Cơng tác tun truyền phổ biến chính sách pháp luật về BHXH đã được BHXH huyện Mê Linh chú trọng thực hiện trong những năm qua, tuy nhiên do nội dung tuyên truyền vẫn mang tính hình thức nên chưa tạo được ấn tượng mạnh và thu hút người lao động. Thực tế hiện nay khi nói đến BHXH khơng ít người vẫn nhầm lẫn với các loại hình bảo hiểm thương mại khác như Bảo Việt, Bảo Minh hay Bảo hiểm nhân thọ…điều đó cho thấy chính sách BHXH, một chính sách an sinh xã hội ưu việt của Nhà nước tuy đã ra đời từ rất lâu và ngày càng hoàn thiện nhưng đến nay vẫn chưa thực sự đi sâu vào nhận thức của nhân dân. Do đó cơng tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật cần phải được tăng cường hơn nữa. Mặt khác, nội dung các chính sách về BHXH được Luật BHXH thể chế hoá bằng các quy định, các điều khoản khơ khan, khó nhớ, khó hiểu; nếu áp dụng hình thức tun truyền phù hợp với thực tế, giải quyết được ngay những quan tâm thắc mắc của người nghe thì họ sẽ hiểu nhanh và nhớ lâu, từ đó người nghe tiếp cận với Luật
BHXH theo hướng tích cực, tự giác tham gia và thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH đúng, đủ theo quy định, hạn chế tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH đang là vấn đề nan giải của ngành BHXH.
Nội dung của giải pháp:
Chủ động phối hợp với cơ quan thơng tấn, báo chí, các ban, ngành, đồn thể, hội quần chúng trong thành phố thường xuyên mở chiến dịch truyền thơng, tun truyền về chính sách BHXH nhằm làm chuyển biến nhận thức của các cấp, các ngành, của người dân về chính sách này. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động phù hợp với từng nhóm đối tượng để người dân thấy được BHXH mang lại nhiều lợi ích từ đó tích cực tham gia và tự giác đóng BHXH đúng quy định.
Ngồi các hình thức đã được áp dụng, các hình thức tun truyền khác có thể là: tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về BHXH thơng qua các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể, các phương tiện thông tin đại chúng; Tạo ra các ấn phẩm tuyên truyền về BHXH đẹp, chất lượng, dán pano áp phích tuyên truyền tại trụ sở phường xã, nơi tập trung đông dân cư; Tổ chức tập huấn phổ biến pháp luật về BHXH cho đội ngũ cán bộ xã phường thường xuyên tiếp xúc với nhân dân; Phối hợp với tổ chức cơng đồn hoặc chính quyền địa phương để giao lưu trực tiếp, toạ đàm với người lao động tại các đơn vị sử dụng nhiều lao động hay tại các nhà văn hoá phường xã, dành nhiều thời gian trực tiếp trả lời những thắc mắc của nhân dân; Phối hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan báo chí, đài phát thanh truyền hình để thường xuyên đăng tải thông tin về hoạt động BHXH tại địa phương...
Công tác phổ biến chính sách pháp luật BHXH phải có hình thức phù hợp, nội dung ngắn gọn, dễ hiểu và làm rõ được các nội dung sau:
BHXH, số tiền người lao động phải đóng BHXH là hợp lý trên nguyên tắc có đóng-có hưởng, đóng mức nào được hưởng mức đó; Phải nhấn mạnh được đặc điểm Quỹ BHXH hoạt động không giống như các loại hình bảo hiểm thương mại khác mà được đảm bảo bởi Nhà nước nhằm mục đích an sinh xã hội, số tiền đóng BHXH nộp vào Quỹ được sử dụng chủ yếu để thực hiện các chế độ BHXH... và lợi ích người lao động nhận được sau này khơng phải chỉ từ phần đóng góp của họ mà phần lớn là do sự đóng góp của người sử dụng lao động.
Thứ hai, đối với người sử dụng lao động: công tác tuyên truyền cần nhấn mạnh cho chủ doanh nghiệp thấy được tham gia BHXH cho người lao động khơng chỉ là trách nhiệm mà cịn là sự cần thiết trong việc đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, vì khi người lao động gặp phải rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động... thì việc kinh doanh cũng bị ảnh hưởng do người sử dụng lao động phải chi trả khoản tiền điều trị bệnh tật, hoặc chi phí bồi thường... theo quy định của Bộ Luật Lao động. Nếu đơn vị tham gia BHXH đầy đủ, khi gặp rủi ro, người lao động sẽ được hưởng các chế độ BHXH, có điều kiện để tái tạo sức lao động và tiếp tục làm việc cho doanh nghiệp; đồng thời nếu vi phạm quy định về đóng BHXH thì đơn vị sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, uy tín của đơn vị trên thị trường sẽ bị giảm sút... Từ đó, hình thành thái độ tự giác, tự nguyện tham gia BHXH của người sử dụng lao động và họ sẽ có trách nhiệm nộp đúng, nộp đủ theo quy định.
