Kinh nghiệm bồi dưỡng công chức một số cơ quan và bài học cho cơ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng công chức cơ quan đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương (Trang 35 - 43)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Kinh nghiệm bồi dưỡng công chức một số cơ quan và bài học cho cơ quan

cơ quan Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương

1.4.1. Kinh nghiệm bồi dưỡng công chức một số cơ quan

1.4.1.1. Tại Đảng bộ khối cơ quan Trung ương

Đảng bộ đã tập trung bồi dưỡng và tổ chức học tập lý luận cho đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên.

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương thường xuyên chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục lý luận chính trị, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên trong Khối. Theo đó, nhằm nâng cao chất lượng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên trong Khối, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đã chỉ đạo thực hiện phương châm “lấy học viên làm trung tâm” và thực hiện tốt “4 hiệu quả”: Đào tạo

hiệu quả; Giảng dạy hiệu quả; Học tập hiệu quả; Phục vụ hiệu quả. Theo đó, trong chương trình giảng dạy, bên cạnh việc cung cấp kiến thức cơ bản, các giảng viên đã bổ sung, cập nhật những điểm mới trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, các nghị quyết của Trung ương, của Đảng ủy Khối và Kết luận số 120-KL/ĐUK của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối về đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, cập nhật nhiều thông tin, kiến thức mới [62].

Từ 2015-2020, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đã chỉ đạo cải tiến một số khâu trong công tác quản lý dạy và học như tổ chức làm bài, chấm bài thu hoạch. Chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên bảo đảm về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đội ngũ giảng viên kiêm chức của cơ quan, Đảng ủy Khối còn mời thêm các giảng viên là lãnh đạo các khoa của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị Khu vực I, lãnh đạo cấp vụ các ban Đảng Trung ương... Làm tốt khâu tập hợp các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Đảng ủy Khối liên quan đến công tác xây dựng Đảng để phục vụ lớp bồi dưỡng cấp ủy nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả “Năm cấp ủy” [62].

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tăng cường quán triệt, nâng cao nhận thức cho các cấp ủy trực thuộc về công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, đảng viên, coi việc học tập bồi dưỡng là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài trong việc bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, công chức. Khi cán bộ, công chức đã được cử đi bồi dưỡng, Đảng ủy phối hợp với đơn vị đào tạo để quản lý cán bộ, đồng thời coi trọng kết quả, ý thức học tập và lấy đó là một tiêu chí đánh giá cán bộ, cơng chức.

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương thực hiện có hiệu quả cơng tác xây dựng kế hoạch giảng dạy và học tập theo đúng quy định của pháp luật và của Ban Tuyên giáo Trung ương. Thực hiện nghiêm túc các quy định về nền nếp dạy và học; đặc biệt tích cực đổi mới phương pháp bồi dưỡng theo hướng lấy học viên

làm trung tâm của quá trình đào tạo, bồi dưỡng; tăng cường đối thoại, hướng dẫn bài tập xử lý tình huống. Trong q trình dạy cần kết hợp hài hịa giữa lý luận và thực tiễn, tăng cường trao đổi, thảo luận, chú trọng giải quyết các vấn đề đang đặt ra trong công tác lãnh đạo, quản lý ở cơ sở để học viên nắm vững kiến thức và có thể vận dụng sáng tạo vào công việc cụ thể khi về cơ quan, đơn vị công tác. Chú trọng chất lượng ôn tập, thảo luận và kiểm tra để đánh giá chất lượng học tập của học viên. Kết thúc các lớp bồi dưỡng, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng gửi thông báo về ý thức và kết quả học tập của học viên cho các tổ chức đảng làm căn cứ theo dõi quá trình phấn đấu của từng học viên. Coi trọng nghiên cứu thực tế, học tập kinh nghiệm, tham gia trao đổi nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy.

1.4.1.2. Tại Ủy ban kiểm tra trung ương

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác kiểm tra của Đảng là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng. Để công tác đào tạo, bồi dưỡng hiệu quả, gắn lý luận với thực tiễn Ủy ban kiểm tra trung ương đã nghiên cứu, lựa chọn, chú trọng xây dựng nội dung đào tạo, bồi dưỡng; giảng viên tham gia giảng dạy và phương pháp truyền đạt đối với mỗi lớp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng bậc ngạch của cán bộ kiểm tra. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải bám sát thực tiễn công việc của học viên; cung cấp cho học viên những kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việc cụ thể, đặc biệt là kỹ năng, phương pháp thẩm tra, xác minh vụ việc; có sự phối hợp giảng dạy của các bộ, ngành để học viên hiểu được kiến thức chuyên môn chuyên sâu ở các ngành, lĩnh vực, như: Kiến thức quản lý Nhà nước; về đầu tư, xây dựng cơ bản; tài chính cơng; quản lý đất đai...Đồng thời, đối với mỗi ngạch kiểm tra cần có nội dung bồi dưỡng chuyên biệt cho đối tượng học viên.

