Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng công chức cấp xã ở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ 1 (Trang 37 - 40)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ

1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả bồi dƣỡng công chức cấp xã

1.5.1. Yếu tố chủ quan

1.5.1.1. Sự quan tâm của cấp ủy và thủ trưởng đơn vị

Sự quan tâm sâu sát của cấp ủy đối với công tác bồi dƣỡng CCCX có ý nghĩa quan trọng, tác động trực tiếp đến kết quả, chất lƣợng công tác bồi dƣỡng. Sự quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy thể hiện thơng qua các chƣơng trình, kế hoạch hành động, nghị quyết chuyên đề về công tác bồi dƣỡng; tổ chức triển khai thực hiện, trong đó có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng; thƣờng xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra, đồng thời có những sự điều chỉnh nếu cần.

Sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phƣơng đối với công tác bồi dƣỡng CCCX cịn thể hiện ở việc phân bổ kinh phí thỏa đáng cho công tác bồi dƣỡng; đầu tƣ cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập; điều kiện sinh hoạt của học viên.

Trong phạm vi cơ quan, đơn vị, vai trò của cấp ủy, thủ trƣởng đơn vị thể hiện thông qua công tác quy hoạch cán bộ, xem xét nhu cầu, cử CCCX đi bồi dƣỡng các khóa thích hợp đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho họ dành thời gian cần thiết cho quá trình học tập. Sự liên hệ chặt chẽ giữa cơ sở bồi dƣỡng với lãnh đạo cơ quan, đơn vị cử ngƣời đi học cũng là yếu tố tác động tích cực đến tinh thần, thái độ học tập của học viên. Mối liên hệ đó cịn có tác dụng giúp các cơ sở bồi dƣỡng, các nhà quản lý bồi dƣỡng và đội ngũ giảng viên rút kinh nghiệm, điều chỉnh về chƣơng trình, phƣơng pháp cho phù hợp với đối tƣợng, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác bồi dƣỡng đối với đội ngũ CCCX.

1.5.1.2. Tính tự giác của bản thân công chức cấp xã

Đối với CBCC nói chung và CCCX nói riêng, tính tự giác trong rèn luyện đƣợc xác định nhƣ sự gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, giúp họ không ngừng nâng cao bản lĩnh, thể lực, khơi dậy tiềm năng trí tuệ và sự sáng tạo đáp ứng yêu cầu hoạt động trong các lĩnh vực. Hơn nữa, muốn trở thành ngƣời lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hay một CBCC giỏi, có khả năng đáp ứng yêu cầu của thực tiễn

cách mạng thì khơng thể thiếu vai trị nỗ lực, tích cực trong tự rèn luyện và ý thức tự giác trong học tập nâng cao năng lực của bản thân. Đây sẽ là sức mạnh nội lực quan trọng giúp tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong bản thân mỗi CCCX khi không ngừng học hỏi, cập nhật các kiến thức mới nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong q trình thực thi cơng vụ.

CCCX có tính tự giác trong học tập sẽ là yếu tố thúc đẩy hiệu quả của hoạt động bồi dƣỡng và ngƣợc lại, nếu thiếu tinh thần tự giác, hiệu quả học tập sẽ khó có thể cải thiện và không mang lại hiệu quả áp dụng các kiến thức đƣợc truyền thụ và trong thực tế cơng tác.

1.5.1.3. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng

Đội ngũ cán bộ quản lý bồi dƣỡng cũng là những ngƣời trực tiếp quản lý đội ngũ học viên theo quy trình quản lý đào tạo; nắm vững những khó khăn, thuận lợi của từng học viên trong quá trình bồi dƣỡng; là những ngƣời để học viên trao đổi, phản ánh, đóng góp ý kiến về chƣơng trình, phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ quá trình học tập. Chính vì vậy, cán bộ quản lý là cầu nối giữa học viên với giảng viên, với cơ sở bồi dƣỡng. Các cán bộ quản lý đào tạo có trình độ chun mơn tốt sẽ có thể tổ chức thực hiện các chƣơng trình bồi dƣỡng một cách khoa học và thực hiện tốt chức năng làm cầu nối để giảng viên và học viên có thể trao đổi những khó khăn, bất cập trong quá trình giảng dạy nên ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng, hiệu quả bồi dƣỡng.

