Đào tạo, bồi dƣỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng công chức cấp xã ở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ 1 (Trang 28 - 29)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ

1.3. Đào tạo, bồi dƣỡng

ĐTBD là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý phát triển nguồn nhân lực của các cơ quan, tổ chức nhà nƣớc nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ CBCC thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, trung thành với Nhà nƣớc và tận tuỵ với công việc phục vụ nhân dân. Quá trình ĐTBD bao giờ cũng phải tiến hành trên cơ sở xác định nhu cầu ĐTBD của từng cơ quan, đơn vị, từng vị trí cơng việc, đồng thời, phải dựa trên sự phân tích những “khoảng trống” về năng lực thực hiện công việc của đội ngũ nhân sự trong tổ chức.

Đào tạo, theo định nghĩa chung nhất là quá trình tác động đến con ngƣời, làm cho ngƣời đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo,... một cách có hệ thống để họ có thể thích nghi với và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, đóng góp phần cơng sức của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của lồi ngƣời. Đào tạo ó là q trình làm cho ngƣời ta trở thành có năng lực theo những tiêu chuẩn, địi hỏi nhất định, là quá trình trang bị những kiến thức, kỹ năng mới. Thời gian đào tạo tƣơng đối dài (từ 1 năm học trở lên) và có bằng cấp, chứng chỉ [16, tr. 76].

Bồi dƣỡng là quá trình tác động đến con ngƣời làm cho ngƣời đó “tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất”, là quá trình nâng cao trình độ chun mơn, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp một cách thƣờng xuyên, là tăng cƣờng năng lực nói chung trên cơ sở kiến thức, kỹ năng đã đƣợc đào tạo. Bồi dƣỡng có nhiệm vụ cập nhật, trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng, thái độ cho công chức để họ thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn nhiệm vụ đƣợc giao. Thời gian cho khóa bồi dƣỡng thƣờng ngắn (vài ngày, vài tuần, vài tháng) và có chứng chỉ, chứng nhận [16, tr. 77].

Nhƣ vậy, đào tạo đƣợc xem nhƣ là một quá trình làm cho ngƣời ta “trở thành ngƣời có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định”, và bồi dƣỡng đƣợc xác định là quá trình làm cho ngƣời ta “tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất”. Việc tách bạch khái niệm đào tạo và bồi dƣỡng riêng rẽ chỉ để tiện cho việc phân tích điểm giống và khác nhau giữa đào tạo và bồi dƣỡng. Còn trên thực tế, xét theo khung cảnh ĐTBDCBCC thì đào tạo đã bao hàm cả việc bồi dƣỡng.

Tóm lại, có thể hiểu, ĐTBD chính là việc tổ chức những cơ hội cho người

ta học tập, nhằm giúp tổ chức đạt được mục tiêu của mình bằng việc tăng cường năng lực, làm gia tăng giá trị của nguồn lực cơ bản và quan trọng nhất là con người, là cán bộ, nhân viên làm việc trong tổ chức [16, tr. 78].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng công chức cấp xã ở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ 1 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)