3.1. Định hướng nâng cao chất lượng công chức huyện SaNamXay, tỉnh AtTaPeu tỉnh AtTaPeu
3.1.1 Quan điểm chỉ đạo của Đảng NDCM Lào và Nhà nước CHDCND Lào
Việc xây dựng và phát triển công chức Lào trong thời kỳ mới là xây
dựng một công chức tồn diện, có chất lượng, có cơ cấu hợp lý, bộ máy thật tinh giản, năng động, hoạt động và có hiệu quả. Một cơng chức vững mạnh về chính trị, có phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ kiến thức cao, có năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành giỏi đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Lào.
Cơng chức nhà nước là những người trực tiếp phục vụ chế độ, đại diện cho Đảng NDCM Lào và Nhà nước CHDCND Lào góp phần xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách, là nhân tố quyết định đối với sự phát triển đất nước Lào. Đặc biệt, hiện nay Lào đang giai đoạn hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với những cơ hội mới, đồng thời cũng chứa đựng khơng ít những nguy cơ và thách thức thì việc xây dựng cơng chức nhà nước ngày càng trở nên bức thiết, là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước.
Trong những năm gần đây, việc thực hiện chủ trương xây dựng công chức nhà nước ở Lào đã đạt được một số kết quả nhất định. Xong thực tế cho thấy, công chức nhà nước hiện nay chưa thực sự ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới.
Trước những thời cơ và thách thức mới của tình hình trong nước và quốc tế, Đảng NDCM Lào và Nhà nước CHDCND Lào đã xác định muốn làm tốt công tác nâng cao chất lượng công chức cần phải đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ công chức đến năm 2030 với mục tiêu chung là: Xây dựng một nền công vụ “chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”.
Các nội dung nâng cao chất lượng công chức trong giai đoạn hiện nay như sau:
- Đẩy mạnh phân cấp quản lý và hoàn thiện việc tổ chức công vụ: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý công chức. Từng bước gắn thẩm quyền tuyển dụng với thẩm quyền sử dụng. Giảm quy mô công vụ, sắp xếp tổ chức bộ máy gọn nhẹ, tránh chồng chéo, tiếp tục tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng công chức.
- Xác định danh mục vị trí việc làm: Đẩy mạnh triển khai việc xác định vị trí việc làm và cơ cấu cơng chức theo ngạch.
- Hoàn thành hệ thống tiêu chuẩn, chức danh công chức: Tổ chức việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hệ thống tiêu chuẩn, chức danh ngạch công chức và tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý từ cấp phịng trở lên để trình cấp có thẩm quyền ban hành.
- Nâng cao chất lượng thi tuyển, thi nâng ngạch công chức và từng bước đối mới chế độ công vụ, công chức theo hướng năng động, linh hoạt:
+ Nâng cao chất lượng thi tuyển và thi nâng ngạch công chức, lựa chọn đúng người có phẩm chất, trình độ và năng lực để tuyển dụng vào công vụ hoặc bổ nhiệm vào các ngạch cao hơn.
+ Từng bước đổi mới chế độ công vụ, công chức theo hướng năng động, linh hoạt. Trước mắt, nghiên cứu quy định cho phép các cơ quan được ký hợp đồng lao động có thời hạn tối đa là 01 năm đối với một số vị trí để đáp ứng ngay yêu cầu của hoạt động côngvụ. Về lâu dài, cần nghiên cứu sửa Luật Cán bộ, cơng chức theo hướng có chế độ cơng chức hợp đồng.
- Ban hành các quy định của Chính phủ đề cao trách nhiệm trong hoạt động thực thi công vụ của cán bộ, công chức và gắn chế độ trách nhiệm cùng kết quả thực thi công vụ với các chế tài về khen thưởng, kỷ luật, thăng tiến, đãi ngộ. Đặc biệt là đề cao trách nhiệm và thẩm quyền của người đứng đầu.
- Tiếp tục đổi mới công tác đánh giá cán bộ, công chức. Việc đánh giá cán bộ, công chức phải căn cứ vào kết quả, hiệu quả công tác; thẩm quyền đánh giá thuộc về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ, công chức. Đánh giá cán bộ, công chức phải dựa trên thành tích, cơng trạng, kết quả cơng tác của cơng chức. Coi đó là thước đo chính để đánh giá phẩm chất, trình độ, năng lực của cơng chức. Sửa đổi, bổ sung và ban hành mới quy trình đánh giá công chức; đảm bảo dân chủ, cơng khai, chính xác và trách nhiệm đối với việc đánh giá cơng chức.
- Thực hiện chính sách nhân tài: Quy định các chế độ, chính sách liên quan đến việc phát hiện, tuyển chọn, tiến cử, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động cơng vụ.
