Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về va

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 26 - 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục

1.2.1. Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về va

trị, tầm quan trọng của xã hội hóa cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho hoạt động xã hội hóa cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Trước yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, trước xu thế hội nhập toàn diện đời sống kinh tế - xã hội của đất nước và xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, vấn đề nâng cao hiệu quả xã hội hóa cơng tác PBGDPL nhằm làm chuyển biến nhận thức, từng bước nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, góp phần tăng cường pháp chế XHCN, quản lý xã hội bằng pháp luật trong

thời kỳ đổi mới ngày càng trở nên cấp thiết. Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của xã hội hóa cơng tác PBGDPL, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm, chú trọng đến việc xã hội hóa cơng tác PBGDPL, được coi là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của các cơ quan đảng, chính quyền, nhà nước và cả hệ thống chính trị, là một bộ phận của cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Đồng thời, đề ra nhiều biện pháp, ban hành nhiều văn bản pháp luật khẳng định quyết tâm của Đảng, nhà nước ta trong việc đẩy mạnh xã hội hóa cơng tác PBGDPL, đặc biệt quan tâm đến công tác xã hội hóa cơng tác PBGDPL.

Nhận thức rõ vị trí, vai trị, tầm quan trọng, việc Xã hội hóa cơng tác PBGDPL đã được Đảng, Nhà nước rất quan tâm. Trong quá trình thực hiện cơng tác PBGDPL, cụm từ Xã hội hóa cơng tác PBGDPL đã được ghi nhận tại nhiều văn bản như: Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Luật PBGDPL năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành; các Chương trình PBGDPL giai đoạn 5 năm của Chính phủ; Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW và Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW. Đặc biệt, ngày 15/7/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1133/QĐ-TTg về việc phê duyệt và tổ chức thực hiện các Đề án tại Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 9/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04- KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân, Luật PBGDPL số 14/2012/QH13. Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương

trình PBGDPL giai đoạn 2017 – 2021 thì vấn đề xã hội hóa cơng tác PBGDPL lại được xác định rõ hơn là tăng cường thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc khuyến khích, tạo điều kiện, huy động sự tham gia, đóng góp của các thành phần kinh tế, nguồn lực xã hội vào công tác này.

Thực hiện các văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước về xã hội hóa cơng tác PBGDPL thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các bộ, ngành, đoàn thể và địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch PBGDPL dài hạn, hàng năm và kế hoạch triển khai hoạt động Xã hội hóa cơng tác PBGDPL cho từng thời gian cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương; ban hành và tổ chức triển khai nhiều Đề án liên quan đến xã hội hóa cơng tác PBGDPL nhằm tạo nguồn lực cho công tác này. Cụ thể những đề án này được thực hiện theo quy định pháp luật như sau: Nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện PBGDPL; huy động các nguồn lực xã hội đóng góp cho cơng tác PBGDPL. Tại Điều 8, Điều 9 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP có quy định: Chính sách hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện PBGDPL hoặc hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động PBGDPL. Trong đó, tổ chức, doanh nghiệp tham gia thực hiện PBGDPL hoặc hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động PBGDPL được hưởng các chính sách hỗ trợ sau đây: Được cơ quan nhà nước cấp phát tài liệu pháp luật, cung cấp thơng tin miễn phí về chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực pháp luật được phổ biến, giáo dục; được bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ, kỹ năng PBGDPL không thu tiền trong trường hợp tham gia thực hiện PBGDPL bằng nguồn kinh phí của mình; Được thực hiện hoạt động quảng cáo khi tham gia PBGDPL miễn phí hoặc hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho

hoạt động PBGDPL trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)