Quản lý nguồn thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại viện vệ sinh dịch tễ tây nguyên (Trang 25 - 27)

Bảng 2.9 : Kết quả thực hiện dự toán chi giai đoạn 2018 – 2020

1.2. Nội dung quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp cơng lập ngàn hy tế

1.2.1. Quản lý nguồn thu

Quản lý nguồn thu tài chính ở các đơn vị sự nghiệp y tế dự phòng bao gồm quản lý các nguồn thu chủ yếu như sau: Nguồn thu kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp, nguồn kinh phí ngồi ngân sách Nhà nước cấp và nguồn thu khác

Nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp bao gồm:

- Nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, được cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự tốn được cấp có thẩm quyền giao. Để có được nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp, các đơn vị phải thực hiện tốt công tác lập kế hoạch, dự toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các thông tư, văn bản đặc thù cho từng ngành, từng lĩnh vực hướng dẫn thực hiện luật và các quy định khác của Nhà nước. Việc quản lý nguồn thu phải trải qua đầy đủ các khâu trong quy trình lập dự toán ngân sách hàng năm và dựa trên cơ sở hệ thống các chế độ chính sách tiêu chuẩn, định mức phù hợp với thực tiễn kinh tế - xã hội đang vận động.

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với đơn vị không phải là tổ chức khoa học và cơng nghệ);

- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng để điều tra, quy hoạch, khảo sát,, nhiệm vụ khác;

- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; - Kinh phí thực hiện chính sách tinh giảm biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định (nếu có);

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự tốn được giao hàng năm;

- Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngồi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Kinh phí khác.

Nguồn kinh phí ngồi ngân sách Nhà nước cấp

Đối với đơn vị sự nghiệp y tế nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp gồm, gồm: Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí cho đơn vị sử dụng theo quy định của Nhà nước; thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của đơn vị. Khoản thu này bao gồm:

- Sự nghiệp y tế, đảm bảo xã hội;

- Sự nghiệp y tế dân số, kế hoạch hóa gia đình đảm bảo xã hội;

- Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng từ các hoạt động dịch vụ;

- Nguồn viện trợ, tài trợ của các Chính phủ và tổ chức nước ngồi, q biếu tặng theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra còn một số nguồn thu khác

- Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị.

- Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Việc quản lý khai thác các nguồn thu phải theo đúng chế độ, đúng phạm vi và định mức. Các khoản thu phải được công khai, minh bạch, kết hợp chặt

chẽ giữa các yếu tố thẩm quyền và trách nhiệm. Những nguồn thu do Nhà nước quy định thì phải có trách nhiệm thu theo kế hoạch, đảm bảo thu đúng, thu đủ, tổ chức tốt quá trình quản lý thu, đồng thời đề ra các biện pháp tổ chức thu thích hợp.

Đối với đơn vị được sử dụng nhiều nguồn thu phải có biện pháp quản lý thu thống nhất nhằm thực hiện thu đúng mục đích, thu đủ và thu đúng kỳ hạn. Những khoản thu có tính chất phục vụ nhu cầu xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ liên doanh liên kết thì mới được tự quyết định mức thu theo ngun tắc bù đắp đủ chi phí và có tích lũy.

Quy trình quản lý thu

Quy trình quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập được tiến hành theo từng năm kế hoạch qua các khâu sau:

- Xây dựng kế hoạch dự toán thu: Phải dựa vào chức năng, nhiệm vụ chính trị, xã hội được giao cho đơn vị cũng như các chỉ tiêu cụ thể, từng mặt hoạt động do cơ quan có thẩm quyền thơng báo; các văn bản pháp lý quy định thu như chế độ thu do Nhà nước quy định; số kiểm tra về dự toán thu do cơ quan có thẩm quyền thơng báo; kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu của các năm trước (chủ yếu năm báo cáo) và triển vọng của các năm tiếp theo.

- Thực hiện kế hoạch thu theo dự toán: Là căn cứ quan trọng để tổ chức thực hiện thu. Trong quá trình thu, đơn vị phải thực hiện thu đúng đối tượng, thu đủ, tuân thủ các quy định của Nhà nước để đảm bảo hoạt động của đơn vị mình.

- Quyết tốn các khoản thu: Cuối năm, đơn vị phải giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong khâu tổ chức thu nộp, sau đó tổng hợp, đánh giá tình hình chấp hành dự toán thu đã được giao, rút ra những kinh nghiệm cho việc khai thác nguồn thu, cơng tác xây dựng dự tốn và tổ chức thu nộp trong thời gian tới, nộp báo cáo cho cơ quan quản lý cấp trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại viện vệ sinh dịch tễ tây nguyên (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)