Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển công nghiệp nông thôn tạ

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách phát triển công nghiệp nông thôn trên địa bàn thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 77)

thơn tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng

3.2.1. Quan điểm

Phát triển cơng nghiệp nơng thơn có chọn lọc, ƣu tiên thu hút các dự án đầu tƣ công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghiệp chế biến gắn với bảo vệ môi trƣờng sinh thái; tạo giá trị thƣơng hiệu sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu nƣớc ngồi.

Ổn định, duy trì các ngành cơng nghiệp có lợi thế của Thành phố nhƣ: điện, nƣớc sạch, vật liệu xây dựng, may mặc, điện tử, sản phẩm dân dụng, công nghiệp khai khoáng… Tập trung nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm giảm thiểu tác động đến môi trƣờng, cải thiện điều kiện cho ngƣời lao động.

Phát triển công nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị, năng lực cạnh tranh và thân thiện với môi trƣờng.

3.2.2. Mục tiêu

Phấn đấu đến năm 2025 giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 18.100 tỷ đồng, tốc độ tăng trƣởng đạt 8,5%/năm và chiếm tỷ trọng 67,0% trong cơ cấu Nông, lâm, thủy sản - Công nghiệp, xây dựng - thƣơng mại dịch vụ (10,5% - 67% - 22,5%).

3.2.3. Nhiệm vụ

Giai đoạn 2021-2025 ngành công nghiệp phải trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố; phấn đấu tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất bình quân đạt 8,5%/năm; để đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng trên thành phố cần tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

Tập trung đầu tƣ kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp đã đƣợc quy hoạch, có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý để phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; chuyển dần các làng nghề vào sản xuất tập trung quy mơ lớn.

Xây dựng và hình thành cụm công nghiệp chuyên ngành chế biến nông sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng sử dụng nguyên liệu tại chỗ. Khuyến khích thu hút đầu tƣ sản xuất, chế biến nơng sản, thực phẩm có cơng nghệ hiện đại đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu; ƣu tiên các dự án chế biến thịt, rau hoa quả.

Tập trung đầu tƣ và phát triển sản xuất sản phẩm có thế mạnh của địa phƣơng là các loại gạch nung và không nung. Sản xuất các loại vật liệu xây dựng có nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào (nhƣ gạch ngói, cát sỏi), các loại vật liệu lợp, vật liệu chịu lửa, bê tông và cấu kiện bê tơng đúc sẵn; Sản xuất gạch, ngói theo cơng nghệ lị tuy nen, tiến tới xố bỏ các lị gạch nung thủ công nhằm hạn chế ô nhiễm môi trƣờng. Đầu tƣ phát triển sản xuất gạch không nung từ nguyên liệu đất đồi; phát triển sản xuất các sản phẩm vật liệu xây dựng mới.

Củng cố và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, đồng thời,

nghiên cứu hình thành một số làng nghề mới gắn với việc sử dụng nguyên liệu của địa phƣơng. Cùng với việc phát triển các làng nghề cần đẩy mạnh các hoạt động thƣơng mại, quảng bá sản phẩm trong nƣớc và quốc tế.

Khuyến khích phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp ở khu vực nông thôn. Đẩy mạnh hoạt động của khuyến công và tƣ vấn phát triển công nghiệp; tạo điều kiện xây dựng các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh đóng trên địa bàn, đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp của thành phố.

Tiếp tục áp dụng các hệ thống quản lý chất lƣợng, quản lý môi trƣờng tiên tiến, đồng thời chú ý tới tiêu chuẩn hàng hố, bao bì và thị hiếu, phong tục tập quán của từng khu vực nhằm thâm nhập và mở rộng thị trƣờng.

Đẩy nhanh tiến độ và hoàn thiện đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đã đƣợc quy hoạch nhƣ: KCN Cộng Hòa; Cụm công nghiệp Tân Dân; Cụm công nghiệp Văn An 1; Cụm công nghiệp Văn An 2; Cụm cơng nghiệp Hồng Tân.

Hoàn thiện các thủ tục đầu tƣ xây dựng 02 KCN Phả Lại-Cổ Thành; KCN Tân Dân - Đồng Lạc và 02 Cụm cơng nghiệp (Cộng Hịa; Văn Đức).

