Nghiên cứu thực trạng nâng cao chất lượng công chức ở một số quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng công chức tại văn phòng chính phủ trong bối cảnh xây dựng chính phủ số (Trang 38)

quốc gia trên thế giới trong bối cảnh xây dựng Chính phủ số và bài học kinh nghiệm cho Văn phịng Chính phủ

1.3.1. Nghiên cứu thực trạng nâng cao chất lượng công chức ở một số quốc gia trên thế giới

* Kinh nghiệm của Hoa Kỳ

Ngay từ năm 1993, Hoa Kỳ bắt đầu xây dựng CPĐT theo sáng kiến của chính quyền Tổng thống Bill Clinton. Để cụ thể hóa hành động, ngày

11/9/1993, Tổng thống Clinton đã ban hành Chỉ thị số 12862 về việc thiết lập các tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng. Chỉ thị này đã nêu ra rằng việc đặt người dân lên hàng đầu, các cơng chức Chính phủ cần phải thay đổi cách thức xử lý công việc với người dân, điều này đặt ra vấn đề phải nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính để đáp ứng yêu cầu xây dựng và vận hành một CPĐT- bước khởi đầu của CPS.

Đến năm 2002, Chính phủ Hoa Kỳ đã ban hành Luật CPĐT (E-

Government Act of 2002). Đây là đạo luật cơ bản nhất với những quy định

trực tiếp tới việc tích hợp nội dung thơng tin của Chính phủ vào hệ sinh thái thông tin lớn hơn; Chia sẻ công cụ, nguồn lực và những thực tiễn tốt nhất giữa các cơ quan chính phủ, đây chính là những bước phát triển của CPS. Để đạt được mục tiêu xây dựng CPS nêu trên, Hoa Kỳ tập trung vào nâng cao chất lượng đội ngũ công chức bộ máy thông qua việc đào tạo các nhà quản lý web và phát triển nội dung để viết, biên tập, đăng tải nội dung bằng ngôn ngữ đơn giản, làm cho việc truyền thơng trở nên minh bạch nhất có thể; Làm cho việc tìm kiếm thơng tin của người dân dễ dàng bằng cách tối ưu hóa nội dung cho tìm kiếm và cho các thiết bị di động, sử dụng các phương tiện xã hội để cung cấp thông tin tới người dân; Tạo ra các chiến dịch nâng cao nhận thức cho các cơng chức chính phủ về tầm quan trọng của CPS, các cơ hội và thách thức trong việc sử dụng phương tiện xã hội và làm thế nào để giao tiếp với một thế hệ mới mong muốn có câu trả lời tức thì và cơ hội để tham gia vào các cơng việc của chính phủ.

* Kinh nghiệm của Singapore

Chính phủ Singapore từ lâu đã tham gia vào việc cung cấp dịch vụ số cho công dân của nhằm thực hiện được mục tiêu cho cả người dân và các tổ chức khu vực công cùng hợp tác để cùng hưởng lợi từ những tiến bộ trong công nghệ số và các nguyên tắc mới về dữ liệu mở. Singapore, một quốc gia tiên phong thúc đẩy đổi mới, sáng tạo các dich vụ công trên môi trường

CPĐT. Do vậy, trong từng giai đoạn chính phủ Singapore đã ban hành kế hoạch chi tiết về CPS (Digital Government Blueprint). Kế hoạch nêu rõ tầm nhìn để chuyển đổi các DVC của Singapore bằng cách khai thác các công nghệ tiên tiến như chuỗi khối (blockchain), IoT, robot, trí tuệ nhân tạo (AI) và các cơng nghệ khác.

Với sự mở rộng việc cung cấp các DVCTT, ngồi việc có thể truy cập trực tuyến mọi dịch vụ của chính phủ, Singapore đã đặt mục tiêu hồn thành việc đưa từ 90% - 95% giao dịch chính phủ lên mơi trường số vào năm 2023, khi đề án quốc gia thông minh (Smart Nation) của Singapore thúc đẩy các bộ ngành nước này số hóa các dịch vụ hành chính cơng. Số hóa dịch vụ hành chính cơng, cung cấp tùy chọn thanh tốn khơng dùng tiền mặt cho mọi dịch vụ của chính phủ, người dân cũng sẽ có thể ký điện tử cho tất cả các dịch vụ chính phủ vào năm 2023. Để thực hiện thành công cuộc cách mạng chuyển đổi số này, khoảng 20.000 công chức của Singapore, chiếm 1/7 lực lượng lao động trong khu vực cơng - đã được chính phủ được đào tạo về khoa học dữ liệu trước năm 2023.

* Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Hàn Quốc là một thành cơng điển hình trong xây dựng CPĐT theo mơ hình “từ trên xuống”. Vai trị của Chính phủ là then chốt trong mơ hình này. Chính phủ đã thể hiện sự sáng tạo trong phát triển minh bạch và hiệu quả các DVC điện tử. Chính phủ cũng giữ vai trò là “nhà đầu tư” ban đầu, sau đó người dân sẽ tự phát triển. Việc xây dựng CPĐT đã trở thành mục tiêu của Hàn Quốc hướng tới để cải cách nền hành chính, thay đổi phương thức làm việc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan nhà nước. Đến nay, Hàn Quốc đã thu được nhiều thành cơng, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước và nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Để xây dựng được thành cơng CPS, chính phủ Hàn Quốc rất chú trọng phát triển đội ngũ công chức hành chính, Hàn Quốc thực hiện một loạt cơ chế,

chính sách đột phá tạo động lực to lớn cả về vật chất và tinh thần, xây dựng môi trường làm việc thuận lợi để thu hút người tài vào bộ máy hành chính và động viên họ làm việc, cống hiến vì sự phát triển của đất nước. Phát triển hệ thống chức danh cạnh tranh mở (Open competitive position system) được ban hành để tuyển chọn nhân tài và chuyên gia từ cả khu vực tư nhân và khu vực công vào hệ thống công chức cấp cao. Các bộ phải dành 20% các chức danh từ bậc 4 trở lên là chức danh cạnh tranh mở, theo đó, có 142 chức danh trong 40 cơ quan chính phủ được chọn là chức danh cạnh tranh mở. Khi có chức danh trống thì tiêu chuẩn tuyển chọn chức danh đó phải được thơng báo cơng khai trên báo chí. Bất cứ ai đáp ứng tiêu chuẩn đều có thể đăng ký và được tuyển chọn công bằng. Kết quả là Hàn Quốc nhanh chóng có được đội ngũ công chức tài năng, chuyên nghiệp để vận hành hiệu quả CPS thúc đẩy Nhà nước phát triển, tạo nên sự phát triển bứt phá thần tốc, giúp Hàn Quốc nhanh chóng bắt kịp các nước phát triển.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Văn phịng Chính phủ

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia về việc nâng cao chất lượng công chức trong bối cảnh xây dựng CPĐT có thể rút ra bài học kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất, thực hiện công khai, minh bạch, coi trọng thực tài trong tuyển

dụng, thăng hạng, bổ nhiệm cản bộ, công chức. Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy để có được đội ngũ cơng chức có chất lượng, vấn đề quyết định là nằm ở khâu tuyển chọn. Do đó, phải tiếp tục hồn thiện các quy định về tuyển dụng bao gồm tiêu chuẩn, quy trình tuyển dụng và thanh tra thường xuyên hơn việc thực hiện các quy định tuyển dụng của cơ quan, cơng chức có trách nhiệm.

Thứ hai, bố trí, sử dụng cơng chức phải khoa học, hợp lý, đúng người,

Thứ ba, rà soát, thiết kế lại và thực hiện nghiêm túc sự phân công, phân

cấp hợp lý hệ thống đào tạo, bồi dưỡng công chức. Đồng thời, cần tăng cường áp dụng thành công thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 vào công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức.

Thứ tư, đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đội ngũ cơng chức

theo hướng số hóa. Nếu hệ cơ sở dữ liệu này được xây dựng thì khơng chỉ các bộ, các cơ quan quản lý tốt đội ngũ cơng chức của mình mà cịn tạo thuận lợi cho việc chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, giúp ngăn ngừa và đấu tranh với nạn tham nhũng.

Thứ năm, có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với cơng sức mà công chức

đã bỏ ra, đảm bảo đời sống của công chức ngày càng được cải thiện, đặc biệt là tiền lương để công chức yên tâm công tác, nỗ lực và cống hiến. Thực hiện khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh, khách quan, đúng quy định.

Tiểu kết chương 1

Ở chương 1 tác giả đã trình bày, phân tích một số nội dung cơ bản về cơng chức hành chính, CPS, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công chức trong bối cảnh xây dựng chính phru số; chất lượng công chức cũng, những tiêu chí đánh giá chất lượng, những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức hành chính đặt trong bối cảnh xây dựng CPS. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đã trình bày một số kinh nghiệm về nâng cao chất lượng cơng chức hành chính trong bối cảnh xây dựng CPS của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm. Với những nội dung về lý luận và thực tiễn liên quan đến chất lượng cơng chức hành chính đã được trình bày ở chương 1 sẽ là luận cứ khoa học để tác giả có thể tiến hành phân tích, khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng công chức tại VPCP ở chương 2, cũng như việc xây dựng phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng công chức hành chính tại VPCP ở chương 3.