Đối với nội dung bồi dưỡng chuyên ngành dành cho kiểm tra viên, Ủy ban kiểm tra trung ương đã xây dựng nội dung chương trình của ngạch kiểm tra viên gồm 9 chuyên đề, giới thiệu một số quy định, hướng dẫn và các nghiệp vụ cơ bản của công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng. Đối tượng tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên là những cán bộ, công chức mới công tác

trong Ngành Kiểm tra Đảng, học viên được trang bị những kiến thức chun mơn cơ bản, có chương trình nghiên cứu thực tế, trao đổi, học tập kinh nghiệm ở một số địa phương, đơn vị [24]. Từ đó, giúp học viên có cái nhìn đầy đủ, bao qt về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng.

Đối với ngạch kiểm tra viên chính, chủ yếu là cán bộ, cơng chức có thâm niên cơng tác trong Ngành, là lực lượng làm việc chính, trực tiếp, vì vậy, chương trình bồi dưỡng gồm 11 chuyên đề chuyên sâu về kỹ năng, phương pháp thẩm tra, xác minh ở các ngành, lĩnh vực dễ nảy sinh vi phạm, tiêu cực như: Quản lý và sử dụng đất đai, tài chính, sử dụng ngân sách Nhà nước, cơng tác cán bộ... [24]

Ngạch kiểm tra viên cao cấp, nội dung bồi dưỡng với 9 chuyên đề nâng cao, đó là: Những nguyên lý triết học Mác - Lê nin với công tác kiểm tra, giám sát; các quy luật vi phạm; phương pháp nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn công tác kiểm tra, giám sát; công tác kiểm tra, giám sát trong điều kiện nền kinh tế công nghiệp 4.0.

Đối với đội ngũ giảng viên, bước đầu Ủy ban kiểm tra trung ương đã kiện toàn được đội ngũ giảng viên kiêm chức để chính thức tiếp cận với nhiệm vụ mới là vừa làm việc, vừa nghiên cứu, giảng dạy. Hiện nay, đội ngũ giảng viên đứng lớp là các đồng chí Thành viên Ủy ban kiểm tra trung ương, các đồng chí lãnh đạo cấp vụ Cơ quan UBKT Trung ương và lãnh đạo cấp vụ ở một số bộ, như: Bộ Tài chính, Bộ Tài ngun - Mơi trường, Bộ Xây dựng...

Về phương pháp giảng dạy, do phần lớn học viên đều là cán bộ, công chức đã qua thực tiễn, có kinh nghiệm cơng tác, có khả năng phân tích, đánh giá vấn đề, cho nên giảng viên cung cấp kiến thức và trao đổi, thảo luận với học viên để thực hành xử lý các tình huống, vụ việc cụ thể. Giảng viên là người có kinh nghiệm thực tiễn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, những tình huống trong cơng tác chun mơn. Các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thực sự là diễn đàn để học viên trao đổi, thảo luận nhằm nhận thức sâu sắc, tồn diện, đầy đủ hơn những vấn đề về cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Sau khi hồn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp

vụ, học viên tích lũy thêm được những kiến thức, kỹ năng, có thêm bản lĩnh, tự tin để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Nhìn chung, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đã kịp thời đáp ứng yêu cầu cấp bách trong việc nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức về kinh nghiệm và kỹ năng nghiệp vụ để áp dụng có hiệu quả vào thực tiễn.

1.4.1.1. Tại Ban Dân vận Trung ương

Quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo của Trung ương Đảng về thực hiện chế độ tự học tập đi đôi với tạo điều kiện cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng, Lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương đã chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, cập nhật kiến thức... cho đội ngũ cán bộ, công chức của Ban Dân vận Trung ương [63].

Ban Dân vận Trung ương chú trọng việc bồi dưỡng từ hoạt động đi thực tế. Ban đã cử các tổ công tác đi thực tiễn 01 tháng tại tỉnh Điện Biên và Hà Giang, Gia Lai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Đắk Nông, Ninh Thuận, An Giang, Hà Giang, Điện Biên... Việc đi cơ sở, tiếp cận trực tiếp công tác dân vận từ tỉnh, huyện, xã tới thôn, bản đã giúp cán bộ tiếp thu được những kỹ năng, phương pháp, kinh nghiệm công tác dân vận ở địa phương, cơ sở để bổ sung kiến thức thực tiễn, góp phần từng bước nâng cao chất lượng cơng tác nghiên cứu, tham mưu. Đồng thời, nâng cao ý thức của cán bộ trong việc học tập, rèn luyện, giữ vững bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, tinh thần trách nhiệm trong công tác. Việc cử cán bộ, công chức của Ban đi công tác thực tiễn ở địa phương, cơ sở được các địa phương đồng tình, ủng hộ, ghi nhận và đánh giá cao [63].