3.3. Giải pháp tăng cƣờng thực thi chính sách phát triển cơng nghiệp nơng thơn tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng

3.3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách phát triển cơng nghiệp nông thôn tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải sách phát triển công nghiệp nông thôn tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Tổ chức tốt cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách phát triển cơng nghiệp nông thôn trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng với các phƣơng thức phong phú, đa dạng tới các cơ sở công nghiệp nơng thơn biết đƣợc chính sách và nội dung hoạt động khuyến cơng của chƣơng trình khuyến cơng, từ đó tích cực chủ động tham gia.

Để đạt mục tiêu đổi mới, nâng cao chất lƣợng, thúc đẩy hoạt động khuyến công, thời gian tới, các hoạt động khuyến công cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trƣơng, chính sách khuyến cơng để các cơ sở CNNT tích cực chủ động tham gia, thụ hƣởng; xây dựng hệ thống khuyến cơng từ thành phố Chí Linh đến cơ sở, xây dựng lực lƣợng cộng tác viên khuyến cơng có tâm huyết, nhiệt tình; tổ chức hội thảo, tập huấn chuyên đề về công tác khuyến công cho đội ngũ làm công tác khuyến cơng nhằm nâng cao trình độ chun mơn; đẩy mạnh phát triển các ngành nghề CNNT và các làng nghề TTCN trên cơ sở đào tạo nghề, đào tạo thợ giỏi, nghệ nhân, nâng cao năng lực quản lý; tăng cƣờng dịch vụ tƣ vấn, có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời cho các cơ sở CNNT trong quá trình triển khai đầu tƣ sản xuất; xây dựng và tổ chức thực hiện chƣơng trình, đề án khuyến cơng sát với thực tế và có hiệu quả; chú trọng khuyến khích các đề án ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trên cơ sở cải tiến, phát huy công nghệ hiện hữu và tăng cƣờng công tác chuyển giao công nghệ mới.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cƣờng đào tạo, tập huấn bồi dƣỡng nghiệp vụ, phổ biến văn bản về khuyến công nhằm tạo sự đồng thuận và ủng hộ của các tổ chức quản lý nhà nƣớc, ngƣời dân và sự nhiệt tình của doanh nghiệp; triển khai tập huấn nghiệp vụ quản trị doanh nghiệp, maketing cho các đối tƣợng là lãnh đạo, cán bộ quản lý của các cơ sở CNNT, nhằm hỗ trợ cho họ tiếp cận với hệ thống kiến thức mới, tiên tiến để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị đƣợc tốt hơn;

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ về vị trí, tầm quan trọng của hoạt động khuyến công trong hỗ trợ phát triển CN-TTCN. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, tập huấn, phổ biến đến các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nông thôn, ngƣời lao động và đội ngũ cộng tác viên kiến thức về hoạt động khuyến công, các văn bản quy phạm pháp luật

liên quan trong hoạt động khuyến cơng; duy trì thời lƣợng phát sóng, cập nhật thơng tin trên các phƣơng tiện thơng tin đại chúng, các trang mạng xã hội và các trang chuyên đề về hoạt động và kết quả của hoạt động khuyến công, nhằm phổ biến, truyền tải kịp thời, đầy đủ về cơ chế, chính sách hoạt động khuyến cơng.

Bên cạnh đó, tăng cƣờng hỗ trợ cơ sở CNNT phát triển sản phẩm, tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nƣớc, giới thiệu sản phẩm trên website, bản tin của UBND thành phố Tạo điều kiện cho các cơ sở tham quan học hỏi kinh nghiệm, tìm kiếm đối tác kinh doanh, mở rộng thị trƣờng. Tổ chức các buổi hội thảo về kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, hội nhập kinh tế quốc tế, môi trƣờng, công nghệ kỹ thuật mới… để trao đổi, phổ biến, nghiên cứu áp dụng vào các cơ sở CNNT. Ngoài ra, rất cần sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, các đơn vị liên quan trong triển khai hoạt động khuyến công; nghiên cứu và triển khai công tác khuyến công phù hợp thực tế của từng địa phƣơng, v.v...

