7. Kết cấu của luận văn
3.1. Quan điểm, định hướng hoạt động bồi dưỡng công chức
3.1.1. Quan điểm của Đảng về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức
Xác định “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [21], ngay từ khi thành lập cho đến nay, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, Đảng luôn coi trọng đội ngũ cán bộ, công chức. Đảng cũng đã khẳng định muốn phát huy được vai trị đội ngũ cán bộ, cơng chức phải làm tốt khâu đào tạo, bồi dưỡng, đây là “công việc gốc của Đảng”. Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, cách mạng nước ta đối diện với mn vàn thách thức trong đó có vấn đề thiếu cán bộ, công chức. Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ như: mở Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam; Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức về phẩm chất chính trị, trình độ văn hố, pháp luật, nghiệp vụ hành chính.
Trong bối cảnh hiện nay, quan điểm Đại hội XI của Đảng về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về
bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý Nhà nước” [14]. Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI một lần nữa tiếp tục
khẳng định mục tiêu to lớn của Đảng và Nhà nước về phát triển đội ngũ cán bộ công chức, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Nghị quyết 32-NQ/TW ngày 26 tháng 5 năm 2014 về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý đã khẳng định những quan điểm cơ bản về bồi dưỡng công chức lãnh đạo quản lý. Mục tiêu là “Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả
của cơng bồi dưỡng lý luận chính trị, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực, phong cách làm việc hiệu quả đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [13].
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã khẳng định quan điểm chỉ đạo “nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của
Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện, xây dựng Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; gắn với tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, gắn bó mật thiết với nhân dân là những nhân tố có ý nghĩa quyết định thành công sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc” [15].
Như vậy, có thể thấy rằng, Đảng, Nhà nước ta rất chú trọng chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng, trong đó có hoạt động bồi dưỡng cơng chức. Thực hiện tốt điều này sẽ góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ cơng chức “vừa hồng, vừa chuyên”, đáp ứng tốt yêu cầu thực tiễn công việc trong bối cảnh cải cách hành chính sâu rộng hiện nay.
3.1.2. Định hướng hoạt động bồi dưỡng công chức cơ quan Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương giai đoạn 2021 - 2025
Để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương, cần đẩy mạnh việc áp dụng mơ hình tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng cơng chức theo mơ hình vị trí việc làm. Hiện nay, Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức một lần nữa khẳng định quan điểm này: “Bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc
làm, tiêu chuẩn của ngạch công chức, tiêu chuẩn của chức vụ lãnh đạo, quản lý và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị” [11].
Do đó nâng cao hoạt động cơng chức theo vị trí việc làm là một trong những ưu tiên hàng đầu, là cơ sở quan trọng được Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương áp dụng trước mỗi khóa học bồi dưỡng, cũng là cơ sở để các nhà lãnh đạo đề xuất, xin ý kiến cấp trên, phần bổ nhân sự, cơng chức tham gia các khóa tập huấn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng quản lý công chức ngày một hồn thiện cả về trình độ và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ. Nâng cao hoạt động công chức thông qua việc bồi dưỡng theo vị trí việc làm sẽ thõa mãn được nhu cầu của cả cơ quan, đơn vị sử dụng công chức và của cá nhân công chức được cử đi bồi dưỡng, sẽ hạn chế được việc cung cấp các kiến thức và kỹ năng không cần thiết, hạn chế tình trạng trùng lặp, chồng chéo giữa các kỹ năng, chương trình bồi dưỡng qua đó tiết kiệm được kinh phí cho vấn đề bồi dưỡng.
Nhận xét một cách tổng quan nhất, định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cơng chức theo mơ hình vị trí việc làm sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, tiết kiệm kinh phí và có nhiều ưu điểm hơn so với việc tổ chức nâng cao chất lượng đội ngũ công chức theo phương pháp truyền thống dựa trên các chỉ tiêu hàng năm, theo tiêu chuẩn chức danh hay ngạch công chức khiến cho hoạt động này trở nên dàn trải, kém hiệu quả….