làm việc và sự phát triển của khoa học, công nghệ, sự quản lý tiên tiến và tính chuyên nghiệp trong hoạt động công vụ cũng như yêu cầu phát triển của xã hội.
* Đánh giá cơng chức hành chính.
Đánh giá công chức là hoạt động công vụ được thực hiện từ phía cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng công chức, tập thể lao động nhằm xem xét chất lượng cơng chức hành chính dựa trên cơ sở thực tiễn công tác của người công chức và yêu cầu nhiệm vụ được cơ quan, đơn vị, tổ chức đề ra đối với cơng chức. Đánh giá đúng cơng chức thì tồn bộ quy trình cơng tác cán bộ sẽ chính xác, hiệu quả trong chọn người xếp việc được chính xác, tạo điều kiện cho cơng chức phát huy được sở trường, hồn thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời khơng bỏ sót nhân lực chất lượng, chọn nhầm nhân lực kém chất lượng. Ngược lại, đánh giá công chức khơng đúng thì khơng những bố trí, sử dụng cơng chức khơng đúng mà quan trọng hơn là mai một dần động lực phát triển, có khi làm thui chột những tài năng, ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Đánh giá công chức được coi là tiền đề quan trọng nhất nhưng vẫn là khâu khó và yếu nhất, khó
nhất là đánh giá cái “tâm” và cái “tầm” và bản lĩnh chính trị của người cơng chức hành chính
* Chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ đối vơi cơng chức hành chính
hành chính.
Chế độ, chính sách đối với đội ngũ cơng chức là hệ thống các quy định do nhà nước, địa phương đặt ra để tạo nguồn và nâng cao chất lượng đội ngũ cơng chức hành chính. Chế độ, chính sách đối với cơng chức hành chính bao gồm: Các quy định về ưu tiên tuyển dụng, ưu đãi, thu hút nhân tài vào công chức, các quy định nhằm tạo điều kiện để cơng chức có điều kiện học tập, câng cao trình độ, điều kiện bảo đảm môi trường làm việc thuận lợi, từng bước hiện đại hóa cơng sở, nhà cơng vụ, trang thiết bị làm việc trong công sở, phương tiện để thi hành công vụ; bảo đảm sự quan tâm, hỗ trợ về vật chất khi công chức gặp rủi ro trong công việc, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Chế độ, chính sách đối với cơng chức là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cơng chức. Chế độ, chính sách là do con người tạo ra, nhưng đồng thời lại tác động mạnh mẽ đến hoạt động của con người. Chế độ, chính sách hợp lý có thể mở đường, là động lực thúc đẩy tích cực, tài năng, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi người, nhưng cũng có thể kìm hãm hoạt động, làm thui chột tài năng, sáng tạo của cơng chức. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng công chức phải gắn liền với đổi mới hệ thống cơ chế, chính sách. Trong đó tiền lương là một yếu tố quan trọng bậc nhất của quyền lợi công chức. Đối với công chức tiền lương là sự bảo đảm về phương diện vật chất để thực thi công vụ, đồng thời cũng là sự đãi ngộ đối với họ và là yếu tố ràng buộc chặt chẽ họ với công vụ.
* Công tác khen thưởng, kỷ luật cơng hành chính.
Đây cũng là công cụ trực tiếp tác động đến động lực làm việc của đội ngũ công chức trong nền cơng vụ. Cơng chức có thành tích trong cơng vụ thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng. Bên cạnh thi đua là hình thức kỷ là việc xử lý cơng chức mắc sai phạm trong q
trình thi hành công vụ, thực hiện quy chế làm việc, chất lượng công việc được giao; là yếu tố khơng thể thiếu trong việc duy trì nề nếp làm việc, kỷ cương trật tự xã hội.
* Môi trường làm việc của cơng chức hành chính.
Mơi trường làm việc tốt là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức. Vì cơng cụ và phương tiện làm việc luôn là yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất lao động. Chất lượng không chỉ phụ thuộc vào trình độ, năng lực mà còn phụ thuộc vào phương tiện, kỹ thuật, trang bị đủ phương tiện làm việc cho công chức là một yêu cầu của nâng cao chất lượng công chức. Mỗi cương vị công tác và điều kiện làm việc khác nhau cần được trang bị hệ thống phương tiện và điều kiện làm việc khác nhau. Nếu môi trường làm việc không thoải mái, tâm lý nặng nề căng thẳng, lãnh đạo thiếu quan tâm, động viên hay đồng nghiệp khơng chan hịa, không phối họp trong công tác, trang thiết bị máy móc thiếu thốn, khơng đảm bảo thì cơng chức khơng thể làm tốt và cống hiến hết mình cho công việc. Ngược lại, nếu môi trường làm việc tốt thì mỗi cá nhân sẽ có điều kiện làm việc tốt, phát huy được khả năng của mình và chung sức thực hiện nhiệm vụ chung của đơn vị. Do đó, xây dựng mơi trường làm việc là một nội dung, nhiệm vụ quan trọng mà mỗi cơ quan, đơn vị cần quan tâm thực hiện trong việc nâng cao chất lượng công chức.