Thực trạng đội ngũ cơng chức Văn phịng chính phủ trong xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng công chức tại văn phòng chính phủ trong bối cảnh xây dựng chính phủ số (Trang 52 - 57)

2.1. Tổng quan về Văn phòng Chính phủ

2.1.2. Thực trạng đội ngũ cơng chức Văn phịng chính phủ trong xây dựng

dựng Chính phủ số ở Việt Nam

Tính đến thời điểm tháng 6/2021, tổng số công chức của VPCP là: 604 người,. Bao gồm: Lãnh đạo VPCP, các cán bộ tham mưu (thư ký lãnh đạo Chính phủ và VPCP) và các vụ, cục.

Bảng 2. 1. Số lượng công chức VPCP năm 2021

Tt Đơn vị Tổng số Tỷ lệ (%)

1 Lãnh đạo VPCP 6 0.9

2 Trợ lý, Thư ký TTg, các PTTg 17 2.8

3 Ban Chỉ đạo, Hội đồng quốc gia 2 0.3

4 Vụ Thư ký - Biên tập 12 1.98 5 Vụ Tổng hợp 15 2.5 6 Vụ Pháp luật 16 2.6 7 Vụ Kinh tế tổng hợp 17 2.8 8 Vụ Công nghiệp 21 3.5 9 Vụ Nông nghiệp 9 1.5

10 Vụ Đổi mới doanh nghiệp 17 2.8

11 Vụ Quan hệ quốc tế 21 3.5

12 Vụ Khoa giáo - Văn xã 22 3.6

13 Vụ Tổ chức HCNN và Công vụ 11 1.8

14 Vụ I 26 4.3

15 Vụ Nội chính 12 1.98

16 Vụ Công tác Quốc hội, Địa phương và Đoàn thể 12 1.98

17 Vụ Tổ chức cán bộ 27 4.4 18 Vụ Kế hoạch tài chính 12 1.98 19 Vụ Văn thư Hành chính 49 8.1 20 Cục Kiểm soát TTHC 35 5.7 21 Cục Quản trị 169 27.9 22 Cục Hành chính – Quản trị II 72 11.9

23 Cổng thơng tin điện tử Chính phủ 4 0.66

TỔNG CỘNG 604 100

Dựa vào số liệu bảng trên cho thấy 2 đơn vị là Cục Quản trị (chiếm 27.9%) và Cục Hành chính – Quản trị II (chiếm 11.9%) là đơn vị có số lượng cơng chức đơng nhất của VPCP. Trong đó, Cục Quản trị là đơn vị thực hiện chức năng bảo đảm hậu cần phục vụ hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và VPCP ở phía Bắc; quản lý tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật, công tác lễ tân, hậu cần, bảo vệ an ninh, an tồn trụ sở cơ quan, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, công chức và người lao động ở phía Bắc; Cục Hành chính –quản trị là đơn vị thực hiện chức năng bảo đảm công tác hậu cần, phục vụ hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, VPCP và thực hiện một số nhiệm vụ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao tại phía Nam; quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật, công tác lễ tân, hậu cần, bảo vệ an ninh, an toàn trụ sở cơ quan, chăm sóc sức khỏe cho cơng chức, người lao động tại phía Nam. Đây là 2 đơn vị đảm nhận các công việc hậu cần phục vụ nên có số lượng cơng chức chiếm tỷ lệ lớn nhất trong VPCP. Và 2 đơn vị là Cổng thơng tin điện tử chỉ có 4 cơng chức chiếm 0.66% và Ban Chỉ đạo, Hội đồng quốc gia là 2 công chức, chiếm 0.22%.

* Về cơ cấu

+ Cơ cấu giới tính

Tính đến tháng năm 2021, trong tổng số 604 cơng chức VPCP thì có 266 cơng chức là nam chiếm 44%, cịn lại là 338 cơng chức là nữ, chiếm 56%.

Hình 2. 1. Cơ cấu chia theo giới tính cơng chức VPCP năm 2021

Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ- VPCP

44%

56% Nam

Nhìn vào hình trên cho thấy tỷ lệ công chức là nữ chiếm nhiều hơn công chức nam, số lượng công chức nữ tập trung chủ yếu ở các đơn vị như Cục Quản trị, Cục Hành chính quản trị II, Vụ Văn thư – Hành chính, Vụ Thư ký – Biên tập.

