7. Kết cấu của luận văn
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục
1.2.4. Cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động xã hội hóa cơng tác phổ
biến, giáo dục pháp luật
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả xã hội hóa cơng tác PBGDPL, bên cạnh việc quy định các biện pháp bảo đảm về tổ chức, cán bộ, là các biện pháp bảo đảm về cơ sở vật chất, phương tiện và kinh phí cho cơng tác PBGDPL (Điều 38 và Điều 39 Luật PBGDPL năm 2012). Tuy nhiên, các quy định pháp luật trên chưa được các cơ quan, tổ chức quán triệt, quan tâm kịp thời nhằm đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện làm việc xứng tầm với công tác PBGDPL. Tại Thông tư số 63/2005/TTBTC ngày 05/8/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho cơng tác PBGDPL, đặc biệt sau khi liên Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 15/5/2010. Mới đây nhất là Thông tư số 14/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết tốn kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho cơng tác PBGDPL và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở đã tạo điều kiện cho các Bộ, ngành, địa phương chủ động trong việc bố trí ngân sách hàng năm cho cơng tác PBGDPL. Theo đó, việc Bảo đảm kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật tại Điều 38 Luật phổ biến giáo dục pháp luật quy định: Kinh phí PBGDPL của các cơ quan, tổ chức thụ hưởng ngân sách do ngân sách nhà nước bảo đảm và huy động từ các nguồn hợp pháp khác. Ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí PBGDPL cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách.
Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ PBGDPL của từng cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng dự tốn kinh phí PBGDPL và tổng hợp chung dự tốn ngân
sách nhà nước của cấp mình trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Do đó, ngồi khoản ngân sách nhà nước mà cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, hỗ trợ kinh phí cho hoạt động xã hội hóa cơng tác PBGDPL theo quy định pháp luật. Mặc dù cịn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và kinh phí, nhưng nhiều tổ chức xã hội trong đó có các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp như Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội cựu chiến binh tỉnh, Hội Luật gia tỉnh, Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh... đã có nhiều hoạt động liên quan đến việc xã hội hóa cơng tác PBGDPL. Cơng tác này được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng phù hợp với từng đối tượng và địa bàn, đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ và nhân dân; góp phần tích cực đưa pháp luật vào cuộc sống. Vai trò của các tổ chức xã hội trong hoạt động này ngày càng được khẳng định và tăng cường tạo cơ sở vũng chắc để thực hiện xã hội hóa cơng tác PBGDPL.