Chức năng, nhiệm vụ của Viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại viện vệ sinh dịch tễ tây nguyên (Trang 45)

Bảng 2.9 : Kết quả thực hiện dự toán chi giai đoạn 2018 – 2020

2.1. Khái quát về Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Viện

2.1.2.1. Nghiên cứu khoa học:

- Nghiên cứu dịch tễ học các dịch bệnh mang tính đặc thù và dịch bệnh mới xuất hiện trong khu vực;

- Nghiên cứu vi sinh y học, miễn dịch học và sinh học liên quan đến bệnh, dịch trong khu vực;

- Nghiên cứu các biện pháp phòng chống, giám sát, đánh giá dịch bệnh, áp dụng có hiệu quả và phù hợp với đặc điểm cộng đồng dân cư, điều kiện địa lý, sinh thái trong khu vực;

- Nghiên cứu điều tra về sức khỏe môi trường, sức khỏe lao động, sức khỏe học đường, vệ sinh an toàn thực phẩm, dinh dưỡng, đề xuất các biện pháp nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng;

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế, xã hội, thảm họa, di biến động dân cư, trình độ dân trí và các bệnh tật mới xuất hiện ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng;

- Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chuyên ngành.

2.1.2.2. Chỉ đạo tuyến

- Giúp Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo chun mơn, kỹ thuật về phịng chống dịch bệnh, kiểm dịch y tế biên giới, vệ sinh mơi trường, dinh dưỡng, vệ sinh an tồn thực phẩm, sức khỏe lao động, y tế trường học và các bệnh nghề nghiệp tại các tỉnh, thành phố trong khu vực;

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá và tư vấn việc thực hiện chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành nêu trên của hệ thống y tế dự phòng trong khu vực.

2.1.2.3. Đào tạo

- Tổ chức đào tạo và đào tạo lại nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật thuộc chuyên ngành y tế dự phòng cho cán bộ tuyến dưới thuộc khu vực các tỉnh Tây Nguyên theo quy định của pháp luật;

- Tham gia với các trường Đại học để đào tạo lại cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học chuyên nghành y tế dự phòng.

2.1.2.4. Truyền thông giáo dục

- Nghiên cứu xây dựng các nội dung, hình thức và phương pháp truyền thông giáo dục về phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, dinh dưỡng, sức khỏe lao động, sức khỏe môi trường, sức khỏe học đường phù hợp với tập quán và dân trí của nhân dân các tỉnh trong khu vực;

- Phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng, các Ban, Ngành của địa phương và các cơ quan có liên quan để tiền hành cơng tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân dân về các bệnh, dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, dinh dưỡng, sức khỏe lao động, sức khỏe môi trường và các biện pháp bảo vệ, nâng cao sức khỏe cộng đồng dân cư trong khu vực.

- Chủ động khai thác nguồn viện trợ, đầu tư nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, cung cấp trang thiết bị và xây dựng cơ bản với các tổ chức, cá nhân ngoài nước, tranh thủ sự viện trợ, giúp đỡ của các nước ngoài về vật chất, kỹ thuật, kiến thức để xây dựng Viện ngày càng phát triển;

- Hợp tác với các cơ quan nghiên cứu khoa học, các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong khu vực và trên thế giới theo quy định của pháp luật để nghiên cứu khoa học, ứng dụng các thành tựu khoa học trong lĩnh vực y tế dự phòng;

- Hợp tác nghiên cứu khoa học và triển khai các dự án liên quan đến y tế dự phòng trong khu vực và trên thế giới;

- Xây dựng kế hoạch đồn ra, đồn vào theo chương trình hợp tác quốc tế với Viện, cử cán bộ đi học tập, nghiên cứu, cơng tác ở nước ngồi và nhận chuyên gia, giảng viên, học viên là người nước ngoài đến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và học tập tại Viện. Viện chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhân sự mà Viện cử đi hoặc cho phép ra nước ngoài và quản lý các đoàn ra, đoàn vào theo quy định của pháp luật;

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án quốc tế về y tế.

