Cơ cấu công chức theo ngạch công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng công chức cơ quan đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương (Trang 51)

Ngạch công chức Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Nhân viên 9 10

Cán sự và tương đương 0 0

Chuyên viên và tương đương 40 44,4

Chuyên viên chính và tương đương 30 33,3

Chuyên viên cao cấp và tương đương 11 12,3

Tổng 90 100

(Nguồn: Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương,[37])

Nhận xét: Bảng số liệu cho thấy, cơ cấu ngạch cơ bản hợp lý. Công chức của

Đảng ủy khối Doanh nghiệp trung ương có cả ở ngạch chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính và chuyên viên, bên cạnh đó ngạch nhân viên vẫn cịn tới 10%, cần bồi dưỡng thêm để thi nâng ngạch. Trong đó, chun viên chiếm đơng nhất là 44,4%. Trong thời gian tới, nhóm cơng chức này cần được bồi dưỡng chương trình chun viên chính.

2.1.2.6. Cơ cấu cơng chức theo trình độ ngoại ngữ

Bảng 2.2. Cơ cấu cơng chức theo trình độ ngoại ngữ

Trình độ Số lượng Tỷ lệ (%)

Đại học 15 16

Chứng chỉ 75 84

Chưa qua đào tạo 0 0

Tổng 90 100

(Nguồn: Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương [37])

Nhận xét: Trình độ ngoại ngữ đa số chỉ ở mức Chứng chỉ, trình độ cử nhân

thời gian tới là cần thiết, bởi chứng chỉ chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian ngắn trong khi nhu cầu sử dụng ngoại ngữ là thường xuyên.

2.1.2.7. Cơ cấu cơng chức theo trình độ tin học

Bảng 2.3. Cơ cấu cơng chức theo trình độ tin học

Trình độ Số lượng Tỷ lệ (%)

Trung cấp trở lên 5 5,5%

Chứng chỉ 85 94,5%

Chưa qua đào tạo 0 0

Tổng 90 100

(Nguồn: Ban tổ chức Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương[37])

Nhận xét: Trình độ tin học trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ thấp 5%. Trước yêu

cầu sử dụng tin học hiện nay, việc nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ cơng chức là cần thiết.

2.1.2.8. Phẩm chất chính trị và đạo đức lối sống

- Phẩm chất chính trị: cơng chức của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp trung ương có trình độ chính trị, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, trung thành với chủ nghĩa Mac – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhận thức và hành động, thể hiện bằng hiệu quả và chất lượng công việc, kiên quyết đấu tranh bảo vệ quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực tư tưởng, lý luận và hoạt động thực tiễn.

- Về đạo đức, lối sống: có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần tự phê bình và phê bình, có trách nhiệm, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, trung thực thẳng thắn, sống giản dị, khiêm tốn; kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, cục bộ; bản thân và gia đình chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

* Chất lượng và hiệu quả thực hiện công việc được giao

Việc xếp loại công chức hàng năm là một yếu tố rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng công chức. Đánh giá đúng chất lượng công chức làm cơ sở cho việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, bố trí để phát huy được tiềm năng đội ngũ; đồng thời để bản thân mỗi người có phương hướng đúng trong phấn đấu, rèn luyện; là cơ sở để thực hiện đúng chính sách cán bộ, biểu dương, tơn vinh những cơng chức hồn thành xuất sắc trách nhiệm được giao và phê bình những cơng chức khơng hồn thành nhiệm vụ. Hàng năm, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp trung ương cũng tiến hành đều đặn việc đánh giá, phân loại công chức để phục vụ cho công tác thi đua khen thưởng và để đánh giá chất lượng công chức cũng như chất lượng thực hiện cơng việc chung của tồn cơ quan. Hàng năm, tỷ lệ hoàn thành xuất sắc và hồn thành tốt chiếm 100%). Chỉ có năm 2018 có 1 trường hợp khơng hồn thành.

2.1.2.8. Đánh giá chung về đội ngũ công chức của Đảng ủy khối Doanh nghiệp trung ương

- Công chức của Đảng ủy khối Doanh nghiệp trung ương tương đối đa dạng và khơng đồng đều về trình độ, tuổi đời và kinh nghiệm hoạt động, hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, được tuyển dụng, được tổ chức Đảng điều động, ln chuyển sang làm cơng tác, chính vì vậy, đối tượng đào tạo, bồi dưỡng có một số đặc thù sau:

+ Trình độ cơng chức ngày càng được nâng cao nhưng không đồng đều, chuyên môn đa dạng do được đào tạo từ nhiều ngành nghề chuyên mơn khác nhau, phần lớn là kinh tế, luật, chính trị, một số khác là các ngành kỹ thuật.

+ Tuổi đời của công chức cơ bản ở mức trung bình, tạo thuận lợi cho hoạt động bồi dưỡng. Trong đó cơng chức trẻ dưới 40 tuổi chiếm hơn 40%.

