Cơ cấu kiểu thu gom phân thải gia súc

Một phần của tài liệu khoa_luan_tot_nghiep_2021_oanh (Trang 81 - 82)

STT Kiểu thu gom Số lượng (hộ)

(n=86) Tỷ lệ (%)

1 Thu về hố thu gom 34 39,5

2 Đóng bao 38 44,2

3 Biogas 14 16,27

Nguồn: Số liệu diều tra, 2021

Theo bảng cơ cấu kiểu thu gom phân thải, các hộ điều tra áp dụng ba kiểu thu gom bao gồm thu về hố phân, đóng bao và biogas. Các biện pháp thu gom chủ yếu là đóng bao 44,2% và thu về hố thu gom 39,5%, đối tượng có hố thu gom đa số là chăn ni gia súc với lượng phân thải phát sinh nhiều, dự trữ tạm thời tại hố phân cho đến khi đầy thì đem đi xử lý hoặc bón trực tiếp cho cây trồng. Hình thức đóng bao được áp dụng nhiều trong chăn ni gia cầm quy mơ trang trại vì chất thải của gia cầm thường là lớp đệm lót sinh học nên khá khơ thuận lợi cho q trình thu gom vào bao, ngoài ra người dân thực hiện ủ luôn trong bao tải đảm bảo hạn chế rơi vãi và thuận tiện cho quá trình vận chuyển. Thu gom về biogas chiếm tỷ lệ thấp nhất 16,27% được thu gom chung cùng với nước thải, biện pháp này giúp người dân giảm bớt sức lao động trong quá trình dọn vệ sinh, nguồn thải vừa được xử lý vừa đem lại lợi ích cho người dân, tuy nhiên do điều kiện kinh tế còn hạn chế nên tỷ lệ hộ dân sử dụng biện pháp thu gom này không nhiều.

Đối với các hộ dân áp dụng hình thức thu gom về hố phân thì 85% hộ xây dựng hố phân bằng xi măng đảm bảo chất thải khơng bị ngấm vào đất, cịn lại để hố thu phân bằng nền đất dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, nếu gần khu vực giếng cấp nước sinh hoạt thì tiềm ẩn nguy cơ ơ nhiễm nguồn nước ngầm. Các hố thu có nắp đậy kín chiếm 44% trong tổng số các hộ có hố thu gom, cịn lại để hở. Việc khơng có nắp đậy hố phân dẫn đến phát sinh mùi, thu hút ruồi nhặng gây mất vệ sinh và mỹ quan, ảnh hưởng tới chất lượng đời sống người dân.

Vấn đề khử trùng hố phân có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm mùi, ngăn chặn sự phát tán các vi trùng vi khuẩn có hại tới mơi trường xung quanh, nhưng tỷ lệ hộ dân không khử trùng chiếm lớn nhất 73,5%. Số lượng các hộ thực hiện khử trùng hố phân rất ít: 8,8% hộ khử trùng 1 lần/tháng, 11,7% hộ khử trùng 2 lần/tháng, 6%

hộ khử trùng 4 lần/tháng. Như vậy đa số người dân chưa có nhận thức nhiều về vấn đề này.

4.3.3 Xử lý nước thải

Trong tổng số 89 hộ điều tra thì chỉ có 24 hộ áp dụng các biện pháp xử lý nước thải, trong đó các biện pháp xử lý mà các hộ dân áp dụng được thể hiện trong bảng dưới đây:

Một phần của tài liệu khoa_luan_tot_nghiep_2021_oanh (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w