Khai thác mở rộng đối tượng, hình thức thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 97 - 101)

Một biện pháp quan trọng nhằm phát triển bền vững hệ thống BHXH là tăng cường mở rộng đối tượng. Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc không chỉ là một nguyên tắc cơ bản của BHXH mà cịn nhằm đảm bảo tính bền vững của quỹ BHXH, tạo sự ổn định và phát triển xã hội. Chính phủ quy định đối tượng tham gia BHXH theo hình thức bắt buộc phải có điều kiện, người lao động phải có quan hệ lao động, quan hệ tiền lương, tiền công; người lao động làm việc trong đơn vị có pháp nhân đầy đủ.

Để đạt mục tiêu mọi người lao động đều được tham gia BHXH thì vấn đề đặt ra là đối với chính sách vĩ mơ cần nghiên cứu mở rộng thêm phạm vị, đối tượng tham gia BHXH loại hình bắt buộc, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn, lao động tự do. Đây là khu vực còn tiềm năng lớn về lao động, ngồi cơng việc đồng áng theo mùa vụ, lực lượng lao động ở các đơ thị, nếu có chính sách BHXH bắt buộc để thu hút, họ sẵn sàng đóng BHXH để đảm bảo quyền lợi cho chính bản thân họ. Vì vậy bên cạnh mở rộng phạm vi đối tượng tham gia BHXH thì vấn đề phát triển nhanh đối tượng BHXH thuộc diện bắt buộc ở BHXH tỉnh, thành phố và huyện có tầm quan trọng đặc biệt.

Khai thác mở rộng đối tượng, hình thức thu BHXH bắt buộc được xem là giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý thu BHXH. Vì trên địa bàn quản lý của BHXH huyện Mê Linh hiện nay vẫn cịn một lượng

khơng nhỏ lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa đăng kí tham gia, cơng tác quản lý đối tượng tham gia còn lỏng lẻo, hiệu quả mang lại chưa cao. Đặc biệt trong thời gian tới, số lượng NLĐ thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc sẽ tăng lên đáng kể, địi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ, thường xuyên, liên tục.

Mặt khác, những kết quả mà BHXH huyện Mê Linh đạt được chưa thực sự tương xứng với tiềm năng có thể mở rộng đối tượng tham gia của huyện. Do đó, cần phải tăng cường công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn quản lý để đưa các đối tượng thuộc diện phải tham gia nhưng chưa tham gia BHXH vào hệ thống BHXH, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của NLĐ. Đây được xem là mục tiêu chiến lược, cơ bản, cả trước mắt và về lâu dài nên BHXH Huyện Mê Linh cần phải đề ra những biện pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của huyện.

Quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và quản lý quỹ lương là một khâu rất quan trọng trong quản lý thu BHXH nhưng cũng rất khó thực hiện. Để quản lý tối đa số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, trong thời gian tới, BHXH huyện Mê Linh cần áp dụng các biện pháp sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh các biện pháp nghiệp vụ quản lý đối tượng tham

gia BHXH, lấy tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của từng người lao động tại các thời điểm kết thúc và mở đầu năm tài chính. Hàng năm, chủ sử dụng lao động phải lập danh sách lao động và quỹ lương trích nộp BHXH gửi cho cơ quan BHXH để theo dõi thực hiện.

Thứ hai, cần có các phương án phối hợp thực hiện chính sách BHXH

với các cơ quan quản lý lao động trên địa bàn huyện như: UBND huyện, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; Thanh tra, Kho bạc... để nắm bắt thông tin về các doanh nghiệp sử dụng lao động trên địa bàn, về số lượng lao

động và quỹ lương, tình hình biến động lao động và quỹ lương tại các đơn vị sử dụng lao động.

Thứ ba, tăng cường, mở rộng phạm vi, hình thức và nội dung tuyên

truyền đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là NLĐ và người SDLĐ trên địa bàn huyện. Để họ có sự hiểu biết hơn về những lợi ích thiết thực mà BHXH mang lại, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ của người SDLĐ và NLĐ. Từ đó, người SDLĐ có hành vi chấp hành pháp luật hơn, tự giác tham gia đóng BHXH cho NLĐ, hạn chế tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH. Đặc biệt, giữ mối liên hệ mật thiết với tổ chức Cơng đồn tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội. Thơng qua tổ chức Cơng đồn, tiến hành các buổi giao lưu, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH sâu rộng vào quần chúng NLĐ.