Chương 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC TẠI VĂN PHỊNG CHÍNH PHỦ

2.1. Tổng quan về Văn phịng Chính phủ

2.1.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn vào cơ cấu tổ chức của Văn phịng Chính phủ Văn phịng Chính phủ

Theo quy định tại Nghị định số 150/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016, quy định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của VPCP [11], cụ thể:

* Về Vị trí và chức năng

VPCP là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là bộ máy giúp việc của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

VPCP có chức năng tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (bao gồm các Phó Thủ tướng Chính phủ) tổ chức các hoạt động chung của Chính phủ, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống HCNN từ trung ương đến cơ sở, bảo đảm thống nhất, thông suốt, liên tục của nền hành chính quốc gia; kiểm sốt TTHC; bảo đảm thơng tin, xây dựng CPĐT phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cung cấp thông tin cho công chúng theo quy định của pháp luật; bảo đảm điều kiện vật chất, kỹ thuật, hậu cần cho hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

* Nhiệm vụ và quyền hạn

VPCP thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

a) Xây dựng và quản lý chương trình cơng tác của Chính phủ theo quy định của pháp luật; theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi tắt là bộ, ngành), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện chương trình cơng tác của Chính phủ và Quy chế làm việc của Chính phủ; tổng hợp, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo Chính phủ;

b) Phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan trong q trình chuẩn bị và hồn chỉnh các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật;

c) Thẩm tra về trình tự, thủ tục, thẩm quyền xử lý và tham mưu tổng hợp về nội dung; có ý kiến độc lập đối với các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo theo chương trình cơng tác của Chính phủ và các công việc khác do các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan trình Chính phủ;

d) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan chuẩn bị nội dung, phục vụ phiên họp Chính phủ, các hội nghị của Chính phủ;

đ) Giúp Chính phủ trong quan hệ cơng tác với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, Tịa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

e) Xây dựng các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các báo cáo khi được Chính phủ giao.

2. Tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Thủ tướng Chính phủ:

a) Xây dựng và quản lý chương trình cơng tác của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật; theo dõi, đơn đốc, tổng hợp, đánh giá, báo cáo

tình hình, kết quả thực hiện chương trình cơng tác của Thủ tướng Chính phủ; kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm cần tập trung chỉ đạo, điều hành trong từng thời gian nhất định;

b) Thẩm tra về trình tự, thủ tục, thẩm quyền xử lý và tham mưu tổng hợp về nội dung; có ý kiến độc lập đối với các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo theo chương trình cơng tác của Thủ tướng Chính phủ và các cơng việc khác do các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan trình Thủ tướng Chính phủ;

c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan hoàn chỉnh nội dung, thủ tục, hồ sơ và dự thảo văn bản để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với nhũng công việc thường xuyên khác do các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức trình;

d) Giúp Thủ tướng Chính phủ điều hịa, phối hợp hoạt động giữa các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật; hoạt động của các Hội đồng, Ủy ban, Ban Chỉ đạo liên ngành do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu;

đ) Kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng cơ chế, chính sách, các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để trình cấp có thẩm quyền quyết định; hoặc chủ động nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

e) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng báo cáo cơng tác, báo cáo giải trình, trả lời chất vấn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, các cơ quan có thẩm quyền và Nhân dân theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;

g) Chủ trì soạn thảo, biên tập các bài viết, bài phát biểu, trả lời phỏng vấn báo chí, tài liệu phục vụ Thủ tướng Chính phủ và các báo cáo, tài liệu khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;

h) Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan; kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ các biện pháp cần thiết nhằm đôn đốc thực hiện, khắc phục tồn tại, hạn chế, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật hành chính và hiệu lực, hiệu quả QLNN;

i) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan chuẩn bị nội dung, phục vụ các cuộc họp, làm việc, đi công tác địa phương; cơ sở của Thủ tướng Chính phủ;

k) Được tham dự các cuộc họp, hội nghị của bộ, ngành, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan; đề nghị bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, số liệu, văn bản liên quan, báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; chủ động làm việc với bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức để nắm tình hình, phục vụ cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng công chức tại văn phòng chính phủ trong bối cảnh xây dựng chính phủ số (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)