7. Kết cấu của luận văn
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng công chức
1.3.1. Quan điểm và nhận thức đối với công tác bồi dưỡng đội ngũ công chức
Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ như hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực càng trở nên quý giá. Xây dựng đội ngũ cơng chức có chất lượng cao trong đó, cũng trở thành mục tiêu của cơng cuộc cải cách hành chính nói chung, cải cách cơng vụ nói riêng. Để thực hiện được mục tiêu đó, hoạt động bồi dưỡng cơng chức đóng vai trị quan trọng.
Chính vì vậy, các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam rất coi trọng hoạt động bồi dưỡng công chức, chú trọng nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức. Quan điểm thống nhất này đã được thể chế hóa thành hệ thống pháp luật, chính sách và được triển khai sâu rộng trên thực tế. Đây là một thuận lợi to lớn cho hoạt động bồi dưỡng cơng chức.
Bên cạnh đó, quan điểm, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ Đảng và lãnh đạo các cấp trong từng cơ quan, đơn vị đối với công tác bồi dưỡng đội ngũ công chức sẽ thúc đẩy và nâng cao chất lượng, hiệu quả của cơng tác bồi dưỡng. Nó tác động đến q trình thực hiện chế độ, chính sách về bồi dưỡng phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và nhu cầu dự nguồn, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ đội ngũ cơng chức đáp ứng u cầu nhiệm vụ chính trị.
Nếu như các cấp lãnh đạo trong nền hành chính nói chung, lãnh đạo cơ quan nói riêng nhận thức được tầm quan trọng cũng như những xu hướng, đổi mới, yêu cầu của bồi dưỡng cơng chức thì hoạt động này sẽ nhận được sự quan tâm, đầu tư, tạo điều kiện thích đáng và ngược lại.
Đồng thời, nhận thức của chính đội ngũ cơng chức - đối tượng của hoạt động bồi dưỡng công chức cũng góp phần quyết định chất lượng của hoạt động bồi dưỡng. Họ, với việc xác định đúng nhu cầu và động cơ học tập sẽ chuẩn bị được tâm thế và những điều kiện phù hợp để việc học tập đạt kết quả cao nhất. Ngược lại, việc học tập trở nên hình thức, chống đối, qua loa đại khái, hao phí sức lực, thời gian, nguồn lực,... của chính họ lẫn cơ quan quản lý công chức và cơ sở đào tạo.
1.3.2. Hệ thống pháp luật về bồi dưỡng công chức
Đây là hành lang pháp lý cho hoạt động bồi dưỡng công chức, giúp cho hoạt động đó có căn cứ để thực hiện trên thực tế. Các quy định pháp luật cần đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ và phù hợp để tạo cơ sở thuận lợi cho hoạt động bồi dưỡng công chức. Những quy định về nội dung đào tạo, hình thức đào tạo, đánh giá chất lượng đào tạo cũng cần có nhiều đổi mới nhằm đảm bảo chất lượng của hoạt động bồi dưỡng cơng chức vì nó đang ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động này.
1.3.3. Hệ thống chương trình, giáo trình, tài liệu bồi dưỡng
Hệ thống chương trình giáo trình, tài liệu bồi dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng cho bồi dưỡng đội ngũ công chức đạt chất lượng và hiệu quả. Nếu chương trình tài liệu phù hợp, linh hoạt với từng đối tượng người học; được đổi mới, được thiết kế có tỷ lệ hợp lý giữa lý thuyết và thực hành và dễ áp dụng phươg pháp giảng dạy hiện đại, được cập nhật thường xuyên để phù hợp với xu thế chung của thế giới, khu vực cũng như đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, nó sẽ tác động tích cực đến hoạt động bồi dưỡng cơng chức, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động này. Ngược lại, nếu chương trình nặng về lý thuyết, chậm đổi mới, những nội dung không thực sự bám sát và phục vụ yêu cầu công việc thực tiễn sẽ trở nên khô cứng, xa lạ, giáo điều, làm giảm chất lượng học tập, giảng dạy.
Các cơ sở bồi dưỡng tổ chức các khóa bồi dưỡng theo nội dung chương trình đã được phê duyệt có sự vận dụng đặc điểm về chức năng, nhiệm vụ và thực tế công tác quản lý nhà nước của từng đơn vị cũng như sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng, khả năng của cơ sở sẽ có tác dụng thiết thực đến nâng cao chất lượng bồi dưỡng.
Hiện nay, các nước đang phát triển rất chú trọng hoạt động hợp tác quốc tế, học tập kinh nghiệm biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng từ các nước có nền hành chính tiên tiến. Đây cũng là giải pháp có giá trị trong bối cảnh chất lượng chương trình, tài liệu bồi dưỡng của các nước này còn nhiều hạn chế, bất cập ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng công chức.
