Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại thị xã bỉm sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 50 - 51)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ-XÃ

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Bỉm Sơn đƣợc thành lập ngày 18/12/1981 theo Quyết định 157/ HĐBT của Hội đồng bộ trƣởng (nay là Chính phủ) trên cơ sở Thị trấn Bỉm Sơn (Thành lập ngày 29/7/1977 theo Quyết định 140/BT-TTg của Bộ trƣởng phủ thủ tƣớng), Thị trấn Nông trƣờng Hà Trung và 2 xã Quang Trung và Hà Lan thuộc huyện Trung Sơn (nay là Huyện Hà Trung – Thanh Hoá). Là đơn vị nằm ở vùng địa đầu tỉnh Thanh Hoá và của cả miền Trung, Thị xã Bỉm Sơn cách thành phố Thanh Hố 34 km về phía Nam, cách thủ đơ Hà Nội 120 km về phía Bắc. Có phía Bắc giáp tỉnh Ninh Bình, phía Nam giáp huyện Hà Trung, phía Đơng giáp huyện Nga Sơn, phía Tây giáp huyện Thạch Thành (Tỉnh Thanh Hoá).

2.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên

Thị xã Bỉm Sơn có nhiều tiềm năng to lớn, đặc biệt là tiềm năng khống sản phục vụ cơng nghiệp xây dựng. Diện tích mỏ đá ở Bỉm Sơn có tới 1.052,730 ha chiếm khoảng 15,9% tổng diện tích tự nhiên. Trữ lƣợng đá vơi ở Bỉm Sơn dự báo có tới vài tỷ mét khối; lƣợng đá vôi đã thăm dò là hơn 600 triệu m3. Chất lƣợng đá vơi ở Bỉm Sơn có hàm lƣợng ơ xít canxi và ơ xít mangiê rất thích hợp cho sản xuất xi măng và là nguyên liệu tốt để sản xuất các hoá chất nhƣ đất đèn, bột nhẹ, làm chất lọc đƣờng và làm đá ốp lát. Bỉm Sơn

cịn có đá phiến sét có chất lƣợng phù hợp để sản xuất xi măng thay thế cho loại đất sét dẻo. Đá phiến sét là nguyên liệu chính xếp sau đá vơi để sản xuất xi măng Pclăng. Hiện nay trữ lƣợng đá phiến sét đã thăm dò là hơn 640 triệu tấn; dự báo trữ lƣợng có thể lên đến hàng tỷ tấn. Ngoài hai nguyên liệu trên Bỉm Sơn cịn có đất sét dẻo để làm gạch ngói, trữ lƣợng đủ cho các nhà máy gạch ngói có cơng suất 100 triệu viên/năm. Nguồn nƣớc ngầm trong lòng đất Bỉm Sơn đã đƣợc Đồn địa chất 47 thăm dị xác định thuộc dạng nƣớc ngầm cáctơ, trữ lƣợng khá phong phú để phục vụ cho sản xuất công nghiệp.

Ngồi tiềm năng cơng nghiệp, Bỉm Sơn cịn có khả năng phát triển về nông nghiệp, lâm nghiệp. Đất nông nghiệp ở Bỉm Sơn có 3.345,74 ha, trong đó hơn một nửa là đất rừng, đất vƣờn đồi, đất cồn bãi, có thể trồng cây lƣơng thực, thực phẩm, cây cơng nghiệp. Tồn thị xã có 223,67 ha diện tích mặt nƣớc có khả năng ni trồng thuỷ sản và xây dựng khu du lịch sinh thái.

Do phần lớn diện tích đất đồi nên Bỉm Sơn có ƣu thế mạnh về phát triển lâm nghiệp, trồng rừng, cũng là lợi thế cho phát tiển đô thị và phát triển cơng nghiệp. Diện tích đất lâm nghiệp ở Bỉm Sơn là: 1.264,17 ha. Tồn thị xã có 1.264,17 ha đất rừng sản xuất.

Nguồn: Theo nguồn tác giả thu thập của UBND thị xã Bỉm Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại thị xã bỉm sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)