CHƯƠNG I : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.4 Công tác quản lý chất thải chăn nuôi ở Việt Nam
2.4.3 Các văn bản pháp lý của Nhà nước về BVMT trong chăn nuôi tại Việt
Nam
Hệ thống pháp luật hiện nay là một công cụ quan trọng trong việc quản lý hành vi của công dân. Để bảo vệ mơi trường nói chung và quản lý mơi trường trong lĩnh vực chăn ni nói riêng, nhà nước đã ban hành một số các văn bản pháp lý để cơ quan quản lý và công dân thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Dưới đây là một số nội dung quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan đến bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
Điều 61, Luật BVMT năm 2020 quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón trong sản xuất nơng nghiệp phải thực hiện
quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y có độc tính cao, bền vững, lan truyền, tích tụ trong mơi trường, tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người phải được đăng ký, kiểm kê, kiểm sốt, quản lý thơng tin, đánh giá, quản lý rủi ro và xử lý theo quy định của pháp luật
- Phân bón, sản phẩm xử lý môi trường chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã hết hạn sử dụng phải được quản lý theo quy định của pháp luật có liên quan. Bao bì đựng phân bón, thức ăn chăn ni, thức ăn thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi sau khi sử dụng, bùn đất và thức ăn lắng đọng khi làm vệ sinh trong ao nuôi thủy sản phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải. Bùn nạo vét từ kênh, mương, cơng trình thủy lợi phải được thu gom, tái sử dụng, tái chế và quản lý theo quy định của pháp luật. Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh.
- Việc sử dụng chất thải từ hoạt động chăn ni để làm phân bón hữu cơ, nước tưới cây hoặc mục đích khác phải thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Thông tư số 04/2010/TT – BNN&PTNT về việc ban hành quy chuẩn quốc gia về điều kiện trang trại chăn ni lợn, chăn ni gia cầm an tồn sinh học được ban hành kèm theo QCVN 01-14:2010/BNN&PTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện ni lợn an tồn sinh học, QCVN 01 –
15:2010/BNN&PTNT Quy chuẩn quốc gia về điều kiện chăn nuôi gia cầm an tồn sinh học (Bộ Nơng nghiệp và phát triển nơng thôn, 2010).
Luật thú y 2021 số 79/2015/QH13 quy định tại điều 15 về vấn đề phòng bệnh động vật như sau:
- Nơi chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, dụng cụ dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải được vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, diệt vật chủ trung gian định kỳ và sau mỗi đợt nuôi; nơi chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải theo quy hoạch của địa phương hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
- Chất thải trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải được xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Đối với hệ thống ni trồng thủy sản kín, nguồn nước nuôi phải bảo đảm chất lượng; nước thải, chất thải phải được xử lý trước khi xả thải bảo đảm vệ sinh thú y và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Luật chăn nuôi số 32/2018/QH14, mục 2 về xử lý chất thải chăn nuôi như sau:
- Điều 59. Xử lý chất thải trong chăn nuôi trang trại
1. Chất thải chăn nuôi bao gồm chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ, nước thải chăn ni, khí thải và chất thải khác.
2. Việc xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ được quy định như sau:
a. Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn ni trang trại có trách nhiệm xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi sử dụng cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho thủy sản;
b. Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ chưa xử lý khi vận chuyển ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại đến nơi xử lý phải sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng;
c. Vật ni chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại khác phải được xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
3. Việc xử lý nước thải chăn nuôi được quy định như sau:
a. Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn ni trang trại có trách nhiệm thu gom, xử lý nước thải chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
b. Nước thải chăn nuôi đã xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi được sử dụng cho cây trồng;
c. Nước thải chăn nuôi chưa xử lý khi vận chuyển ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại đến nơi xử lý phải sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng.
4. Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn ni trang trại có trách nhiệm xử lý khí thải từ hoạt động chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải chăn ni. 5. Việc xử lý chất thải khác phải tuân thủ quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
- Điều 60. Xử lý chất thải trong chăn nuôi nông hộ
Chủ chăn nuôi nông hộ phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Có biện pháp xử lý phân, nước thải, khí thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và không gây ảnh hưởng đến người xung quanh;
2. Vật ni chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại khác phải được xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
- Điều 61. Xử lý tiếng ồn trong hoạt động chăn nuôi
1. Tiếng ồn trong hoạt động chăn nuôi bao gồm tiếng ồn phát ra từ vật nuôi, thiết bị sử dụng trong hoạt động chăn nuôi.
2. Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại, chủ chăn nuôi nông hộ phải xử lý tiếng ồn phát ra trong hoạt động chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn trong hoạt động chăn nuôi.
Khoản 2 Điều 21 Nghị định 13/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 05/03/2020) quy định về quy mô chăn nuôi như sau:
- Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên; - Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi; - Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi; - Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi.
Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT về hướng dẫn một số điều của luật chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi, quy định tại điều 5: Quy định khoảng cách an tồn trong chăn ni.
- Khoảng cách từ khu chăn nuôi quy mô nhỏ đến khu dân cư tối thiểu là 100 mét, nguồn cung cấp nước sinh hoạt khu dân cư tối thiểu là 150 mét.
- Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô vừa đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 200 mét.
- Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô lớn đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 400 mét; trường học, bệnh viện, chợ, nguồn cung cấp nước sinh hoạt tối thiểu là 500 mét.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-41:2011/BNN&PTNT về yêu cầu xử lý vệ sinh đối với việc tiêu hủy động vật và sản phẩm động vật.
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý chất thải chăn ni phát sinh trên địa bàn xã Hịa Cng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.