+ Cơ cấu lãnh đạo

- Số lượng Lãnh đạo VPCP tính thời điểm tháng 12 năm 2020 là 6 người, chiếm 0.9%.

- Số lượng lãnh đạo quản lý của tổ chức hành chính thuộc VPCP:

+ Lãnh đạo, quản lý cấp Vụ, Cục: 80 người, chiếm 13.2.% (trong đó, cấp trưởng 21 người; cấp phó 59 người).

+ Lãnh đạo, quản lý cấp phịng: 103 người, chiếm 17% (trong đó, cấp trưởng 38 người; cấp phó 65 người).

Bảng 2. 2. Cơ cấu công chức lãnh đạo VPCP năm 2016 so với năm 2020

Stt Cơ cấu Năm 2016 Năm 2020 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng số công chức VPCP 632 - 604 - Tổng công chức lãnh đạo, QL 408 100 378 100 1 Lãnh đạo VPCP 6 1.47 6 1.58 - Cấp trưởng 1 0.24 1 0.26 - Cấp phó 5 1.22 5 1.32 2 Lãnh đạo cấp Vụ, Cục 84 20.5 80 21.1 - Cấp trưởng 19 4.65 21 5.5 - Cấp phó 65 15.9 59 15.6 3 Lãnh đạo cấp phòng 114 27.9 103 27.2 - Cấp trưởng 37 9.06 38 10.05 - Cấp phó 77 18.8 65 17.1 Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ- VPCP

Như vậy, trong giai đoạn từ 2016 đến 2020 ngoài lãnh đạo VPCP vẫn giữa nguyên là 6 người thì lãnh đạo Cục, vụ và cấp phòng trực thuộc VPCP có xu hướng giảm đáng kể. Điều này là kết quả của việc cơ cấu lại tổ chức và nhân sự lãnh đạo trong các đơn vị trực thuộc VPCP trong thời gian qua.

Hình 2. 2. Cơ cấu cơng chức trong VPCP 2021

Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ- VPCP

Như vậy, qua biểu đồ trên cho thấy, tỷ lệ công chức thừa hành chiếm đa số với 68.7% trong tổng số công chức thuộc VPCP, tiếp theo là lãnh đạo cấp phòng, đến cấp Cục vụ và Lãnh đạo VPCP giữa tỷ lệ ổn định với 6 người.

VPCP là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nên để đảm bảo chất lượng thực hiện công việc, đội ngũ công chức của các đơn vị trong VPCP luôn được xem xét, lựa chọn đúng theo tiêu chuẩn, đối tượng tuyển dụng vào làm việc tại VPCP phải tốt nghiệp đại học, trên đại học hệ chính quy đạt loại giỏi, xuất sắc từ các học viện, nhà trường, các cơ sở đào tạo trong nước, ngồi nước. Những người có học vị thạc sĩ, tiến sĩ được ưu tiên tuyển dụng. Đối với các vị trí nghiên cứu, tham mưu tại các vụ chuyên ngành, tiêu chuẩn tuyển dụng là các CBCC đang giữ chức vụ lãnh đạo từ cấp Vụ hoặc tương đương cấp Vụ trở lên, phụ trách các lĩnh vực chuyên môn tại các Bộ, ngành, địa phương; CBCC có trình độ chun mơn, nghiệp vụ cao (chủ yếu từ chuyên viên chính trở lên), có kinh nghiệm và thực tiễn cơng tác

0,90% 13,20% 17,05% 68,70% Lãnh đạo VPCP Lãnh đạo Cục, vụ Lãnh đạo cấp phịng Cơng chức thừa hành

trong lĩnh vực chuyên ngành từ 10 năm trở lên, có khả năng nghiên cứu độc lập, phân tích, tổng hợp tình hình và tham mưu đề xuất ở tầm chiến lược, vĩ mô theo từng lĩnh vực chuyên ngành. Quy trình xét tuyển, thi tuyển được tiến hành chặt chẽ, xuất phát từ nhu cầu nhân sự của mỗi đơn vị. Khi cần thiết, có thể báo cáo Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực cho ý kiến trước khi quyết định việc tuyển dụng cán bộ, cơng chức vào lĩnh vực đó nhằm đảm bảo số lượng, chất lượng và hợp lý về cơ cấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng công chức tại văn phòng chính phủ trong bối cảnh xây dựng chính phủ số (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)