Vai trò của quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 26 - 29)

1.2. Mục tiêu, nguyên tắc và vai trò quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt

1.2.3. Vai trò của quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đối với người lao động: NLĐ là lực lượng đông đảo nhất, tạo ra của cải vật chất và dịch vụ chủ yếu cho xã hội. Đặc biệt, khi xã hội ngày càng phát triển thì những rủi ro này sẽ xảy ra càng nhiều hơn, những rủi ro hoặc các sự kiện bảo hiểm như ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN...có thể xảy ra với bất kỳ NLĐ nào, tại bất kỳ thời điểm nào, gây rất nhiều khó khăn, tổn thất cả về vật chất và tinh thần cho NLĐ và gia đình họ. Lúc này, dựa trên cơ sở mức đóng BHXH mà trước đó NLĐ đã đóng góp vào quỹ BHXH, cơ quan BHXH sẽ chi trả chế độ, bù đắp một phần thu nhập bị giảm sút hoặc mất đi, tạo cho NLĐ điều kiện thuận lợi giúp họ ổn định phần nào cuộc sống và yên tâm công tác. Hoặc khi NLĐ hết tuổi lao động, họ không thể đi làm để kiếm thêm thu nhập thì BHXH dựa trên ngun tắc đóng có hưởng sẽ chi trả tiền lương hưu cho NLĐ theo tỷ lệ quy định hiện hành của Nhà nước đến khi chết.

Đối với người sử dụng lao động: Người SDLĐ muốn ổn định và phát

triển sản xuất thì ngồi việc đầu tư vào trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng... còn phải chăm lo đến đời sống cho NLĐ. Bởi NLĐ có làm việc liên tục thì quá trình sản xuất kinh doanh mới diễn ra thông suốt. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất cũng như trong đời sống, NLĐ có thể gặp rủi ro bất cứ lúc nào, lúc đó người SDLĐ, đơn vị SDLĐ phải bỏ một khoản chi phí lớn để thuê mướn công nhân mới, để đào tạo công nhân mới dẫn đến gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh, giảm năng suất lao động và giảm doanh thu. Quỹ BHXH lúc này sẽ giúp NLĐ phục hồi khả năng lao động, nhanh chóng quay trở lại sản xuất, góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính cho NSDLĐ. Mối quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ luôn tồn tại những mâu thuẫn nhất định về tiền lương, tiền công, thời gian lao động...Và khi có rủi ro xảy ra nếu khơng có sự trợ giúp của BHXH thì rất dễ xảy ra tranh chấp giữa NLĐ và NSDLĐ. BHXH góp phần tạo mơi trường làm việc ổn định cho NLĐ, tạo sự gắn kết giữa NLĐ và NSDLĐ, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và đạt năng suất cao.

Mặc dù phải đóng góp vào quỹ BHXH một khoản tiền, điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến thu nhập của NSDLĐ nhưng họ sẽ nhận lại được những lợi ích lâu dài cho quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời thể hiện được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với NLĐ và xã hội.

Đối với nền kinh tế: BHXH góp phần kích thích NLĐ hăng hái lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động cá nhân từ đó làm tăng năng suất lao động xã hội nói chung. Do đó sản phẩm xã hội được tạo ra ngày một tăng lên, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đi nước ngoài. Đồng thời, Ngân sách Nhà nước sẽ tăng thêm một khoản thu thông qua việc thu thuế từ các doanh nghiệp sản xuất nói trên.

Khi NLĐ khơng may gặp các rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng lao động dẫn đến giảm hoặc mất thu nhập mà khơng có sự bù đắp của quỹ BHXH thì Nhà nước phải đứng ra để cứu trợ hoặc giúp đỡ cho NLĐ, giúp NLĐ và gia đình họ vượt qua được khó khăn. Lúc này BHXH góp phần làm giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước.

BHXH góp phần kích thích nền kinh tế tăng trưởng. Quỹ BHXH nhàn rỗi sẽ được đem đi đầu tư. Đây chính là nguồn vốn quan trọng để phát triển kinh tế đất nước, tác động mạnh mẽ tới Ngân sách Nhà nước, hệ thống tín dụng Ngân hàng. Nguồn vốn này sẽ tạo thêm những cơ sở sản xuất kinh doanh mới, tạo thêm nhiều việc làm mới, góp phần quan trọng trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp và phát triển kinh tế đất nước.

Đối với xã hội: BHXH góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội. Bởi

BHXH góp phần hạn chế, điều hịa mâu thuẫn giữa NSĐ và NSDLĐ, góp phần hạn chế những cuộc bãi cơng đồng thời tạo ra một môi trường làm việc ổn định. Đối tượng tham gia BHXH bao gồm NLĐ và NSDLĐ và Nhà nước, đây là những thành viên của xã hội và hưởng lợi ích từ BHXH. NLĐ tham gia BHXH để bảo vệ quyền lợi trực tiếp cho chính bản thân và thực hiện trách nhiệm của mình với cộng đồng và xã hội. NSDLĐ tham gia BHXH để chia sẻ rủi ro với NLĐ nhưng cũng là để bảo vệ lợi ích cho chính doanh nghiệp của mình.

Hoạt động BHXH đem lại sự an toàn và hiệu quả cho xã hội, đặc biệt trong việc phục hồi năng lực làm việc, khả năng sáng tạo của sức lao động. Hệ thống BHXH phát triển sẽ hỗ trợ cho thị trường lao động phát triển tốt hơn từ đó đảm bảo quyền lợi về an sinh xã hội cho NLĐ, giảm gánh nặng ngân sách Nhà nước trong việc hỗ trợ người cao tuổi khơng có thu nhập từ lương.

BHXH đã thực hiện việc phân phối giữa những người có thu nhập cao với những người có thu nhập nhấp; giữa những người khỏe mạnh, có việc làm

với những người khơng may gặp tai nạn rủi ro, bị mất việc làm. Nhờ đó, BHXH đã góp phần quan trọng làm giảm bớt khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, góp phần đảm bảo thực hiện cơng bằng xã hội đồng thời đảm bảo an ninh quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)