+ Kinh nghiệm thực tiễn hoạt động không đồng đều, đặc biệt với các công chức trẻ. Đây là yêu cầu đặt ra cho hoạt động bồi dưỡng cần đáp ứng để có những

hình thức, nội dung, phương pháp phù hợp giúp các cơng chức trẻ có thể bổ sung kinh nghiệm, rèn luyện thực tiễn.

Chính vì thực trạng nêu trên mà đặc điểm hoạt động bồi dưỡng công chức tại Đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương là:

- Hoạt động bồi dưỡng công chức tại Đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương khơng chỉ nhằm nâng cao trình độ nói chung mà phải sát với u cầu công việc trên cơ sở các tiêu chuẩn chức danh, nhiệm vụ cơng tác vì vậy, việc xác định nhu cầu, nội dung và đối tượng đào tạo, bồi dưỡng phải có sự ưu tiên, phân định khác nhau. Đối với các khoá bồi dưỡng ngắn hạn thì phải có kế hoạch thường xun, cịn đào tạo dài hạn phải theo quy hoạch cán bộ.

- Mục tiêu cơ bản của hoạt động bồi dưỡng công chức tại Đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương là bồi dưỡng cho công chức gắn kết và vận dụn lý luận vào hoạt động thực tiễn. Do vậy, nội dung, chương trình bồi dưỡng cần phải chứa “hàm lượng” thực tiễn, kết hợp hài hoà giữa lý luận và thực tiễn.

- Lý luận và nghiệp vụ công tác luôn luôn phải bổ sung từ thực tiễn để tổng kết rút kinh nghiệm, nâng lên thành lý luận, vì vậy quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức cần phải thông tin đa chiều từ người dạy và người học.

- Nội dung chính của hoạt động bồi dưỡng cơng chức tại Đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương bao gồm:

+ Lý luận chính trị: phổ biến các Văn kiện, Nghị quyết, văn bản của Đảng, của Đảng bộ.

+ QLNN phù hợp với ngạch bậc: chuyên viên, chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp.

+ Chuyên đề chuyên sâu: Nghiệp vụ tổ chức, tuyên giáo, kiểm tra về báo chí, tài chính, cơng tác đảng, cơng tác đoàn. Về tin học, ngoại ngữ (trong và ngoài nước).

Đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương luôn chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xác định bồi dưỡng là một nội dung quan trọng mang tính chiến lược, cấp bách. Tập trung xây dựng và ban hành các chỉ thị, nghị quyết, các quy

định về đào tạo, bồi dưỡng trong hệ thống; quản lý hoạt động các cơ sở đào tạo; Quản lý nội dung, chương trình, tài liệu, giáo trình bồi dưỡng cơng chức; quản lý, giám sát nguồn ngân sách chi cho bồi dưỡng công chức; quản lý, khai thác, sử dụng kinh phí hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế, nguồn kinh phí Chính phủ hỗ trợ cơng tác bồi dưỡng công chức và đã đạt được những kết quả nhất định.

2.2. Phân tích thực trạng hoạt động bồi dưỡng công chức tại cơ quan Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương giai đoạn 2018-2021

2.2.1. Về cơ sở pháp lý của hoạt động bồi dưỡng công chức

Văn bản của Nhà nước

Để cụ thể hóa các quan điểm của Đảng về vấn đề bồi dưỡng cơng chức, Chính phủ cùng các cơ quan đã ban hành các văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh, hướng dẫn cụ thể hơn việc thực hiện bồi dưỡng công chức trong các cơ quan, đảm bảo xây dựng đội ngũ công chức.

- Luật Cán bộ, công chức năm 2008; - Luật Cán bộ, công chức năm 2019.

- Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

- Nghị định số 89/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

- Nghị quyết 30c/NQ-CP năm 2011 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020.

- Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030.

- Nghị định 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế cơng chức; - Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức”.

Tất cả những văn bản pháp luật mà Nhà nước ban hành nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về bồi dưỡng cơng chức, đã tạo ra hệ thống cơ sở pháp lý quan trọng, tạo điều kiện cho các cơ quan, ban, ngành và các địa phương trong cả nước thực hiện bồi dưỡng công chức.

Văn bản của Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương

Trong giai đoạn 2018-2021, Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương đã xây dựng và ban hành các quy định về bồi dưỡng công chức như sau:

- Ban hành Chương trình số 1644/Ctr-ĐUK, ngày 04/11/2016 của Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương về việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức.

- Ban hành Quyết định số 2019/QĐ-TLĐ ngày 18/12/2016 về việc thành lập Ban chỉ đạo “Chương trình nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công chức Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương”.

- Ban hành kế hoạch số: 07/KH-TLĐ ngày 07/02/2016 về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2016-2020”.

- Phê duyệt đề án 1146/ĐA-TLĐ, ngày 24/7/2015 về đổi mới tổ chức và hoạt động của Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương. - Ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, kèm theo Quyết định số 1448/QĐ-ĐUK ngày 22/10/2016 của Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương.

