Bảng 2.9 : Kết quả thực hiện dự toán chi giai đoạn 2018 – 2020
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công
1.3.1. Các nhân tố khách quan
Thứ nhấti, Trình độ phát triển kinh tế xã hội: Trình độ phát triển kinh tế
xã hội có tác động rất mạnh đến quản lý tài chính tại ĐVSNCL ngành y tế. Nếu nền kinh tế phát triển với tốc độ cao, sự đầu tư của Nhà nước cho lĩnh vực y tế đặc biệt là y tế dự phòng cũng tăng lên theo đó. Tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế thị trường (KTTT) là sự phân hóa giàu nghèo trong tầng lớp dân cư do mức sống của người dân đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa cịn thấp nên khả năng thu phí từ các hoạt động trích ngừa, xét nghiệm của bộ phận nhóm người này cịn rất hạn chế.
Mặt khác, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, đời sống vật chất của người dân cũng được cải thiện và nâng cao. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân tăng cao, đòi hỏi về chất lượng dịch vụ tư vấn để phòng chống bệnh tật ngày càng cao.
Thứ hai, Mơi trường pháp lý nói chung: Môi trường pháp lý của Nhà nước được xây dựng dựa trên các quan điểm định hướng về chính sách quản lý ĐVSNCL ngành y tế trong từng giai đoạn cụ thể của Nhà nước nhằm cụ thể hóa các chính sách đó. Mơ hình quản lý tài chính của ĐVSNCL ngành y tế, từ việc xây dựng các tiêu chuẩn, định mức, các quy định về lập dự toán, điều chỉnh dự tốn, cấp phát kinh phí, kiểm tra, kiểm sốt, đến quyết tốn kinh phí, nhằm phát huy tối đa hiệu quả quản lý vĩ mô của Nhà nước. Vì vậy, nếu mơi trường pháp lý không phù hợp sẽ trở thành hàng rào trói buộc, cản trở đến q trình tạo lập và sử dụng nguồn lực tài chính của ĐVSNCL ngành y tế, ảnh hưởng xấu đến kết quả chuyên môn của đơn vị. Ngược lại, môi trường pháp lý
hợp lý không chỉ hạn chế thất thoát, lãng phí các nguồn lực tài chính và cịn giúp ĐVSNCL ngành y tế đạt được mục tiêu xác định.
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực y học ngày nay, khoa học công nghệ phát triển rất mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực, lĩnh vực khám chữa bệnh tư vấn cách phòng tránh các bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng như bạch hầu, viêm não nhật bản, sốt xuất huyết, sởi…
Ngoài các yếu tố ảnh hưởng trên thì cịn có các yếu tố ảnh hưởng như quy mơ, vị trí địa lý, hệ thống thông tin… cũng ảnh hưởng đến QLTC của ĐVSNCL ngành y tế.
1.3.2. Các nhân tố chủ quan
Thứ nhất, Ngành y tế có chứa đựng nhiều đặc điểm có ảnh hưởng đến
cơng tác quản lý tài chính tại chính các ĐVSNCL trong ngành. Chẳng hạn, do quy mơ lớn, tính phức tạp và tầm quan trọng của các đơn vị sự nghiệp nên các bộ phận trong một đơn vị hoạt động có tính chất tương đối độc lập (ví dụ hoạt động của các khoa chuyên môn trong một bệnh viện…). Từ đó, chế độ quản lý tài chính nội bộ thiên về phân cấp rộng cho bộ phận khoa ban, cơ quản quản lý cao nhất của đơn vị sự nghiệp ngành y chỉ tập trung đảm nhiệm những khâu quản lý trọng yếu, cần thống nhất trong toàn thể đơn vị. Nếu các đơn vị sự nghiệp có quy mơ nhỏ thì bộ máy quản lý tài chính gọn nhẹ, thường chỉ bao gồm các cán bộ phịng tài chính kế tốn, phịng này trực tiếp quản lý tài chính chung cho các bộ phận của đơn vị.