3.3.2. Huy động, bổ sung các nguồn lực nhằm đẩy mạnh công tác khuyến công

Trên cơ sở các chƣơng trình khuyến cơng theo giai đoạn đã đƣợc phê duyệt, ngân sách các cấp cần ổn định mức bố trí kinh phí khuyến cơng trong ngân sách hàng năm. Ngoài nguồn từ ngân sách cấp tỉnh nhƣ hiện nay, thành phố Chí Linh và các xã, phƣờng cũng cần cân đối khoản kinh phí hợp lý để tổ chức hoạt động khuyến công trên địa bàn.

Khuyến khích việc thúc đẩy hợp tác và lồng ghép giữa hoạt động khuyến cơng với các chƣơng trình mục tiêu khác và thu hút gắn kết các chƣơng trình, dự án của các tổ chức quốc tế với hoạt động khuyến cơng.

Cần có chƣơng trình tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất phƣơng tiện làm việc cho thực hiện nhiệm vụ khuyến cơng; đảm bảo có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị để trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn cụ thể

theo chức năng nhiệm vụ đƣợc giao nhƣ: nhà xƣởng thực hành, lớp học, hội trƣờng; phòng tƣ vấn, thiết kế mẫu sản phẩm; hình thành hoạt động vƣờn ƣơm doanh nghiệp gắn với một số hoạt động khuyến cơng trong khu vực.

Ngồi nguồn kinh phí ngân sách hỗ trợ cho hoạt động khuyến công, cần phối hợp lồng ghép các chƣơng trình mục tiêu khác để khuyến khích, thu hút nguồn vốn của các cá nhân, tổ chức của tồn xã hội đầu tƣ phát triển cơng nghiệp nông thôn. Tạo mối liên kết giữa các doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua hợp đồng gia công, bao tiêu sản phẩm, thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Tiếp tục kiện tồn, sắp xếp tổ chức khuyến cơng trên địa bàn theo định hƣớng, chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, gắn với với yêu cầu nhiệm vụ của ngành Công thƣơng; tổ chức bộ máy theo hƣớng nâng cao hiệu quả hoạt động, đầu tƣ nâng cấp trụ sở, trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc theo hƣớng chun nghiệp; bố trí đủ biên chế; có chính sách bồi dƣỡng, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ làm cơng tác khuyến cơng; xây dựng đội ngũ cán bộ làm việc chuyên nghiệp, trách nhiệm, đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Từng bƣớc thực hiện xã hội hóa cơng tác khuyến cơng, tăng cƣờng huy động các nguồn lực trong và ngoài thành phố tham gia đầu tƣ sản xuất công nghiệp và dịch vụ khuyến cơng ở nơng thơn. Kinh phí khuyến cơng từ nguồn ngân sách chủ yếu hỗ trợ cho các lĩnh vực, địa bàn trọng yếu để góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cơng nghiệp nơng thơn.

Phối hợp, lồng ghép Chƣơng trình Khuyến cơng với thực hiện các dự án, chƣơng trình mục tiêu khác nhƣ Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới…

Tổ chức và huy động các nguồn lực, lồng ghép các dự án thuộc Chƣơng trình mục tiêu của Thành phố, Chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội với các đề án khuyến cơng thuộc Chƣơng trình này để triển khai thực hiện.

Tăng cƣờng lồng ghép các chƣơng trình, kế hoạch khuyến cơng với Chƣơng trình nơng thơn mới góp phần thực hiện hiệu quả các tiêu chí về nơng thơn mới trong đó có sự phát triển cơng nghiệp nơng thơn từng bƣớc nâng cao thu nhập bình quân, giảm tỷ lệ hộ nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn.

3.3.3. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến công

Tăng cƣờng sự chỉ đạo của các cấp trong việc triển khai công tác khuyến công. Nâng cao điều kiện cơ sở vật chất cho cán bộ làm công tác khuyến công. Phân công cán bộ phụ trách khuyến cơng tại các Phịng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, thành phố nhằm tăng cƣờng hiệu quả công tác khảo sát, lập và triển khai các đề án khuyến cơng. Phối hợp lồng ghép chƣơng trình khuyến công với thực hiện các dự án, chƣơng trình mục tiêu khác nhằm gia tăng nguồn lực thực hiện.

Cần quan tâm tăng cƣờng đủ số lƣợng biên chế cho hoạt động khuyến công ở các cấp, bao gồm những cán bộ tham gia hoạt động quản lý nhà nƣớc và các cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp chuyên trách thực hiện nhiệm vụ khuyến cơng.