Mặt khác, đội ngũ cán bộ quản lý cũng thƣờng là nơi hay phát sinh tiêu cực trong mối quan hệ giữa học viên với cơ sở bồi dƣỡng. Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý công tâm, tận tụy, thực hiện nghiêm chỉnh quy chế đào tạo, đồng thời gần gũi, gắn bó, chia sẻ với những khó khăn của học viên là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến chất lƣợng bồi dƣỡng.

Trong khi đó, với đội ngũ giảng vien, họ sẽ có trách nhiệm hƣớng dẫn, trao đổi, truyền đạt tri thức, kinh nghiệm đối với các học viên là các CCCX. Do đó, trình độ chun mơn, kinh nghiệm và phẩm chất đạo đức của họ có ảnh hƣởng rất lớn đến sự tiếp nhận của học viên, và quyết định đến chất lƣợng bồi dƣỡng CCCX.

Thực tế hiện nay, tại các cơ sở bồi dƣỡng CBCC, ngoài đội ngũ giảng viên cơ hữu cịn có đội ngũ giảng viên kiêm chức. Họ là cán bộ lãnh đạo các bộ, ngành, địa phƣơng, các nhà quản lý đào tạo, giảng viên các trƣờng đại học, có trình độ, năng lực và đặc biệt là rất giàu kinh nghiệm công tác. Tuy nhiên thời gian dành cho công tác giảng dạy của họ bị giới hạn do phải đảm nhận cơng việc chun mơn chính tại cơ quan và những công vụ đột xuất nên ít nhiều ảnh hƣởng tới việc đảm bảo thời gian, lịch học. Do đó, các cơ sở bồi dƣỡng thƣờng phải tận dụng tối đa đội ngũ giảng viên cơ hữu. Họ là đội ngũ tác động chủ yếu đến chất lƣợng bồi dƣỡng CBCC. Đội ngũ này đƣợc tuyển chọn kỹ càng theo tiêu chuẩn, thƣờng xuyên đƣợc đào tạo nâng cao trình độ, phƣơng pháp giảng dạy và bồi dƣỡng cập nhật thƣờng xuyên về những chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nƣớc. Tỷ lệ giảng viên có học hàm, học vị càng cao thì chất lƣợng bồi dƣỡng và uy tín của cơ sở đối với xã hội càng có cơ hội phát triển, nâng cao.

1.5.1.4. Hoạt động bố trí, sử dụng CCCX sau khi bồi dưỡng

Mục tiêu của bồi dƣỡng là để nâng cao năng lực làm việc cho CCCX. Phát huy năng lực làm việc của mỗi CCCX bên cạnh các yếu tố chủ quan, còn phụ thuộc rất lớn vào việc bố trí, sử dụng. Rõ ràng, nếu CCCX đƣợc bồi dƣỡng về một nghiệp vụ này lại đƣợc giao công việc có yêu cầu những nghiệp vụ khác theo kiểu “học một đằng, làm một nẻo” hay bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn chức trách, ngạch bậc cao nhƣng lại đƣợc giao một vị trí cơng việc thấp hơn,… thì CCCX rất khó có thể phát huy năng lực của mình.

Hơn nữa, điều này còn gây tác động tâm lý không tốt đến những CCCX khác trong cơ quan, họ sẽ coi đó là những tấm gƣơng và sẽ khơng có động lực tham gia các khóa bồi dƣỡng tiếp theo. Nhƣ thế, có thể nói cơng tác bố trí, sử dụng CCCX sau khi bồi dƣỡng của cấp ủy, thủ trƣởng cơ quan, đơn vị có tác động quan trọng đến cơng tác bồi dƣỡng. Vai trị đó thể hiện từ khâu quy hoạch cán bộ; sắp xếp, lựa chọn, bố trí cử cán bộ tham gia bồi dƣỡng; sử dụng cán bộ sau khi bồi dƣỡng một cách “đúng ngƣời, đúng việc” đến việc coi kết quả bồi dƣỡng là một trong những yếu tố quan trọng để xem xét đề bạt, bổ nhiệm, sắp xếp vào vị trí cơng việc cao hơn. Đó mới là lực để CCCX tích cực tham gia bồi dƣỡng và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ bồi dƣỡng với kết quả cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng công chức cấp xã ở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ 1 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)