Một số yếu tố khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 34 - 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục

1.2.5. Một số yếu tố khác

* Trình độ dân trí khi tiếp cận pháp luật: Trình độ văn hóa của chủ thể là

yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng xã hội hóa cơng tác PBGDPL. Trình độ dân trí cao sẽ thuận lợi cho việc tổ chức, triển khai các hoạt động giáo dục, tiếp thu pháp luật của các chủ thể tốt sẽ giúp họ nhận thức đúng đắn, có thái độ tơn trọng và lịng tin vào tính cơng bằng, nghiêm túc của pháp luật để đạt tới mục đích cao nhất của PBGDPL là hành vi xử sự hợp pháp, phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành.

* Yếu tố chính trị - tư tưởng: Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng có ảnh

hưởng mạnh mẽ đến việc xã hội hóa cơng tác PBGDPL của các chủ thể pháp luật, đặc biệt là cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật. Một quốc gia có mơi trường chính trị ổn định là điều kiện thuận lợi để thực

hiện pháp luật. Chất lượng của hoạt động giáo dục pháp luật không chỉ phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội mà còn phụ thuộc vào hệ tư tưởng thống trị trong xã hội. Ở nước ta, chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trị chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội, là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng, Nhà nước và các tổ chức khác trong xã hội.

* Yếu tố kinh tế, văn hóa xã hội: Xã hội hóa cơng tác PBGDPL có hiệu

quả tốt ln chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Việt Nam là một nước đang phát triển, trình độ kinh tế, văn hóa xã hội ở mỗi vùng miền là khác nhau, vì vậy có sự ảnh hưởng nhất định đến việc xã hội hóa cơng tác PBGDPL. Một khi kinh tế, văn hóa xã hội phát triển, đời sống vật chất được cải thiện, lợi ích kinh tế được đảm bảo, nhân dân sẽ phấn khởi, tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đề ra. Khi đó, niềm tin được cũng cố, hoạt động thực hiện pháp luật mang tính tích cực sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xã hội hóa cơng tác PBGDPL. Cịn khi kinh tế chậm phát triển, thu nhập thấp, tình trạng thất nghiệp gia tăng, lợi ích kinh tế khơng đảm bảo, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn thì tư tưởng sẽ diễn biến phức tạp, phát sinh nhiều tác động tiêu cực ảnh hưởng đến xã hội hóa cơng tác PBGDPL. Vì vậy, cần phải chú trọng phát triển kinh tế, văn hóa xã hội ở tất cả các vùng miền, trong đó đặc biệt chú ý vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn... Mặt khác, phong tục, tập quán, lệ làng thể hiện ý chí của cộng đồng dân cư làng xã, được hình thành và tồn tại song song với ý thức pháp luật. Nhiều địa phương tồn tại những phong tục tập quán lạc hậu, phản khoa học; tư tưởng tiểu nơng, bảo thủ, khép kín nặng nề, thói quen sống theo tục lệ đã ăn sâu trong tư tưởng của một bộ phận người dân hình thành trong họ thái độ xem thường, bất chấp pháp luật gây nhiều khó khăn và ảnh hưởng đến chất lượng xã hội hóa cơng tác PBGDPL.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong bối cảnh đất nước ta đang trong q trình đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân và hội nhập quốc tế địi hỏi mỗi cá nhân phải có tri thức khoa học, có hiểu biết về pháp luật, có ý thức tuân thủ pháp luật. Xã hội hóa cơng tác PBGDPL là một bộ phận của cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Bản chất của hoạt động xây dựng pháp luật là thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân nhằm thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Xã hội hóa cơng tác PBGDPL là nhằm truyền đạt thơng tin, nội dung pháp luật, giúp đối tượng tác động có hiểu biết nhất định về pháp luật, góp phần nâng cao ý thức pháp luật của đối tượng thông qua các hình thức, phương tiện, biện pháp thích hợp.

Mục đích của xã hội hóa cơng tác PBGDL là những mong muốn, cái đích mà các chủ thể hướng tới khi thực hiện nhằm phát huy tối đa các nguồn lực từ xã hội, chia sẻ gánh nặng cho nhà nước. Nhà nước giữ vai trò trung gian, tạo ra các hành lang pháp lý để các chủ thể tham gia vào hoạt động này một cách lành mạnh. Đại hội Đảng lần thứ VII đã khẳng định: “Điều kiện quan trọng nhất để phát huy dân chủ trong xây dựng và hồn chính hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao dân trí, trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức pháp luật của người dân”.

Việc triển khai chính sách huy động các nguồn lực xã hội tham gia xã hội hóa cơng tác PBGDPL ngày càng đi vào nền nếp, phong phú về nội dung và hình thức. Chuyển biến tích cực trong thời gian qua là việc tổ chức, cá nhân tự nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của xã hội hóa cơng tác PBGDPL cũng như của việc tự tìm hiểu, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật; người dân cũng đã tham gia đóng góp ý kiến trong q trình xây dựng và thực hiện pháp luật; góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức

chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

Có thể khẳng định rằng, xã hội hóa cơng tác PBGDPL là một bộ phận của cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng cũng như vai trị nịng cốt của Nhà nước trong xã hội hóa cơng tác PBGDPL, đồng thời bổ sung quy định về việc đa dạng hoá, huy động mạnh mẽ các nguồn lực trong xã hội tham gia hoạt động xã hội hóa cơng tác PBGDPL, phát huy vai trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức xã hội và toàn thể người dân tham gia. Quy định này là hướng đi mới của xã hội hóa cơng tác PBGDPL, tạo sự cân bằng cần thiết, hài hồ hố giữa trách nhiệm của Nhà nước và trách nhiệm của xã hội, của các tổ chức, doanh nghiệp, người dân trong tham gia xã hội hóa cơng tác PBGDPL; thúc đẩy ý thức tự giác, chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật.

Chương 2.

THỰC TRẠNG XÃ HỘI HĨA CƠNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

GIAI ĐOẠN 2017-2021

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 34 - 38)