2.1.2.6. Quản lý đơn vị

- Xây dựng, ban hành và triển khai quy chế hoạt động theo quy định của pháp luật;

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đơn vị, quản lý tổ chức cán bộ, cơng chức, biên chế, tiền lương, tài chính, vật tư thiết bị theo quy định của pháp luật;

- Tiếp nhận, quản lý và phân phối kinh phí, trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất, vắc xin, sinh phẩm cho các địa phương trong khu vực thuộc Viện quản lý;

- Tổ chức thực hiện đúng các quy định về thu, chi ngân sách của Viện, từng bước hạch toán thu, chi theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức doanh nghiệp nhà nước thuộc Viện khi có nhu cầu để hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ khoa học kỹ thuật gắn với

- Triển khai các hoạt động dịch vụ khoa học kỹ thuật, phát triển các dự án hợp tác trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật để hỗ trợ hoạt động chuyên môn, tăng thêm nguồn kinh phí cho Viện và cải thiện đời sống cho cán bộ, viên chức của Viện;

- Thực hiện chế độ báo cáo về mọi hoạt động của Viện theo quy định.

2.1.3. Bộ máy tổ chức và nhân sự của Viện

2.1.3.1. Bộ máy tổ chức:

- Lãnh đạo Viện: 02 cán bộ (01 Viện trưởng và 01 Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế):

- Phòng chức năng: gồm có 04 phịng chức năng, 07 khoa chun mơn và 03 Trung tâm.

a) Các phịng chức năng:

+ Phịng Tổ chức – Hành chính;

+ Phòng Kế hoạch – Quản lý khoa học; + Phịng Tài chính – Kế tốn

+ Phịng Quản trị - Vật tư. b) Các khoa chuyên môn:

+ Khoa Dịch tễ;

+ Khoa Côn trùng và Kiểm dịch; + Khoa Vi khuẩn;

+ Khoa Vi rút;

+ Khoa Phòng, chống HIV/AIDS;

+ Khoa Y học lao động – Sức khỏe mơi trường; + Khoa Dinh dưỡng – An tồn vệ sinh thực phẩm. c) Các trung tâm nghiệp vụ

+ Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật y tế dự phịng; + Trung tâm kiểm nghiệm an tồn vệ sinh thực phẩm; d) Trung tâm đào tạo

Tổ chức bộ máy của Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên được thể hiện qua sơ đồ 2.1 dưới đây:

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên 2.1.3.2. Nhân sự của Viện

Cơ cấu cán bộ, viên chức và người lao động của Viện là 125 người tính tới thời điểm 31/12/2020 như sau:

+ Ngạch nghiên cứu viên cao cấp: 1 người

BAN LÃNH ĐẠO VIỆN

PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHỊNG KẾ HOẠCH VÀ QLKH PHỊNG VẬT TƯ QUẢN TRỊ PHỊNG TÀI CHÍNH KẾ TỐN BAN AN TOÀN SINH HỌC HỘI ĐỒNG KHOA HỌC KHỐI HÀNH CHÍNH KHOA VIRUS KHOA VI KHUẨN KHOA PC HIV/ AIDS KHOA CÔN TRÙNG- KIỂM DỊCH KHOA DỊCH TỄ KHOA DINH DƯỠNG/ ATTP KHOA YHLĐ/ SỨC KHỎE MT

KHỐI CÁC KHOA CHUYÊN MÔN

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM THỰC PHẨM TRUNG TÂM DỊCH VỤ KHKT

+ Ngạch nghiên cứu viên chính và tương đương: 9 người + Ngạch nghiên cứu viên và tương đương: 78 người + Cao đẳng, trung cấp và kỹ thuật viên: 25 người + Lao động khác: 12 người

Phân loại cán bộ, viên chức theo trình độ đào tạo: + Tiến sỹ, chuyên khoa II: 5 người

+ Thạc sỹ, chuyên khoa I: 37 người + Đại học: 47 người

+ Cao đẳng, trung cấp: 24 người + Lao động khác : 12 người

Bảng 2.1: Nguồn nhân lực của Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên giai đoạn 2018-2020 Năm Tổng số lao động đến 31/12 Trong đó Lao động biên chế Lao động hợp đồng Hợp đồng theo NĐ 68 Hợp đồng khơng thời hạn Hợp đồng có thời hạn 2018 133 103 13 17 0 2019 135 103 14 18 0 2020 125 94 14 17 0 Nguồn: Phịng Tổ chức hành chính cung cấp