- Đổi mới công tác bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý: Đổi mới phương thức tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, cấp sở, cấp phòng. Quy định độ thực tập sự lãnh đạo, quản lý.
- Tiếp tục nghiên cứu để đổi mới và kiên quyết thực hiện chính sách tinh giản biên chế gắn với công tác đánh giá để nâng cao chất lượng công chức.
Những quan điểm trên cần được nhận thức sâu sắc và thực hiện triệt để, nghiêm túc trong từng khâu của công tác cán bộ, trong việc thực hiện chiến lược xây dựng công chức trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế thế giới.
3.1.2. Mục tiêu và định hướng nâng cao chất lượng công chức tỉnh AtTaPeu
3.1.2.1 Mục tiêu
Mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị huyện SaNamXay nói chung và nâng cao chất lượng cơng chức tỉnh AtTaPeu
giai đoạn 2021 – 2025 được xác định như sau: Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, công chức đủ năng lực, trình độ, nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước có năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, thực hiện hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ của tỉnh.
Căn cứ mục tiêu tổng quát của việc nâng cao chất lượng công chức nêu trên được thể hiện cụ thể như sau:
- Xây dựng cơng chức có số lượng, cơ cấu phù hợp với yêu cầu thực tiễn, từng bước tiến tới chuyên nghiệp, hiện đại, có phẩm chất đạo đức tốt và có nănng lực thực thi cơng vụ, tận tụy phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và phục vụ nhân dân.
- Xác định tiêu chuẩn chức danh ngạch công chức cho từng lĩnh vực từng cấp; xây dựng cơ cấu công chức ở các CQCM; xây dựng và thực hiện quy chế công chức dự bị để tạo nguồn tuyển chọn, bổ sung vào đội ngũ cơng chức.
- Thực hiện việc bố trí, đánh giá và sử dụng công chức trên sơ sở các tiêu chuẩn cụ thể.
- Từng bước cải tiến công tác quản lý hồ sơ nhằm hiện đại hóa cơng tác quản lý cán bộ. Sử dụng công nghệ thông tin và các công cụ quản lý hiện đại khác được áp dụng rộng rãi trong việc quản lý công chức.
- Công chức được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng thực hành theo yêu cầu nghề nghiệp của từng loại công chức, biết sử dụng máy vi tính và ngoại ngữ trong hoạt động công vụ.
- Có quy chế quản lý cơng chức theo hướng đảm bảo nguyên tắc đề cao vai trò, quyền hạn của thủ trưởng CQCM.
- Xây dựng công chức có năng lực hoạt động thực tiễn, cơng tâm với nhiệm vụ, thạo việc tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, tăng cường mối quan hệ giữa chính quyền với nhân dân, nâng cao trách nhiệm công tác, ý thức tổ chức kỷ luật và đạo đức công vụ.
- Đảm bảo 100% công chức từ ngạch chun mơn và tương đương trở lên có trình độ đại học chun ngành, quản lý chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ đang đảm nhận. Có trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên, sử dụng thành thạo tin học trong việc. Riêng đối với công chức khối QLNN phải qua đào tạo Trung cấp QLNN trở lên.
3.1.2.2. Định hướng của tỉnh AtTaPeu
Định hướng nâng cao chất lượng công chức của tỉnh AtTaPeu từ nay đến 2025 và những năm tiếp theo được UBND tỉnh AtTaPeu xác định: “ Nâng cao chất lượng công chức gắn với việc triển khai thực hiện nghiêm túc việc tinh giảm biên chế theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, gắn với xây dựng đội ngũ cơng chức có cơ cấu hợp lý, có phẩm chất đạo đức tốt, có tư duy sáng tạo, có năng lực, trình độ đáp ứng tốt nhu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực vận dụng, cụ thể hóa chủ trương, nghị quyết của cấp trên và kỹ năng xử lý tình huống của cơng chức. Trong đó tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể để nâng cao chất lượng công chức gồm:
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, xây dựng cơng chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thực thi cơng vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của tỉnh. Đến năm 2025, cơng chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành cơng vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của tỉnh; 100% các tổ chức, đơn vị có cơ cấu cơng chức theo vị trí việc làm.
- Đề cao trách nhiệm và đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành và thực thi công vụ của công chức. - Bổ sung và hoàn thiện các chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của công chức.
- Tiếp tục đổi mới phương thức tuyển dụng công chức, viên chức về quy trình, thẩm quyền, trách nhiệm và có quy định về xử lý các vi phạm; tổ chức thí điểm đổi mới phương thức tuyển chọn lãnh đạo, quản lý.
- Đổi mới công tác thống kê, báo cáo và quản lý hồ sơ công chức.
- Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức. Rà soát lại các chương trình đào tạo cơng chức, loại bỏ những nội dung đào tạo trùng lắp, để công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức mang lại lợi ích thiết thực, khơng lãng phí. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng, góp phần xây dựng cơng chức chun nghiệp, có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế.
