7. Kết cấu của luận văn
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục
1.2.3. Sự phối hợp thực hiện xã hội hóa cơng tác phổ biến, giáo dục
pháp luật
Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư xác định rõ PBGDPL là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới dự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy và chính quyền địa phương đối với việc tổ chức, thực hiện đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu của các cấp ủy Đảng, cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong hoạt động xã hội hóa cơng tác PBGDPL cần có quan tâm, chú trọng hơn. Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội của từng thời kỳ, Chính phủ quy định cụ thể chính sách hỗ trợ đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện PBGDPL. Xã hội hóa công tác PBGDPL không chỉ là trách nhiệm riêng của một cơ quan, tổ chức nào mà là trách nhiệm chung, đòi hỏi sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau. Do vậy, cần xây dựng, cơ chế, chương trình, kế hoạch phối hợp hoạt động chặt chẽ, rõ ràng giữa các chủ thể giáo dục, trong đó có ngành tư pháp phát huy vai trò là cơ quan đầu mối trong xã hội hóa cơng tác PBGDPL, là cầu nối liên hệ chặt chẽ với các chủ thể giáo dục khác để xây dựng và triển khai kế hoạch phối hợp, đồng thời hướng dẫn nghiệp vụ khi cần thiết. Qua đó, mới phát huy tốt nhất vai trị của các cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ PBGDPL nhằm nâng cao cơng tác xã hội hóa PBGDPL.
Cụ thể như: Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc Hội Luật gia tỉnh Quảng Ngãi, được Thường trực Hội Luật gia tỉnh Quảng Ngãi giao nhiệm vụ thực hiện xã hội hóa cơng tác PBGDPL theo Kế hoạch số 7656/KH-UBND ngày
11/12/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện Đề án Xã hội hóa cơng tác PBGDPL và TGPL giai đoạn 2017 - 2021 trên địa bàn tỉnh. Là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội đã tham gia ký kết và thực hiện Chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Sở Tư pháp, Thanh tra tỉnh, Hội Luật gia tỉnh và Đoàn Luật sư tỉnh trong lĩnh vực tiếp công dân, xử lý đơn thư, giám sát và nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của cơng dân và hịa giải ở cơ sở giai đoạn 2018- 2021. Cùng với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, Hội Luật gia tỉnh Quảng Ngãi chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức ký kết Kế hoạch phối hợp số 25/KHPH-STP-HLG ngày 07/6/2019 về phối hợp thực hiện công tác giữa Sở Tư pháp và Hội Luật gia tỉnh giai đoạn 2019 – 2023; Kế hoạch số 04/HLGQN-HLHPN ngày 27/9/2019 phối hợp thực hiện công tác giai đoạn 2019-2022. Tổ chức triển khai Kế hoạch số 7656/KH-UBND ngày 11/12/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện Đề án xã hội hóa cơng tác PBGDPL và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2017 - 2021 trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, với chức năng, nhiệm vụ được giao, nhiều Luật sư, tư vấn viên pháp luật (là báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh)được cử đi để thực hiện nhiều cuộc PBGDPL lưu động tại UBND các xã, phường, thị trấn theo kế hoạch. Nội dung tuyên truyền văn bản pháp luật quan trọng, mới ban hành, liên quan và tác động trực tiếp tới đời sống xã hội như: Hiến pháp năm 2013, Luật Đất đai năm 2013, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Hòa giải ở cơ sở, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Lâm Nghiệp, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật phòng, chống tham nhũng, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước… Việc huy động sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau thực hiện xã
hội hóa cơng tác PBGDPL tranh thủ tối đa các nguồn lực ở địa phương, góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục, nếu tách riêng mỗi tổ chức đồn thể thì sẽ hết sức khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ này.