Thứ hai, Chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với ngành y tế cũng như các đơn vị sự nghiệp cơng lập trong ngành. Trong q trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhà nước ta đã có sự quan tâm đặc biệt đối với y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các ĐVSNCL ngành y tế hợp tác quốc tế, thu hút nguồn viện trợ nước ngoài cũng như tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Chính sách xã hội hóa cho phép các ĐVSNCL ngành y tế đa dạng hóa việc khai thác các nguồn tài chính phục vụ cho cơng tác chun mơn của mình.
Thứ ba, Năng lực quản lý tài chính của ĐVSNCL ngành y tế: Con người
thông tin đề ra các quyết định quản lý. Trình độ cán bộ quản lý là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính kịp thời chính xác của các quyết định quản lý, do đó ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý. Nếu cán bộ quản lý tài chính có kinh nghiệm và trình độ chun mơn nghiệp vụ, sẽ đưa ra được những biện pháp quản lý phù hợp, xử lý thơng tin quản lý kịp thời, chính xác làm cho hoạt động quản lý ngày càng đạt hiệu quả cao, ngược lại nếu cán bộ quản lý yếu kém, khơng giám chịu trách nhiệm thì hoạt động quản lý tài chính sẽ trì trệ, lạc hậu, kém hiệu quả. Đối với đội ngũ cán bộ trực tiếp làm cơng tác tài chính kế tốn, nếu có năng lực, trình độ chuyên mơn tốt, có kinh nghiệm cơng tác sẽ đưa quản lý tài chính kế tốn đi vào nề nếp, tn thủ các chế độ quy định về tài chính kế tốn của Nhà nước.
Trình độ năng lực, chun mơn, nhận thức của người làm quyản lý cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cơng tác lập dự tốn. Người làm quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến tính kịp thời, chính xác của các quyết định. Do vậy, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động của bộ máy nói chung cũng như quản lý tài chính nói riêng.
Thứ tư, Trình độ cán bộ quản lý tài chính: Làm việc trong lĩnh vực tài
chính địi hỏi phải có năng lực quản lý, điều hành và am hiểu về tài chính, có kỹ năng thành thạo nghiệp vụ, chuyên môn, nếu không đáp ứng được yêu cầu này thì hoạt động quản lý tài chính sẽ gặp nhiều khó khăn.
Thứ năm, Cơng tác lập kế hoạch tài chính, hạch tốn kế tốn: Cơng tác
lập kế hoạch tài chính đóng vai trị quan trọng trong quản lý tài chính, nó đảm bảo cho các khoản chi tài chính của đơn vị được đảm bảo. Căn cứ vào quy mô, cơ sở vật chất, các hoạt động sự nghiệp và hoạt động khác trong năm báo cáo để có cơ sở dự kiến năm kế hoạch cho đơn vị. Dựa vào số liệu chi cho con người, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm, sửa chữa và xây dựng cơ bản của năm báo cáo làm cơ sở dự kiến hàng năm.
Hạch toán kế toán là một phần khơng thể thiếu của quản lý tài chính. Để ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của các nhà quản trị, đòi hỏi cơng tác ghi chép, tính tốn, phản ánh số hiện có, tình hình ln chuyển và sử dụng tài sản, quá trình và kết quả hoạt động sử dụng kinh phí của đơn vị phải kịp thời, chính xác.
Thứ sáu, Công tác kiểm tra, kiểm tốn tài chính: Cho phép chủ động
ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực về tài chính trong hoạt động thu chi tài chính của ĐVSNCL. Đồng thời phát hiện ngăn chặn những hành vi sai trái, tiêu cực trong quản lý tài chính cho nên cần phải thực hiện cơng tác kiểm tra, kiểm tốn một cách thường xuyên nhằm giúp các ĐVSNCL quản lý và sử dụng các nguồn tài chính một cách chặt chẽ và có hiệu quả.
1.4. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế và bài học rút ra đối với Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên
1.4.1. Quản lý tài chính tại một số đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế
1.4.1.1. Quản lý tài chính tại Viện Pasteur Nha Trang
Viện Pasteur TP. Nha Trang là một cơ sở nghiên cứu và thí nghiệm khoa học chuyên về các căn bệnh nhiệt đới cùng các dược phẩm. Viện là đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và do Cục Y tế Dự phòng là cơ quan quản lý nhà nước thay mặt Bộ Y tế quản lý về chuyên môn. Về chuyên môn của Viện triển khai các hoạt động và chương trình, dự án thuộc lĩnh vực y tế dự phịng, y tế cơng cộng tại các tỉnh khu vực miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận, nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế, chỉ đạo chuyên môn tuyến dưới và hợp tác quốc tế.
