7. Kết cấu của luận văn
1.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách đối với người có cơng với cách mạng
1.4.3. Bài học tham khảo cho huyện Gia Lâm
Với những kinh nghiệm trên, Huyện Gia Lâm có thể tiếp tục học hỏi, đưa chính sách đi vào chiều sâu có hiệu quả thiết thực, góp phần ổn định chính trị xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người có cơng với cách mạng tại địa phương mình. Cụ thể:
Thứ nhất, nghiên cứu xử lý những bất hợp lý trong quá trình thực hiện, nhất là những vấn đề trực tiếp liên quan đến đời sống người có cơng với cách mạng, phấn đấu từng bước hồn thiện hệ thống chính sách về lĩnh vực người có cơng với cách mạng.
Thứ hai, đẩy mạnh cơng tác giải quyết tồn đọng về xác nhận người có công với cách mạng qua các thời kỳ. Triển khai thực hiện đồng bộ chế độ ưu đãi nhằm nâng cao mức sống người có cơng với cách mạng để bản thân và gia đình họ có mức sống bằng và cao hơn mức sống trung bình của xã hội.
Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong quá trình thực hiện bảo đảm chính sách được thi hành cơng bằng, chính xác. Đổi mới cơng tác quản lý nhà nước về ưu đãi xác hội, chú trọng ba nội dung sau: củng cố tổ chức bộ máy, cái cách hành chính theo hướng thủ tục gọn nhẹ, đơn giản, chính xác, chống phiền hà, chống tiêu cực, giải quyết kịp thời những bức xúc, điểm nóng trong lĩnh vực người có cơng với cách mạng, tăng niềm tin của nhân dân đối với chính quyền và đối với chế độ.
Thứ tư, đẩy mạnh cơng tác tun truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có cơng với cách mạng. Sơ kết, tổng kết, nhân rộng các điển hình tiên tiến, biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong cơng tác thực hiện chính sách người có cơng với cách mạng.
Tiểu kết Chƣơng 1
Thực hiện chính sách người có cơng với cách mạng là một chủ trương kịp thời và đúng đắn của Nhà nước. Chương 1 của luận văn là chương mở đầu đã đề cập được một số vấn đề lý luận về việc thực hiện chính sách đối với người có cơng, cụ thể như sau:
Thứ nhất, khái quát một số vấn đề lý luận về người có cơng với cách
mạng, chính sách đối với người có cơng, việc thực hiện chính sách ở Việt Nam hiện nay; quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với người có cơng với cách mạng; vai trị, ý nghĩa, tầm quan trọng của chính sách đối với người có cơng.
Thứ hai đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến q trình thực hiện
chính sách đối với người có cơng; quy trình hình thức và phương pháp thực hiện chính sách người có cơng với cách mạng ở Việt Nam hiện nay.
Trong Chương 1 cũng chỉ ra rằng, việc ban hành, thực hiện chính sách người có cơng với cách mạng là chủ trương, chính sách hồn tồn đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Chính sách đối với người có cơng được xem xét, đánh giá, cân nhắc từ yêu cầu của thực tiễn, hoàn toàn phù hợp và thể hiện đầy đủ bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay; đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của các đối tượng chính sách người có cơng.
Quy trình tổ chức thực hiện đã đưa ra các bước thực hiện gồm khâu xây dựng kế hoạch; phổ biến, tuyên truyền; phân công, phối hợp thực hiện...nhằm đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách đối với người có cơng.
Tác giả cũng nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương và rút ra bài học tham khảo cho huyện Gia Lâm.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƢỜI CĨ CƠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI