Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng công chức cấp xã ở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ 1 (Trang 92)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ

3.3. Một số kiến nghị, đề xuất

3.3.1. Đối với Chính phủ

- Đề nghị Chính phủ có biện pháp chỉ đạo Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan tham mƣu đề xuất để phê duyệt Đề án ĐTBD CCCX để triển khai thống nhất chung trên cả nƣớc;

- Đề nghị Chính phủ quan tâm bố trí đủ nguồn kinh phí để thực hiện Đề án ĐTBD CCCX, nhất là chủ trƣơng bồi dƣỡng CCCX đạt chuẩn về trình độ chun mơn, trình độ văn hố.

3.3.2. Đối với Bộ Nội vụ, các bộ, ngành Trung ương

- Đề nghị Bộ Nội vụ sửa đổi Thông tƣ số 16/2012/TT-BNV ngày 30 10 2012 hƣớng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể và nhiệm vụ của công chức xã, phƣờng, thị trấn. Cụ thể:

+ Về trình độ chun mơn: Thông tƣ số 06/2012/TT-BNV chỉ quy định:

Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên và ngành nghề đào tạo phù hợp với từng chức danh đảm nhiệm. Do đó, cần phải cụ thể hoá ngành nghề đào tạo, trình độ đào tạo đối với từng chức danh cơng chức (một số chức danh công chức yêu cầu trình độ thạc sỹ, đại học, cao đẳng cũng cần đƣợc quy định rõ trong văn bản), nhằm tránh tình trạng CCCX đăng ký các ngành học không đúng với chuyên môn đƣợc giao, nhằm phổ cập bằng cấp nhƣ ở một số địa phƣơng thời gian qua.

+ Về trình độ lý luận chính trị: Thơng tƣ số 06/2012/TT-BNV khơng quy

định trình độ lý luận, trình độ quản lý nhà nƣớc của CCCX. Đề nghị bổ sung hai tiêu chuẩn này vào văn bản. Riêng đối với trình độ lý luận chính trị phải đạt từ sơ cấp trở lên, đối với chức danh lãnh đạo phải đạt trình độ trung cấp trở lên.

+ Về quy định giảm một cấp về trình độ văn hố, trình độ chun mơn đối

với cơng chức làm việc tại các xã thuộc khu vực miền núi, biên giới hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đề nghị nghiên cứu, xem xét lại. Bởi nếu trình độ q thấp sẽ khơng đáp ứng đƣợc yêu cầu thực thi công vụ của địa phƣơng cũng nhƣ mục tiêu xây dựng nền hành chính hiện đại.

+ Về tuyển dụng: Đề nghị bổ sung chính sách ƣu tiên tuyển dụng đối với

sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy có bằng khá, giỏi trở lên về công tác tại các xã thơng qua hình thức xét tuyển thẳng khơng thi tuyển.

- Đề nghị Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia và các bộ, ngành liên quan nghiên

cứu, bổ sung chƣơng trình khung về bồi dƣỡng CCCX. Qua đó, tạo cơ sở để hƣớng dẫn các cơ sở ĐTBD CBCC áp dụng và thực hiện theo phân cấp.

- Đề nghị Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ và các bộ, ngành, liên quan ban hành Thông tƣ hƣớng dẫn xây dựng dự tốn kinh phí bồi dƣỡng CCCX cho từng giai đoạn, kế hoạch hằng năm và tổng hợp, tham mƣu trình Chính phủ bố trí nguồn kinh phí để triển khai thực hiện.

3.3.3. Đối với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ

- Đề nghị Tỉnh uỷ Phú Thọ ban hình Nghị quyết về nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC xã, phƣờng, thị trấn đáp ứng u cầu, nhiệm vụ thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá.

- Đề nghị HĐND tỉnh Phú Thọ sớm ban hành Nghị quyết về ĐTBD đội ngũ CCCX trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

- Đề nghị UBND tỉnh;

+ Ban hành Đề án ĐTBD đội ngũ CCCX giai đoạn 2021 - 2025 và áp dụng trên địa bàn tỉnh.

+ Bố trí nguồn kinh phí thực hiện Đề án ĐTBD đội ngũ CCCX giai đoạn 2021 - 2025 và nguồn kinh phí bổ sung ĐTBD theo các chƣơng trình, kế hoạch, dự án phát sinh.

+ Bổ sung biên chế giảng viên, giáo viên cơ hữu và nguồn kinh phí đầu tƣ nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy và học tại Trƣờng Chính trị tỉnh Phú Thọ, Trung tâm bồi dƣỡng chính trị huyện Hạ Hịa để góp phần nâng cao năng lực bồi dƣỡng BD CBCC nói chung và CCCX trên địa bàn tỉnh nói riêng.

+ Ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung một số chính sách về bồi dƣỡng đội ngũ CCCX để áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

+ Ban hành các tiêu chuẩn, quy định cụ thể đối với CBCC xã, phƣờng, thị trấn áp dụng trên địa bàn tỉnh nhằm thống nhất quản lý, bồi dƣỡng CCCX và bố trí sử dụng có hiệu quả đội ngũ CCCX trong giai đoạn hiện nay.

- Ban hành cơ chế, chính sách và huy động tổng hợp các nguồn lực trong nƣớc và hợp tác quốc tế để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ bồi dƣỡng CCCX theo các chƣơng trình, dự án và kế hoạch đề ra.

3.3.4. Đối với UBND huyện Hạ Hòa và các xã trên địa bàn huyện Hạ Hòa Hòa

- Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án ĐTBD đội ngũ CCCX của địa phƣơng và chủ động bố trí thêm các nguồn kinh phí thực hiện.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức bồi dƣỡng đội ngũ CCCX tại địa bàn cơ sở.

- Tăng cƣờng quản lý, kiểm tra, đánh giá hiệu quả bồi dƣỡng CCCX thông qua việc thực hiện nghiêm túc các bƣớc quy hoạch, lựa chọn, xét cử CCCX đi học và sử dụng sau quá trình bồi dƣỡng để có thể có kết quả đánh giá khách quan, trung thực và toàn diện nhất.

3.3.5. Đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC trên địa bàn tỉnh

Các cơ sở ĐTBD CBCC trên địa bàn tỉnh cần tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên tham gia các chƣơng trình bồi dƣỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kỹ năng sƣ phạm. Đồng thời, tiến hành đổi mới phƣơng pháp giảng dạy và bổ sung, cập nhật kiến thức mới, bổ sung, hoàn thiện giáo trình, giáo án giảng dạy cho phù hợp với thực tế công tác của các CCCX.

Tăng cƣờng hợp tác với các cơ sở đào tạo uy tín trong cả nƣớc và đội ngũ giảng viên thỉnh giảng đang công tác ở cấp bộ, ngành trung ƣơng về tham gia giảng dạy tại địa phƣơng để CCCX có cơ hội tiếp cận với thông tin mới và bổ sung kỹ năng tác nghiệp, xử lý tình huống trong q trình thực thi cơng vụ tại chính quyền cơ sở.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận có liên quan và đánh giá thực trạng hoạt động ĐTBC CCCX trên địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, tại chƣơng 3 của Luận văn, tác giả đã đề xuất một số phƣơng hƣớng và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động này trên địa bàn huyện trong giai đoạn hiện nay.

Các phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả bồi dƣỡng CCCX đƣợc xác định trên cơ sở định hƣớng về bồi dƣỡng CBCC nói chung và bồi dƣỡng CCCX nói riêng cùng thực tế chất lƣợng đội ngũ CCCX trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Theo đó, các phƣơng hƣớng đƣợc xác định gồm: (1) Bồi dƣỡng phải hƣớng đến xây dựng đƣợc đội ngũ CCCX của huyện Hạ Hòa trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại; (2) Bồi dƣỡng phải tạo ra đƣợc sự thay đổi về chất, đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ; (3) Nâng cao chất lƣợng bồi dƣỡng đội ngũ CCCX phải trên cơ sở đổi mới đồng bộ nội dung chƣơng trình và cách thức tổ chức, đánh giá bồi dƣỡng.

Cùng với đó, tác giả cũng đã đề xuất 6 giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả bồi dƣỡng CCCX trên địa bàn huyện Hạ Hòa trong giai đoạn tới, cụ thể gồm:

(1) Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phƣơng về bồi dƣỡng CCCX;

(2) Tiếp tục hoàn thiện các quy định về bồi dƣỡng CCCX;

(3) Tăng cƣờng năng lực đào tạo và nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy của các cơ sở bồi dƣỡng CBCC ở địa phƣơng;

(4) Hoàn thiện chế độ, chính sách hỗ trợ bồi dƣỡng đối với CCCX; (5) Tăng cƣờng công tác phối hợp tổ chức bồi dƣỡng CCCX;

Ngoài ra, tác giả cũng đã đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ở trung ƣơng và địa phƣơng nhằm tạo những điều kiện về cơ sở pháp lý cũng nhƣ các hoạt động phối hợp tổ chức nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt động bồi dƣỡng CCCX nói chung và ở địa bàn huyện Hạ Hịa, tỉnh Phú Thọ nói riêng.

KẾT LUẬN

Bộ máy chính quyền cấp xã đóng vai trị quan trọng trong hệ thống chính quyền các cấp, bởi vì đây là cấp gần dân nhất, trực tiếp triển khai chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc vào thực tiễn cuộc sống. Năng lực, hiệu quả hoạt động của CCCX ảnh hƣởng trực tiếp đến việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần to lớn vào quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho nhân dân ở địa phƣơng, đóng góp quan trọng vào việc ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội của đất nƣớc.

Do đó, việc bồi dƣỡng CCCX đƣợc coi là nhiệm vụ và yêu cầu cấp bách trong các giai đoạn phát triển của đất nƣớc. Đây cũng là chủ trƣơng, quan điểm đƣợc Đảng và Nhà nƣớc nhấn mạnh nhất quán qua từng nhiệm kỳ của Đại hội. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị Trung ƣơng lần thứ bảy, khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lƣợc, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, đã khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng; công tác cán bộ là khâu “then chốt” của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị“. Nghị quyết số 26- NQ TW cũng đề ra mục tiêu đến năm 2030: “Đối với cán bộ chun trách cấp xã: 100% có trình độ cao đẳng, đại học và đƣợc chuẩn hố về lý luận chính trị, chun mơn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác”.

Xác định tầm quan trọng của công tác bồi dƣỡng CCCX trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Hạ Hịa ln quan tâm chỉ đạo, cụ thể hóa các nghị quyết của Trung ƣơng, của Tỉnh ủy về công tác cán bộ và bồi dƣỡng CBCC nói chung và CCCX nói riêng vào thực tế của địa phƣơng, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ và nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và ngƣời đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị. Thực hiện đồng bộ từ khâu bồi dƣỡng, quy hoạch đến sử dụng, đánh giá CCCX, vì vậy, nhìn

chung đội ngũ CCCX của huyện có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu và con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân đã lựa chọn. Đội ngũ CCCX của huyện cơ bản đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị đƣợc cấp ủy, chính quyền, đồn thể giao. Đặc biệt, số lƣợng CCCX có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 63,38%, trình độ lý luận chính trị trung cấp đạt trên 83%, góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ xây dựng nơng thơn mới tại địa phƣơng[58].

Có đƣợc những kết quả đó là do cấp ủy, chính quyền của huyện đã đặc biệt quan tâm chú trọng đến công tác bồi dƣỡng cán bộ, thực hiện đa dạng hóa các loại hình bồi dƣỡng; chủ động phối hợp có hiệu quả với Trƣờng Chính trị tỉnh và các cơ sở bồi dƣỡng CBCC trên địa bàn trong công tác bồi dƣỡng CCCX của huyện.

Bên cạnh những kết quả đó, khách quan nhìn nhận, cơng tác bồi dƣỡng CCCX của huyện Hạ Hòa hiện nay vẫn còn nhiều mặt hạn chế, bất cập. Chất lƣợng bồi dƣỡng chƣa đƣợc nhƣ kỳ vọng. Một trong những nhiệm vụ và yêu cầu đặt ra trƣớc mắt đối với công tác bồi dƣỡng là phải nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ của đội ngũ CBCC nói chung và CCCX nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nƣớc. Bên cạnh việc bồi dƣỡng đáp ứng các tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với từng ngạch, chức danh CCCX, cần thực hiện việc bồi dƣỡng dựa trên năng lực thực hiện công việc nhằm tăng cƣờng nâng cao năng lực làm việc thực tế và bồi dƣỡng CCCX có trình độ và năng lực tham gia hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng.

Trƣớc vấn đề của thực trạng đó, luận văn đã tập trung nghiên cứu về thực trạng của hoạt động này và đƣa ra những phƣơng hƣớng, đề xuất giải pháp tƣơng đối toàn diện và đề xuất các kiến nghị với các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền của các cấp cũng nhƣ các cơ sở ĐTBD CBCC trên địa bàn nhằm nâng cao chất lƣợng công tác bồi dƣỡng CCCX ở địa phƣơng.

Tác giả hi vọng, với những kiến nghị, đề xuất và các giải pháp đƣợc đƣa ra sẽ góp phần góp một phần tiếng nói cùng các cơ quan nhà nƣớc ở trung ƣơng và địa phƣơng trong việc đổi mới và nâng cao hiệu quả bồi dƣỡng CCCX, qua đó từng bƣớc nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở huyện Hạ Hịa, tỉnh Phú Thọ nói riêng và CCCX ở các địa phƣơng nói chung. Từ đó, nâng cao chất lƣợng hiệu quả QLNN ở cấp cơ sở, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngƣời dân, doanh nghiệp trong tiến trình cải cách hành chính nhà nƣớc hiện nay./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (2002), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 khoá X về đổi mới và nâng cao chất lƣợng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phƣờng, thị trấn.

2. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (2018), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy, khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lƣợc, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

3. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2016), Nghị quyết số 09-NQ/TU

ngày 15/4/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (khóa XVIII) thực hiện khâu đột phá về cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 – 2020.

4. Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy tỉnh Phú Thọ (2017), Quyết định số 1001-

QĐ/TU ngày 21/6/2017 về kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác CCHC Nhà nước trên địa bàn tỉnh đối với Đảng ủy và đồng chí đứng đầu cấp ủy của các sở, ngành.

5. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Hệ thống công vụ một số nước ASEAN và Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, H. 1997.

6. Bộ Nội vụ (2009), Nghiên cứu xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng

đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2007 – 2015, Đề tài khoa học cấp bộ năm 2009, Hà Nội.

7. Bộ Nội vụ (2008), Nghiên cứu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ

sở Tây Nguyên, Đề tài khoa học cấp bộ năm 2008, Hà Nội.

8. Bộ Nội vụ (2004), Quyết định số 04/2004/QĐ- BNV ngày 16/01/2014 của Bộ Nội vụ quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với CBCC xã, thường, thị trấn.

9. Bộ Nội vụ (2008), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Hà Nội.

10. Bộ Nội vụ (2012), Quyết định số 294 QĐ-BNV ngày 3/4/2012 của Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng công chức cấp xã ở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ 1 (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)