- Ban hành Chỉ thị số 02-CT/ĐUK ngày 14/09/2021 của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương về nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương;

Những văn bản trên là hành lang pháp lý, là một trong những điều kiện quan trọng và căn cứ pháp lý chính yếu tạo nên kết quả to lớn cho việc tăng cường năng lực cho đội ngũ công chức cơ quan Đảng ủy Khối doanh nghiệp trung ương.

2.2.2. Về quy trình bồi dưỡng cơng chức

- Về xác định nhu cầu bồi dưỡng

Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương đã có những nhận thức đúng đắn và xác định chính xác nhu cầu hoạt động bồi dưỡng công chức. Căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, chức vụ; căn cứ vào báo cáo số lượng; căn cứ vào thực trạng của của công chức; nhu cầu bồi dưỡng của công chức qua đó xác định những thiếu hụt về trình độ của cơng chức và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp.

Phương thức xác định nhu cầu bồi dưỡng đối với công chức là Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương sẽ thông báo bảng danh mục các loại hình bồi dưỡng, chương trình bồi dưỡng có sẵn nội dung để các cấp trực thuộc lựa chọn và điền vào mục thích hợp sau đó tổng hợp báo cáo để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hàng năm. Việc làm này sẽ xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng thường sát với thực tế.

Đồng thời, các đơn vị cũng dựa trên tình hình thực tế để chủ động đăng kí nội dung bồi dưỡng cụ thể báo cáo cấp trên để xác định đúng nhu cầu bồi dưỡng, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trong toàn Đảng ủy Khối.

- Về lập kế hoạch bồi dưỡng

Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ theo từng giai đoạn, hàng năm xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể và tích cực triển khai thực hiện. Với mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ, Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng công chức theo từng giai đoạn (gần đây nhất là giai đoạn 2016 – 2020), hàng năm xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể và tích cực triển khai thực hiện.

Căn cứ vào nhu cầu hoạt động bồi dưỡng được xác định, Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng công chức hàng năm của cơ quan trên cơ sở định hướng chung về hoạt động bồi dưỡng của Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Kế hoạch xác định rõ được: nội dung hoạt động bồi dưỡng, số

lượng người tham gia, thời gian tổ chức, kinh phí, cơ sở vật chất, qua đó làm cơ sở cho quá trình tổ chức thực hiện phù hợp, tránh tình trạng trùng lặp hoặc sai sót.

- Về tổ chức thực hiện bồi dưỡng

Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cần trả lời các câu hỏi cơ bản như: Có những hoạt động cụ thể nào? Phân công phối hợp như thế nào cho có hiệu quả? Tổ chức sao cho chi phí phù hợp để kết quả cao? Do đó, để thực hiện kế hoạch hoạt động bồi dưỡng, cần phân tích kế hoạch bồi dưỡng thành các công việc cụ thể: từ ra quyết định tổ chức khóa học, triệu tập học viên, in ấn tài liệu, mời giảng viên, tổ chức chọn địa điểm, điều phối chương trình, theo dõi các hoạt động giảng dạy, chi phí thanh tốn, đánh giá, báo cáo sơ tổng kết, thanh quyết toán.

- Về cơ sở quản lý bồi dưỡng

Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương phối hợp với các cơ sở đào tạo như trường Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia,... Bên cạnh đó, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị của Đảng ủy khối là đơn vị trực tiếp thực hiện nhiều hoạt động bồi dưỡng cho công chức trong cơ quan Đảng ủy Khối.

- Về đội ngũ công chức quản lý công tác bồi dưỡng công chức

Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương chú trọng vào đội ngũ công chức quản lý hoạt động bồi dưỡng. Ban Tổ chức Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương đã phân công nhiệm vụ quản lý bồi dưỡng cho những cơng chức có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động bồi dưỡng cơng chức.

Về đánh giá hoạt động bồi dưỡng

Đây là khâu cuối cùng trong tồn bộ q trình hoạt động bồi dưỡng công chức. Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương căn cứ vào kết quả bồi dưỡng và báo cáo tổng kết của Ban Tổ chức Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương để làm căn cứ đánh giá hoạt động bồi dưỡng công chức, xác định các kết quả đạt được đồng thời xác định đúng đắn những hạn chế trong hoạt động bồi dưỡng và rút ra bài học kinh nghiệm, đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế.

2.2.3. Về nội dung, hình thức, phương pháp và kinh phí bồi dưỡng

- Về các nội dung bồi dưỡng

Căn cứ vào kế hoạch hoạt động bồi dưỡng, Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương xác định rõ các nội dung bồi dưỡng công chức của cơ quan, đặc biệt quan tâm đến nhu cầu bồi dưỡng về kiến thức chun mơn, trình độ lý luận, bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ của công chức để đưa ra nội dung hoạt động bồi dưỡng cho phù hợp.

Hoạt động bồi dưỡng dần bám sát nội dung quy hoạch công chức và kế hoạch hoạt động bồi dưỡng công chức của cơ quan. Hạn chế tình trạng cơng chức có nhu cầu học tập, mong muốn tham gia bồi dưỡng mà khơng có đủ lớp học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng công chức cơ quan đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)