Nội dung bồi dưỡng chuyên ngành về công tác dân vận cho công chức cuẩ Ban gồm các chuyên đề cơ bản về công tác dân vận gồm: Công tác dân vận của các cơ quan Nhà nước, chính quyền các cấp; tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới; xây dựng và thực hiện

Quy chế dân chủ ở cơ sở; quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo và cơng tác vận động chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo. Hoạt động bồi dưỡng nhằm giúp cán bộ, công chức Ban Dân vận trung ương nghiên cứu sâu hơn những nội dung quan trọng, thiết thực, một số vấn đề mới trong cơng tác dân vận chính quyền, các cơ quan Nhà nước theo chủ trương của Đảng, Chính phủ. Thơng qua lớp bồi dưỡng, đội ngũ cán bộ, cơng chức đã có nhận thức đúng đắn, sâu sắc, cụ thể hơn về mục tiêu, quan điểm, những nhiệm vụ, giải pháp nhằm tăng cường và đổi mới cơng tác dân vận chính quyền, các cơ quan Nhà nước trong tình hình mới, từ đó tiếp tục làm tốt cơng tác dân vận trong từng tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương và từng vị trí cơng tác của cán bộ, cơng chức trên các lĩnh vực cụ thể.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác đào đạo, bồi dưỡng cán bộ, Ban Dân vận Trung ương xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng gắn với vị trí việc làm, yêu cầu nhiệm vụ và quy hoạch cán bộ của Ban...

1.4.2. Bài học cho cơ quan Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương

Qua những bài học đó, cơng tác bồi dưỡng công chức công chức cần tập trung những điểm sau:

Một là, về mặt nhận thức, coi trọng công tác bồi dưỡng nguồn nhân lực,

phải có những hành động cụ thể trong thực tiễn để cơng tác bồi dưỡng có chỗ đứng xứng đáng trong hoạt động thực thi công vụ từ các cấp lãnh đạo đến đội ngũ công chức.

Hai là, về nội dung và phương pháp bồi dưỡng, có sự đan xen hợp lý giữa lý

thuyết và thực tiễn với mục đích trang bị những kiến thức, kĩ năng cần thiết phục vụ cho cơng việc của từng nhóm đối tượng học viên. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng hướng tới gắn với vị trí việc làm. Bồi dưỡng theo vị trí việc làm là nhiệm vụ cần đẩy mạnh trong thời gian tới. phương pháp bồi dưỡng, có sự đa dạng, linh hoạt trong việc kết hợp các phương pháp hiện đại.

Ba là, tăng cường đội ngũ giảng viên về cả chất và lượng để phục vụ tốt hơn

cho quá trình bồi dưỡng. Giải quyết tốt vấn đề này sẽ mang lại hiệu quả rất thiết thực trong công tác bồi dưỡng công chức.

Thứ tư, quan tâm hơn nữa công tác đánh giá kết quả bồi dưỡng cũng như

cơng tác thanh tra, kiểm tra q trình bồi dưỡng.

Thứ năm, huy động nhiều nguồn lực cho bồi dưỡng công chức, về cả ngân

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở khoa học của hoạt động bồi dưỡng công chức.

Một số khái niệm cơ bản của đề tài đã được đưa ra và phân tích. Trong đó, khái niệm bồi dưỡng cơng chức cũng đã được làm rõ. Nội dung, nguyên tắc và sự cần thiết phải bồi dưỡng công chức được trình bày cụ thể. Để làm rõ hơn cơ sở lý luận của bồi dưỡng công chức, luận văn đã nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng công chức, từ hệ thống pháp luật, hệ thống giáo trình, cơ sở vật chất đến chính nhận thức của các cơ sở đào tạo và của cả học viên.

Do những đặc trưng của bồi dưỡng công chức, Chương 1 đã nêu bật quy trình bồi dưỡng cơng chức. Đây cũng là khung nội dung để nghiên cứu thực trạng hoạt động bồi dưỡng công chức cơ quan Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương trong Chương 2.

Kinh nghiệm của một số cơ quan Đảng như Đảng ủy khối cơ quan trung ương, Ban Dân vận, Ủy ban Kiểm tra trung ương trong bồi dưỡng cán bộ, công chức, ... cũng đã được tìm hiểu, nghiên cứu, tổng hợp. Qua đó, tác giả đã lựa chọn những nội dung trọng tâm, thành cơng của các cơ quan để tìm ra bài học kinh nghiệm cho hoạt động bồi dưỡng công chức của cơ quan Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương.

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC TẠI CƠ QUAN ĐẢNG UỶ KHỐI DOANH NGHIỆP TRUNG ƯƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng công chức cơ quan đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)