Xây dựng chƣơng trình, kế hoạch đào tạo, tập huấn bồi dƣỡng để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến công các cấp. Đội ngũ cán bộ khuyến công không chỉ đƣợc đào tạo về quản lý, kỹ thuật mà cả về phƣơng pháp tổ chức thực hiện và kỹ năng tƣ vấn khuyến cơng.

Có chính sách hợp lý trong việc tuyển chọn và bố trí sử dụng cán bộ khuyến công, tạo điều kiện để cán bộ khuyến công yên tâm thực hiện nhiệm vụ. Hạn chế đến mức thấp nhất những biến động với cán bộ làm khuyến công, đặc biệt là việc điều động, thay thế cán bộ chủ chốt của phòng Kinh tế và Hạ tầng. Tại Thành phố cần có tổ chức đội ngũ quản lý việc thực thi chính sách phát triển cơng nghiệp nơng thơn tránh tình trạng nhƣ hiện nay vẫn là cán bộ, cơng chức kiêm nhiệm.

Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản trị sản xuất - kinh doanh:

Tổ chức tập huấn cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ sở công nghiệp nông thôn, với các nội dung: Khởi sự doanh nghiệp, hội nhập kinh tế quốc tế, thiết kế mẫu mã sản phẩm, quản trị doanh nghiệp, quản trị kinh doanh và Marketing; Giảng viên là các Giáo sƣ, Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Chuyên gia đầu ngành đến từ các Trƣờng đại học, Viện nghiên cứu lớn trên cả nƣớc.

Nâng cao năng lực quản lý, tổ chức hoạt động khuyến công trên địa bàn Thành phố

Tổ chức tham gia hội nghị khảo sát chia sẻ kinh nghiệm tại các tỉnh thành phố trực thuộc trung ƣơng triển khai hoạt động khuyến công;

Tổ chức tập huấn về chế độ chính sách khuyến cơng: Tổ chức 02 lớp tập huấn giới thiệu các chế độ chính sách mới về hoạt động Khuyến công và công nghiệp nông thôn cho cán bộ làm công tác khuyến công cấp huyện, thị xã, xã và các cơ sở công nghiệp nơng thơn.

Duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu về khuyến công: Tổ chức khảo sát, thu thập số liệu, cập nhật thƣờng xuyên dữ liệu về cơ sở cơng nghiệp nơng thơn Chí Linh phục vụ cơng tác hỗ trợ và quản lý các hoạt động khuyến công trên cổng thông tin điện tử của UBND Thành phố.

Quản lý chƣơng trình khuyến cơng: Tổ chức các đồn cơng tác thẩm tra, khảo sát, nghiệm thu các đề án khuyến cơng tại các phƣờng có các cơ sở sản

xuất công nghiệp nông thôn thụ hƣởng kinh phí khuyến cơng; tổ chức kiểm tra, giám sát trong quá trình triển khai kế hoạch, đề án và nghiệm thu kết quả thực hiện đề án tại các đơn vị.

Xây dựng phƣơng án tổ chức bộ máy, mạng lƣới khuyến công các cấp phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ; đồng thời tăng cƣờng phối hợp có hiệu quả hoạt động khuyến cơng ở các cấp các ngành.

Tập trung cơ cấu lại, kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác khuyến công cụ thể nhƣ sau: cần củng cố nâng cao năng lực của phòng Kinh tế và Hạ tầng để thực hiện tốt chức năng của UBND Tỉnh giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về công tác khuyến công trên địa bàn; tiếp tục nâng cao năng lực, cũng cố và hoàn thiện cơ cấu tổ chức, hoạt động của phòng, bao gồm: kiện toàn tổ chức, chức năng nhiệm vụ; tăng cƣờng biên chế; nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, đầu tƣ cơ sở vật chất, phƣơng tiện làm việc theo hƣớng chuyên nghiệp hoá để tổ chức triển khai các hoạt động khuyến công trên địa bàn, xác nhập chia tách phù hợp với từng địa phƣơng.

Tiến tới thành lập các Chi nhánh Trung tâm khuyến công của Tỉnh tại thành phố phù hợp với nhu cầu công việc và đặc điểm, điều kiện của địa phƣơng; từng bƣớc hình thành mạng lƣới cộng tác viên khuyến công đến cấp

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách phát triển công nghiệp nông thôn trên địa bàn thị xã chí linh, tỉnh hải dương (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)