Trong nhiều năm hình thành và phát triển nguồn nhân lực của Viện ngày càng được phát triển cả về mặt số lượng và chất lượng, tỷ lệ bác sỹ chuyên khoa II, tiến sỹ tăng, cán bộ có trình độ chun môn tuy nhiên qua Bảng 2.1 cho thấy năm 2020 tỷ lệ cán bộ biên chế giảm 9 biên chế so với năm 2018 và 2019 nguyên nhân là do một số cán bộ nghỉ hưu và luôn chuyển công tác, một số khác thôi việc chuyển sang các đơn vị y tế tư nhân, đây là tình trạng chung

của ngành y tế trong những năm trở lại đây, khi mà lực lượng y tế tư nhân ngày càng phát triển nhiều. Đây cũng là thách thức vừa là cơ hội cho các đơn vị y tế công cần ý thức và thay đổi chất lượng dịch vụ để nhân dân tin tưởng và trọng dụng y tế công.

2.1.4. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của phịng tài chính kế tốn

Tham mưu cho Viện trưởng về kế hoạch sử dụng và điều phối các nguồn kinh phí hoạt động của Viện. Thực hiện kiểm tra giám sát, việc quản lý và chấp hành chế độ tài chính kế tốn của Nhà nước trong tất cả các hoạt động lĩnh vực của Viện.

2.1.4.1. Nhiệm vụ:

- Xây dựng các quy định và định mức thu, chi phù hợp;

- Quản lý tài chính đúng quy định của pháp luật và sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan chun mơn có thẩm quyền;

- Lập kế hoạch ngân sách và quyết toán ngân sách hàng năm;

- Xây dựng hệ thống các định mức thu từ các nguồn khác nhau, rà soát bổ sung, cập nhật hệ thống các định mức thu phù hợp với thực tế, giám sát, kiểm tra, đôn đốc để thu triệt để các nguồn thu;

- Tổ chức cơng tác kế tốn trong Viện theo đúng quy định hiện hành. Thực hiện các nghiệp vụ kế tốn lao động tiền lương, chế độ chính sách, vật tư tài sản, hành chính sự nghiệp chính xác kịp thời. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát cơng tác kế tốn, chế độ thu, chi của Viện;

- Tổ chức bảo quản lưu trữ các chứng từ, sổ sách kế toán theo đúng quy định;

- Tổ chức công khai thông tin về các chủ trương, chính sách của Nhà nước, cơng khai về dự toán và quyết toán, thu chi ngân sách của Viện. Hướng dẫn thực hiện chế độ chứng từ kế toán căn cứ theo chế độ chứng từ kế tốn do Bộ tài chính ban hành;

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác được Viện trưởng giao.

2.1.4.2. Cơ cấu tổ chức của phòng TCKT:

- 01 Trưởng phịng; - 01 Phó phịng. b) Các bộ phận: - Thu chi ngân sách;

- Thu, chi hoạt động dịch vụ ngân dịch vụ; - Chi hoạt động mục tiêu y tế dân số;

- Theo dõi tài sản, vật tư hóa chất, sinh phẩm; - Thủ quỹ.

2.1.5. Tình hình hoạt động chun mơn tại Viện

Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên là đơn vị sự nghiệp Y tế trong hệ thống các Viện Vệ sinh Dịch Tễ/ Pasteur thuộc Bộ Y tế có nhiệm vụ: tổ chức, chỉ đạo, triển khai các hoạt động thuộc lĩnh vực y tế dự phòng, y tế công cộng tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên; thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển, ứng dụng công nghệ về lĩnh vực y tế dự phòng, y tế cộng cộng, đào tạo, bồi dưỡng, chỉ đạo chuyên môn tuyến dưới và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế dự phòng, y tế công cộng; cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám phát hiện tư vấn, điều trị dự phòng và cung cấp các dịch vụ về y tế dự phịng, y tế cơng cộng khác đáp ứng nhu cầu xã hội theo quy định của pháp luật, quản lý đơn vị và thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ Y tế giao.

- Về chỉ đạo tuyến: Tăng cường chỉ đạo tuyến dưới thông qua các hình thức như các văn bản chỉ đạo, trực tiếp giám sát, kiểm tra. Trong năm 2020 đã ban hành hơn 400 văn bản về chỉ đạo chuyên môn và 60 lượt giám sát, kiểm tra cơng tác phịng chống các dịch bệnh như: COVID – 19, bạch hầu, sốt xuyết huyết, sởi, viêm não Nhật Bản, uốn ván sơ sinh, tay chân miệng, dịch hạch.

- Phòng chống dịch bệnh: Viện chủ động triển khai sớm, đồng bộ các biện pháp phóng, chống dịch, đồng thời nêu cao trách nhiệm và triển khai các ý kiến chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế đã tác động đến tất cả các hệ thống chính trị tại các địa phương, nâng cao ý thức của người dân trong công tác dự phịng, nâng cao sức khẻo. Duy trì thường xun cơng tác giám sát trọng điểm. Từ đó góp phần làm hạn chế dịch bệnh trên địa bàn khu vực Tây Nguyên,

không ghi nhận các bệnh dịch nguy hiểm như dịch tả, dịch hạch, cúm A/H5N1, H7N9, MERS-CoV, ZIKA,…

- Cơng tác phịng chống sốt xuất huyết: Kết quả giám sát dịch tễ với tổng số mắc là 40.882 ca và 09 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2018 số mắc tăng 8,7 lần. Tỷ lệ mắc /100.000 dân là 973/100.000 dân (số liệu báo cáo năm 2019).

- Cơng tác phịng chống dịch hạch: Tổ chức 3 đợt giám sát trường hợp viêm hạch tại các bệnh Viện Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum; 3 đợt giám sát dịch tễ tại Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, 12 đợt giám sát cửa khẩu và ổ dịch cũ; Giám sát trên động vật chưa phát hiện dịch tại các điểm điều tra; Giám sát người qua cửa khẩu và ổ dịch cũ: 281.723 lượt người, không phát hiện ca nghi ngờ dịch hạch; Giám sát số người viêm hạch tại các bệnh Viện và trạm y tế là 717 người, khơng có ca nghi ngờ dịch hạch (số liệu báo cáo năm 2019).

- Cơng tác phịng chống bệnh Dại: Các hoạt động phòng chống Dại được triển khai tại khu vực Tây Nguyên chủ yếu là tổ chức các điểm tiêm phòng Dại tại tuyến, tỉnh, huyện, điều tra khi có trường hợp nghi Dại, tử vong, thống kê, tổng hợp, báo cáo.

- Công tác TCMR: Khu vực Tây Nguyên tiếp tục bảo vệ thành quả thanh tốn bệnh bại liệt và duy trì loại trừ bệnh UVSS. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi toàn khu vực là 81,1% chưa đạt tiến độ yêu cầu >87,1%. Nguyên nhân tỷ lệ chưa đạt tiến độ do chuyển đổi vắc xin DPT-VGB-Hib, phản ứng sau tiêm chủng đã ảnh hưởng tới tiến độ tiêm chủng toàn khu vực (số liệu báo cáo năm 2019).

- Hoạt động dinh dưỡng: Nhập và phân phối 852.000 viên Vitamin A 200.000UI và 134.000 viên Vitamin A 100.000UI, 665.280 viên đa vi chất, 20.000 gói Hebi, 12.000 gói Suppy, 28.800 gói Pepsin 150mg…, 8.800 biểu đồ phát triển chiều cao/tuổi, 20.000 tranh lật tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em, 800 tờ Tháp dinh dưỡng trẻ em, 120 sách phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi cho các tỉnh khu vực Tây Nguyên (số liệu báo cáo năm 2019).

Về tài chính: Nhà nước đã có chủ trương và chính sách phát triển về y tế trong cả nước nói chung và y tế dự phịng cho khu vực Tây Nguyên nói riêng, đây là thời điểm tốt nhất để phát triển ngành y tế dự phịng trên cả nước. Viện cũng được nhìn nhận như một đơn vị sự nghiệp có thu là một nhìn nhận hồn toàn mới so với việc bao cấp trước đây. Viện khơng chỉ cịn bị hạn chế về quy mô phát triển cũng như trang thiết bị kỹ thuật, biết nắm bắt cơ hội này, Viện có thể phát triển mạnh trong cả nước về dự phòng các bệnh truyền nhiễm cũng như khu vực Tây Nguyên.

Việc ban hành Nghị định 43/NĐ-CP về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực hiện bộ máy biên chế, tài chính đối với đơn vị sự nghiệp giúp cho Viện tự chủ hoàn toàn về nguồn kinh phí được cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại viện vệ sinh dịch tễ tây nguyên (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)