3.1.3. Định hướng nâng cao chất lượng công chức của huyện SaNamXay
Xây dựng và phát triển cơng chức huyện SaNamXay phải góp phần xây dựng cơng chức huyện SaNamXay có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, có tinh thần đoàn kết, hợp tác và phong cách làm việc khoa học; kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá huyện SaNamXay.
Huyện SaNamXay luôn xác định đây là một nhiệm vụ quan trọng nhất cần tập trung làm tốt, bởi vì dù cho bộ máy có sắp xếp tinh gọn, hợp lý mà công chức không đủ phẩm chất, khơng đủ trình độ, năng lực thực thi cũng không đạt được mục tiêu đề ra.
Huyện SaNamXay đã đề ra một số định hướng về nâng cao chất lượng công chức như sau:
- Xây dựng cơng chức có trình độ chun mơn giỏi, có năng lực thực sự đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao, làm việc trách nhiệm, có hiệu quả. Để có cơng chức có chất lượng, cần quan tâm từ khâu tuyển dụng công chức. Tuyển dụng công chức phải căn cứ vào nhu cầu cơng việc, vị trí cơng tác của các chức danh chuyên môn và chỉ tiêu biên chế được giao.
- Đội ngũ công chức phải được đào tạo, bồi dưỡng có chất lượng thực sự, có kiến thức tồn diện về chính trị, QLNN, kỹ năng nghiệp vụ hành, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, tin học, … Những kiến thức mà người công chức được trạng bị phải gắn liền với năng lực thực thi công vụ, khả năng xử lý được những tình huống cụ thể trong thực tế công tác. Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức phải đáp ứng về lượng lẫn về chất. Công chức sau đào tạo phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Kết quả sau đào tạo giúp cho người công chức phải trở thành người có đủ tiêu chuẩn cho những vị trí cơng tác theo quy định.
- Thường xuyên chú trọng việc nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống của cơng chức gắn với đảm bảo lợi ích vật chất và động viên tinh thần đối với công chức hăng hái, tận tụy với cơng việc, có ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức giữ gìn đồn kết thống nhất trong nội bộ, có lối sống trung thực, lời nói đi đơi với việc làm, dám nghĩ, biết làm, dám chịu trách nhiệm, dám nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, sống linh mạnh, biết quan tâm giúp đỡ người khác, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân.
- Công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ hiện nay là đặc biệt quan trọng, huyện SaNamXay chú trọng thực hiện tốt quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý gắn với đào tạo, bồi dưỡng và đẩy mạnh công tác luân chuyển công chức, chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, đưa vào quy hoạch công chức trẻ tuổi, công chức nữ, công chức là người dân tộc, cơng chức có trình độ, năng lực chun mơn, xuất thân từ gia đình cách mạng có triển vọng để đào tạo, rèn luyện, trở thành cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chủ chốt. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong việc lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển công chức. Công tác đánh giá công chức phải phục vụ cho việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm công chức.
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng công chức các phịng chun mơn thuộc UBND huyện SaNamXay
3.2.1. Hoàn thiện đề án vị trí việc làm của huyện, xây dựng khung năng lực cho từng vị trí cơng tác năng lực cho từng vị trí cơng tác
Xác định vị trí việc làm là cơ sở để sắp xếp lại công chức; phát hiện những chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của các vị trí việc làm, các cơ quan tổ chức, phục vụ hiệu quả cho hoạt động tuyển dụng, bố trí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng công chức, đánh giá công chức, quy hoạch công chức và cải cách tiền lương hiệu quả.
Bản chất của việc xác định vị trí việc làm là xem xét trong cơ quan, đơn vị có bao nhiêu vị trí việc làm và cần bao nhiêu người để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị đó. Điều này sẽ giúp tuyển đúng người cho công việc.
Năng lực được hiểu là đặc tính có thể đo lường được kiến thức, kỹ năng, thái độ, các phẩm chất cần thiết để hoàn thành được nhiệm vụ và là yếu tố giúp một cá nhân làm việc hiệu quả hơn so với những người khác. Năng lực có thể phát triển, nâng cao thơng qua các khóa tập huấn, việc luân chuyển vị trí, kinh nghiệm thực tiễn, quá trình học tập hoặc tự bản thân phát triển. Việc có đạt được cấp độ nào đó của một năng lực được đánh giá thông qua khả năng áp dụng năng lực đó trong những hồn cảnh, tình huống khác nhau. Vì thế, khung năng lực là bảng mô tả tổng hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ và đặc biệt một cá nhân cần để hồn thành tốt cơng việc. Nói cách khác, khung năng lực có thể hiệu là tiêu ch̉n chức danh cơng chức và tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương trở lên. Đây là một những công cụ quản lý nhân sự