Thứ tư, làm tốt công tác cải cách thủ tục hành chính ở tất cả các bộ

phận trong đơn vị theo phương châm nhanh gọn, thuận tiện để tạo niềm tin của đơn vị SDLĐ và NLĐ đối với cơ quan BHXH, tránh tâm lý ngần ngại của người tham gia khi đến cơ quan BHXH thực hiện nghĩa vụ, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa cơ quan BHXH với đối tượng tham gia trên địa bàn quản lý.

* Giải pháp tổ chức thực hiện hình thức thu BHXH, tăng cường kiểm tra xử lý việc thực hiện thu BHXH:

Một là, tăng cường công tác phân công cán bộ chuyên trách, quản lý trực

tiếp đối với các đơn vị sử dụng lao động, thường xuyên bám sát các đơn vị sử dụng lao động để đôn đốc tiến độ thực hiện thu BHXH, đồng thời quán triệt tới từng cán bộ, viên chức của đơn vị thực hiện chấp hành đúng các quy trình nghiệp vụ thu, giải quyết hưởng chế độ BHXH, chi trả, xử lý những trường hợp cố tình làm sai quy trình trong thực thi nhiệm vụ để trục lợi cá nhân ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh ngành BHXH

Hai là, định kỳ hàng tháng thông báo nợ BHXH ở các đơn vị sử dụng lao

động cho Giám đốc, Chủ tịch Cơng đồn cơ sở, đồng thời, báo với cơ quan chủ quản và Đảng ủy cấp trên. Đưa chỉ tiêu thực hiện BHXH hàng năm là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị ở mỗi đơn vị, mỗi cơ sở Đảng.

Ba là, tranh thủ sự quan tâm của các cấp chính quyền, coi cơng tác thực

hiện chính sách BHXH là công tác thường xuyên của các cấp chính quyền. Thực tế cho thấy nếu đơn vị sử dụng lao động nào quan tâm và coi trọng công tác thực hiện chính sách BHXH thì nơi đó thực hiện việc trích nộp BHXH đầy đủ và cơ quan BHXH cấp huyện nào tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo, phối hợp trong công tác BHXH với các cấp chính quyền, đồn thể thì nơi đó tiến độ thực hiện kế hoạch thu BHXH hàng năm luôn đạt tốt.

Bốn là, thường xuyên kiểm tra, rà soát các trường hợp có phát sinh điều

chỉnh mức đóng BHXH tăng bất thường đối với thời gian 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con, nhận con ni. Kiểm sốt các trường hợp có phát sinh điều chỉnh giảm mức đóng, giảm q trình đóng BHXH mà thời gian này đã tính hưởng chế độ, thực hiện thu hồi số tiền chênh lệch đã thanh toán. Phối hợp thanh tra ngành lao động thương binh và xã hội, Liên đoàn Lao động các cấp, tổ chức kiểm tra việc thực hiện Luật BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động. Thực hiện xử phạt đối với các chủ sử dụng lao động cố ý trốn tránh việc khai báo không đầy đủ lao động và quỹ lương. Trong công tác xử lý cần thiết phân định rõ trách nhiệm của từng người và xử lý theo luật định đối với chủ sử dụng lao động. Đối với các doanh nghiệp ngoài nhà nước, cần xem xét xử lý trên góc độ giấy phép kinh doanh của các doanh nghiệp này nếu họ vi phạm quy định về BHXH.

Năm là, Kiểm sốt mức đóng BHXH (mức đóng tối đa, tối thiểu, chế độ

tiền lương đóng) của người lao động theo quy định của pháp luật. Khi phát sinh tăng thu, kể cả tăng mới và truy đóng BHXH, khi thực hiện đồng bộ dữ liệu, cấp mã số BHXH, cộng nối thời gian công tác, gộp sổ BHXH phải kiểm tra, rà soát đối chiếu với các cơ sở dữ liệu. Nghĩa vụ đóng BHXH phải được coi như nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Theo đó, cần áp dụng các biện pháp mạnh đối với những trường hợp vi phạm đóng BHXH tương tự như những trường hợp trốn, gian lận thuế. Chẳng hạn, có thể rút giấy phép kinh doanh hoặc buộc tuyên bố phá sản đối với những doanh nghiệp trì hỗn việc nộp BHXH trong một thời gian nhất định hoặc gian lận trong đóng BHXH, đăng ký BHXH cho người lao động

Sáu là, có cơ chế xét thưởng cho những doanh nghiệp thực hiện tốt việc

đăng ký BHXH, đóng nộp BHXH đầy đủ.

Thực hiện tốt giải pháp này giúp BHXH huyện Mê Linh thực hiện tốt hơn cơng tác quản lý thu BHXH, góp phần tạo nên quỹ BHXH vững mạnh, lâu dài và liên tục; là sự đảm bảo nguồn tài chính cho quỹ BHXH của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 97 - 101)