Tăng cường công tác tuyên truyền chế độ chính sách BHXH cho chủ sử dụng lao động và NLĐ. Dựa vào tổ chức Cơng đồn tại các đơn vị sử dụng lao động để làm tốt công tác tuyên truyền, trên cơ sở đó tạo nên sức ép đối với chủ sử dụng lao động. Cần cơng khai hóa các khoản đóng góp vào quỹ BHXH của NLĐ tới người lao động, kết hợp tuyên truyền cho người lao động hiểu lợi ích trong việc thực hiện trích nộp BHXH đúng thực tế tiền lương, định kỳ
hàng năm người lao động phải được kiểm tra sổ BHXH để ghi nhận đóng góp của bản thân trong thời gian qua.
Tuyên truyền để mọi người nâng cao nhận thức và hiểu biết về pháp luật BHXH, tuyên truyền dưới nhiều hình thức đa dạng trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các ấn phẩm tuyên truyền, các chương trình đào tạo.
Thơng qua tun truyền để nêu gương các điển hình trong việc thực hiện chấp hành tốt và những đơn vị sử dụng lao động còn nợ BHXH...
Với việc áp dụng giải pháp này, trình độ đội ngũ cán bộ quản lý thu BHXH bắt buộc về công nghệ thông tin được nâng cao trong việc ứng dụng những thành tựu về công nghệ khoa học công nghệ trong quản lý thu BHXH. Quản lý thu BHXH được tiến hành chính xác, có hiệu quả cao, được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi cho mọi thành phần trong xã hội.
3.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ cho nhân lực làm quản lý thu Bảo hiểm xã hội
Hiện nay, tại BHXH huyện Mê Linh việc bố trí, sử dụng cán bộ, công chức vẫn chưa thực sự hợp lý, cịn ít nhiều manh tính cảm tính, bố trí không đúng yêu cầu vị trí, khơng phù hợp năng lực, sở trường. Có nhiều cán bộ giữ vị trí q lâu, khơng được thay đổi dẫn đến sự nhàm chán trong cơng việc, hụt hẫng trong cơng việc. Do đó để nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy BHXH, nâng cao nguồn nhân lực BHXH Mê Linh cần thực hiện một số giải pháp sau:
Về đội ngũ cán bộ
Lựa chọn, phân bổ cán bộ phù hợp cho các cơng việc. Tránh tình trạng q tải ở một số bộ phận cịn các khâu khác ngồi chơi.
trên cơ sở đánh giá việc hồn thành các cơng việc được giao;
Tuyển chọn thêm lao động có chất lượng chuyên cao, phù hợp với yêu cầu công việc.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Đào tạo, bồi dưỡng được hiểu là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống tri thức, kỹ năng cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể làm việc thành thạo và hiệu quả. Trong thời gian tới BHXH huyện Mê Linh cần thực hiện những việc sau:
Về đào tạo: Tổ chức cho đi đào tạo dài hạn ngay số cán bộ chưa qua đào tạo, hoặc đào tạo chưa đúng chuyên ngành theo quy định. Chương trình tối thiểu là Trung cấp chun mơn nghiệp vụ. Động viên khuyến khích số cán bộ này học chương trình đại học, phù hợp với yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ của ngành. Phối hợp với các trung tâm đào tạo, tổ chức các chương trình bồi dưỡng kiến thực chuyên môn nghiệp vụ trung hạn (từ 6 tháng đến một năm) để bổ sung kiến thức chuyên ngành còn lại cho những người đã được đào tạo đúng chuyên ngành. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn (từ một buổi đến một tuần) nhằm bổ sung, cập nhật kịp thời cho cán bộ thu những kiến thức mới về chính sách, pháp luật kinh tế; tài chính, kế tốn; lao động, việc làm… có liên quan trực tiếp đến quan hệ BHXH; cập nhật, bổ sung kịp thời những kiến thưc, kỹ năng máy tính cần thiết để thao tác, sử dụng công việc; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về tin học, nhất là phần mềm; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật, chính sách BHXH; đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng giao tiếp, ứng xử với khách hàng; đào tạo về kỹ năng phân tích tình hình kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế về mục tiêu hiện đại hóa nền hành chính.
Hình thức đào tạo: Đơn vị có thể trực tiếp tổ chức lớp bồi dưỡng kỹ năng. Tạo điều kiện cho cán bộ trong đơn vị được tham gia tất cả các lớp bồi dưỡng của BHXH thành phố Hà Nội tổ chức. Tạo điều kiện cho cán bộ trong đơn vị tham gia các lớp học nâng cao trình độ chun mơn cho bản thân.
Tổ chức đánh giá kết quả học tập của cán bộ sau khi tham gia các khóa học.