1.3.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập và năng lực tổ chức bồi dưỡng của cơ sở bồi dưỡng
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập và năng lực tổ chức bồi dưỡng của cơ sở bồi dưỡng là những điều kiện cơ bản cho hoạt động bồi dưỡng công chức. Chính vì thế, mức độ đáp ứng của những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bồi dưỡng cơng chức, góp phần quyết định chất lượng của hoạt động đó.
Thứ nhất, về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy học tập. Diện
tích, mặt bằng của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được quy hoạch hợp lý, có đủ hội trường, phòng học, thư viện, ký túc xá, phòng làm việc và các khu hoạt động khác phục vụ cho hoạt động dạy và học. Những yếu tố này cần được đảm bảo về vệ sinh, an toàn, đạt chuẩn. Các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho giảng dạy (máy chiếu, micro, bảng, phấn, giấy, bút,....) phải luôn ở điều kiện tốt nhất. Đây là những điều kiện cơ bản tối cần thiết hoạt động bồi dưỡng công chức.
Thứ hai, năng lực tổ chức bồi dưỡng của cơ sở bồi dưỡng cho thấy khả năng
thực hiện hoạt động bồi dưỡng của các cơ sở bồi dưỡng. Điều này trả lời cho câu hỏi, cơ sở đào tạo đó có thể tiến hành bao nhiêu khóa bồi dưỡng, cho những đối tượng ra sao, đáp ứng được ở mức độ nào? Nếu các cơ sở đào tạo có đủ phịng
học, phịng làm việc, kí túc xá đạt chuẩn, đội ngũ quản lý đào tạo, bồi dưỡng, các bộ phận hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng,... có thể hồn thành cơng việc ở mức tốt, năng lực tổ chức bồi dưỡng của cơ sở đào tạo vì thế được đánh giá đạt yêu cầu. Nhờ đó, hoạt động bồi dưỡng cơng chức có cơ sở để được tiến hành tốt. Song, nếu theo chiều ngược lại, hẳn sẽ là rào cản rất lớn đến kết quả và hiệu quả trong bồi dưỡng công chức.
Những yếu tố này sẽ tạo môi trường thuận lợi hay không thuận lợi ảnh hưởng đến chất lượng bồi dưỡng, thậm chí là điều kiện để có thể hay khơng thế tổ chức hoạt động bồi dưỡng công chức.
1.3.5. Đội ngũ giảng viên và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức
Một là, đội ngũ giảng viên
Vai trò của giảng viên là cầu nối truyền tải kiến thức tới người học. Giảng viên là lực lượng quan trọng trong công tác bồi dưỡng công chức. Bên cạnh đội ngũ đội ngũ giảng viên cơ hữu của các cơ sở bồi dưỡng cơng chức thì đội ngũ giảng viên thỉnh giảng (kiêm chức) có vai trị quan trọng. Có được đội ngũ giảng viên có trình độ cao, phẩm chất và năng lực tốt là một yếu tố tích cực tác động tốt tới bồi dưỡng đội ngũ công chức. Trong bối cảnh hoạt động bồi dưỡng công chức đang được đổi mới mạnh mẽ, đội ngũ giảng viên cần phải có kinh nghiệm thực tiễn, am hiểu về các vị trí việc làm cụ thể của công chức, nhận diện được những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần có để hồn thành tốt nhiệm vụ. Yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ giảng viên trong việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức hiện nay là khơng phải giảng cái mình “có”, mà phải giảng cái người học (cơng chức, cơ quan sử dụng công chức) “cần” đặt hàng.
Vì vậy, chất lượng của bồi dưỡng cơng chức phụ thuộc nhiều vào việc sử dụng có hiệu quả đội ngũ giảng viên thỉnh giảng (kiêm chức), đồng thời cần có những giải pháp cần thiết nhằm nâng cao kiến thức thực tiễn cho đội ngũ giảng viên cơ hữu.
Hai là, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức
Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tham gia quy trình bồi dưỡng cơng chức với vai trị đối tác thực hiện các yêu cầu mà cơ quan nhà nước có nhu cầu đặt hàng và trọng trách chính trị - xã hội của các cơ sở đào tạo trong mục tiêu xây dựng đội ngũ cơng chức của quốc gia. Ở đây có 2 nhóm cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng công chức: (i) các cơ sở đào tạo bồi dưỡng trực thuộc hệ thống (các trường, học viện, viện, trung tâm của ngành, trực thuộc cơ quan quản lý cơng chức, ví dụ: Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính thuộc Bộ Tài chính,...), (ii) các cơ sở đào tạo bồi dưỡng bên ngoài hệ thống được mời làm đối tác của cơ quan sử dụng công chức trong việc phối hợp mở các lớp bồi dưỡng. Các cơ sở này chuyên giảng dạy những lĩnh vực chuyên sâu (ví dụ: Học viện Hành chính Quốc gia bồi dưỡng chuyên sâu về kiến thức quản lý nhà nước và kĩ năng hành chính; Đại học Nội vụ bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ văn thư, lễ tân văn phòng,...)