Hiện nay, Viện có 5 phịng chức năng; 3 trung tâm; 8 khoa chuyên môn. Về quản lý thu: Dựa trên báo cáo kết quả về tài chính cho thấy nguồn tài chính của Viện Pasteur Nha Trang bao gồm nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp, nguồn thu sự nghiệp của của đơn vị, nguồn viện trợ và nguồn khác.
- Nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp: theo cơ chế tự chủ thì nguồn kinh phí này chủ yếu được chi cho các hoạt động thường xuyên như: tiền công, tiền lương, hội nghị tập huấn, hóa chất sinh phẩm, sửa chữa, mua sắm tài sản…
- Nguồn thu sự nghiệp, kinh doanh, dịch vụ và thu khác hiện tại đây là nguồn thu chủ yếu của Viện, các năm qua nguồn thu sự nghiệp của Viện ngày càng gia tăng. Cụ thể: năm 2018 mức thu sự nghiệp, kinh doanh dịch vụ và thu khác là 96.291.015 triệu đồng, năm 2019 tăng lên là 102.749.784 triệu đồng,
riêng năm 2020 mức thu tăng vọt nên 108.995.375 triệu đồng theo báo cáo tổng kết hoạt động hàng năm của Viện Paster Nha Trang
Về quản lý chi: Tại Viện Paster Nha Trang, cơ cấu các khoản chi hoạt động thường xuyên qua các năm có sự biến động giữa từng nhóm mục chi nhưng khơng q lớn, khá ổn định, từ đó khẳng định cơ cấu chi thường xuyên của Viện đã tạo được tính cân đối, tỷ trọng hợp lý.
Về cân đối thu chi: Số chênh lệch thu lớn hơn chi được Viện chủ yếu chi cho thu nhập tăng thêm, đây là sự khích lệ đối với tồn cán bộ, viên chức trong toàn Viện. Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi cũng được Viện quan tâm hàng đầu.
Về công tác thanh tra kiểm tra: được Ban lãnh đạo và phịng tài chính kế tốn quan tâm đặc biệt, thực hiện định kỳ theo kế hoạch nhằm đánh giá toàn diện về hiệu quả cơng tác phịng chống dịch bệnh, đánh giá đúng thực trạng và xác định những ưu, khuyết điểm để từ đó tìm ra ngun nhân của những hạn chế, đề xuất giải pháp tích cực trong việc quản lý tài chính Tại Viện Paster Nha Trang.
1.4.1.2. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương.
Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương là một trong những Viện đầu ngành của hệ Y tế dự phòng Việt Nam. Viện được thành lập ngày 01/07/1957 theo Quyết định số 287/TTg của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi là Viện Sốt rét, năm 1961 Viện được đổi tên thành Viện Sốt rét , Ký sinh trùng và Côn trùng và năm 1998 đổi tên thành Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương cho đến nay.
Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương có 12 đơn vị Khoa/Phòng, một Trường Cao đẳng Y tế Đặng Văn Ngữ và 1 Trung tâm Phòng chống Côn trùng bao gồm: 7 khoa chun mơm, 5 phịng chức năng, Trường Cao đẳng Y tế Đặng Văn Ngữ, Trung tâm phịng chống Cơn trùng.
Ngày đầu thành lập Viện chỉ có 69 cán bộ viên chức, qua 64 năm xây dựng và phát triển, đến năm 2020 Viện có 278 cán bộ viên chức, trong đó có 5 PGS.TS, 17 Tiến sỹ, 36 Thạc sỹ, 3 Chuyên khoa I, 97 cán bộ đại học, 95 Cao
đẳng và trung cấp, cán bộ khác 30 người; Đảng bộ Viện có 12 chi bộ với 151 Đảng viên; các thế hệ cán bộ viên chức của Viện đã ln hồn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao góp phần tích cực vào cơng cuộc bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Viện, đây là một lĩnh vực rộng lớn vừa nghiên cữu cơ bản vừa nghiên cứu ứng dụng để phục vụ cơng tác phịng chống sốt rét, phòng chống các bệnh ký sinh trùng, cơn trùng truyền bệnh góp phần đắc lực vào việc hồn thành nhiệm vụ chính trị của Viện.
Về quản lý thu: Tổng thu sự nghiệp được Viện thực hiện thu từ các khoản:
- Thu từ nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp, đây là nguồn thu chủ yếu (chiếm khoảng 75% đến 80%) trong tổng số nguồn thu của Viện nhằm duy trì các hoạt động thường xuyên của Viện như nghiên cứu khoa học, đào tạo, khám chữa bệnh và hoạt động của chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống sốt rét. Nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước đảm bảo này được Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch hoạt động và giao dự toán hàng năm cho Viện. Nguồn thu từ ngân sách Nhà nước được cấp hàng năm theo dự toán thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước, nội dung hoạt động và định mức chi theo các Nghị định của Chính Phủ, Thơng tư của các Bộ, ngành liên quan theo lĩnh vực cụ thể.
- Các nguồn thu khác, bao gồm từ các nguồn thu viện trợ hợp tác quốc tế để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trên cơ sở các Hiệp định, cam kết của nhà tài trợ với Viện, chủ yếu là sự hỗ trợ của Tổ chức y tế thế giới (WHO), Quỹ tồn cầu phịng chống sốt rét (GF), các tổ chức của Bỉ, Úc, Đan mạch, Thụy điển… trên cơ sở phòng chống sốt rét, sốt rét kháng thuốc, giám sát, điều tra sốt rét.
- Nguồn thu học phí, viện phí từ các hoạt động đào tạo, khám chữa bệnh các khoản thu này chiếm khoảng từ 20% đến 25%. Thực hiện thu chi theo quy định và trên nguyên tắc tự đảm bảo cân đối thu chi, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ tốt cho giảng dạy, học tập và khám chữa bệnh, ngồi ra cịn có nguồn thu sự nghiệp khác từ nhượng bán hàng thanh lý, cho thuê mặt bằng.
Để quản lý được nguồn thu từ hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh một cách có hiệu quả và minh bạch, Viện đã gửi toàn bộ số thu của các hoạt động dịch vụ vào kho bạc nhà nước, mở tài khoản chuyên dùng thu và ủy quyền nhờ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chuyên thu hộ hàng ngày.
Về quản lý chi: Chủ động sắp xếp chi thường xuyên thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao, ưu tiên cho các nhiệm vụ quan trọng, điều chỉnh chế độ tiền lương khi có cơng văn hay thông tư hướng dẫn các khoản chi cho con người nhanh chóng, kịp thời, chính xác và các khoản đóng góp theo chế độ.
Về quản lý cân đối thu chi: Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương thực hiện thu đúng, thu đủ, chi tiết kiệm và hiệu quả đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên đạt từ 95 đến 98%. Từ đó trích lập được các quỹ theo quy định, nhằm đảm bảo đời sống xã hội cho cán bộ nhân viên và thực hiện chế độ thưởng tăng thêm cho người lao động, bù đắp các quỹ cho phát triển bệnh Viện.
Về tổ chức kiểm tra kiểm tốn: Đây là cơng việc ln được ban lãnh đạo Viện đặc biệt quan tâm, do đó cơng tác kiểm tra kế toán được thực hiện một cách triệt để, các cá nhân và bộ phận được giao đã nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của mình.
1.4.2. Bài học kinh nghiêm đối với Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên
Về quản lý nguồn thu:
- Tăng cường các nguồn thu từ Ngân sách Nhà nước và các khoản thu khác của đơn vị.
- Đảm bảo thu đúng, thu đủ, tránh tình trạng thất thốt trong cơng tác thu và quản lý thu.
Về quản lý chi:
Thực hiện kiểm soát chặt chẽ các khoản chi, đảm bảo sử dụng các khoản chi tiết kiệm, hiệu quả.