Trên cơ sở nhu cầu bồi dưỡng của công chức, cơ quan sử dụng công chức và các cơ sở đào tạo cùng thực hiện vai trị của mình từ các khâu khảo sát nhu cầu, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả. Cơ sở bồi dưỡng công chức chịu trách nhiệm trang bị những kiến thức, kỹ năng đang hẫng hụt cho công chức và đảm bảo chất lượng của các nội dung, chương trình bồi dưỡng cơng chức. Từ kết quả bồi dưỡng công chức, các cơ sở đào tạo tạo lập uy tín, thương hiệu và gia tăng các chọn lựa từ người học.
Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cơng chức có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bồi dưỡng cơng chức. Đó là (i) cơ sở pháp lý quy định về chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở bồi dưỡng công chức, đây là hành lang pháp lý để các cơ sở hoạt động; (ii) tổ chức hệ thống các cơ sở bồi dưỡng như thế nào vừa phù hợp với điều kiện, thuận lợi cho người học, vừa vận hành hiệu quả, tiết kiệm kinh phí; (iii) quản lý việc đảm bảo chất lượng bồi dưỡng của các cơ sở bồi dưỡng; (iv) quy
định mối quan hệ và ban hành cơ chế phối hợp giữa các cơ sở bồi dưỡng công chức trong hệ thống; (v) quản lý và phân cấp quản lý các cơ sở bồi dưỡng trong các hoạt động bồi dưỡng công chức; (vi) đầu tư các nguồn lực phát triển cho các cơ sở bồi dưỡng công chức; (vii) giám sát, kiểm tra hoạt động của các cơ sở bồi dưỡng công chức, đảm bảo thực hiện các mục tiêu chung của hệ thống.
Những yếu tố này nếu được bảo đảm tốt sẽ giúp củng cố chất lượng bồi dưỡng cơng chức, do đó, cần chú trọng quản lý, phát triển chúng để phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng công chức của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đạt chất lượng, hiệu quả.
1.3.6. Hình thức, phương pháp bồi dưỡng và thái độ học viên
Một là, hình thức và phương pháp bồi dưỡng cơng chức
Hình thức và phương pháp bồi dưỡng cơng chức có có tác động trực tiếp chất lượng bồi dưỡng công chức.
Khi lựa chọn và tiến hành các hình thức và phương pháp bồi dưỡng cơng chức phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau nhưng về cơ bản muốn đạt được chất lượng đào tạo phải cân nhắc đầy đủ đến đặc điểm của người học là công chức đang trong nền cơng vụ.
Khi tham gia các khóa bồi dưỡng cơng chức, có nhiều đối tượng cơng chức khác nhau về chức vụ, vị trí; về lứa tuổi; về giới tính; về đặc thù cơng việc chun mơn; về động cơ, mục đích học tập,... Chính vì vậy, hình thức, phương pháp bồi dưỡng phải phù hợp với đặc điểm hoạt động chuyên môn, đặc điểm tâm lý của đối tượng cơng chức tham gia các khố bồi dưỡng để đạt được hiệu quả cao nhất cho cả người học, cả cơ sở đào tạo và cơ quan quản lý, sử dụng công chức.
Đây là một trong những vấn đề quan trọng của bồi dưỡng công chức để đảm bảo đưa đến kết quả thiết thực của việc dạy và học. Một nội dung chương trình hay, nhưng nếu sử dụng phương pháp và hình thức chuyển tải khơng phù hợp thì kết quả mang lại khơng được như mong muốn. Vì vậy, các cơ quan, tổ
chức cần lựa chọn hình thức phù hợp, phù hợp với khả năng của tổ chức, đáp ứng nhu cầu của người học.
Hai là, thái độ học viên
Thái độ học tập trong q trình tham gia các khóa bồi dưỡng của đội ngũ công chức ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hoạt động bồi dưỡng cơng chức đó. Bởi thái độ dẫn đến hành động, ứng xử trong học tập. Nếu cơng chức có nhu cầu học tập rõ ràng, mục đích, động cơ học tập đúng đắn, thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chắc chắn họ sẽ ln ln có nhu cầu hồn thiện bản thân mình, mong muốn cố gắng tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm và nhận thức trong quá trình được đào tạo, bồi dưỡng. Vì vậy, trách nhiệm và thái độ học tập tốt sẽ giúp học viên tiếp thu nhanh kiến thức mới; hình thành cho mình các năng lực, kỹ năng làm việc và sử dụng nó một cách tốt hơn, có hiệu quả hơn. Ngược lại, tinh thần thái độ khơng rõ ràng, khơng đúng mực hay thiếu tích cực sẽ khiến cho học viên trễ nải, đại khái, thậm chí chiếu lệ trong học tập, ảnh hưởng đến khơng khí, tâm thế, kết quả học tập chung của các học viện, giảng viên khác trong lớp lẫn chất lượng của tồn khóa học.