TÌNH HÌNH TIẾT KIỆM ĐIỆN TRÊN THẾ GIỚI VÀ CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược tiết kiệm điện cho các nhóm phụ tải lớn của tỉnh an giang (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ TIẾT KIỆM ĐIỆN

1.3. TÌNH HÌNH TIẾT KIỆM ĐIỆN TRÊN THẾ GIỚI VÀ CỦA VIỆT NAM

1.3.1. Tình hình tiết kiệm điện trên thế giới

Trên thế giới, đã nhiều năm nay các chương trình tiết kiệm điện đã được các Chính phủ rất quan tâm và đưa vào ứng dụng trong thực tiễn. Nhất là khi giá dầu, than tăng khơng ngừng thì việc cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng ngày càng trở nên quan trọng và bức thiết. Nguồn năng lượng trên thế giới đang ngày càng cạn kiệt nên xu hướng của toàn cầu là tìm kiếm các cơng nghệ giúp tiết kiệm năng lượng. Điều này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của chính phủ các nước châu Âu vốn lo ngại về sự sụt giảm của các nguồn cung cấp năng lượng hiện nay. Vì thế, bên cạnh những quy định khắt khe hơn về việc sử dụng năng lượng, chính phủ các nước này cũng bắt đầu tài trợ tiền và giảm thuế cho những hãng xây dựng loại nhà tiết kiệm năng lượng. Nước Mỹ cũng khơng đứng ngồi xu hướng này. Thơng qua chương trình Energy Star của mình, Washington đã ban hành những quy định nghiêm ngặt về năng lượng trên mọi lĩnh vực, từ xây dựng nhà đến thiết bị điện hay gia dụng. Đồng thời ngày càng có nhiều cơng nghệ mới giúp tiết kiệm năng lượng được phát minh và sử dụng trên thế giới.

HVTH: Đồn Tơ Minh Trí 9

Cũng như nhiều nước châu Âu khác, ngay sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới. Chính phủ Đức đã bỏ rất nhiều công sức vào việc thúc đẩy phát triển kỹ thuật năng lượng có khả năng tái sinh. Đến nay, Đức đầu tư khoảng 1,74 tỷ Euro vào lĩnh vực này. Chính phủ Đức cịn đưa ra những biện pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng như trợ cấp kinh phí, tuyên truyền và tư vấn kỹ thuật thúc đẩy nâng cao hiệu suất sử dụng đồng thời đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng trên mọi lĩnh vực, phân cấp các loại đồ điện gia dụng và dán nhãn phẩm cấp chất lượng tiết kiệm điện năng để thúc đẩy các nhà sản xuất nâng cao kỹ thuật tiết kiệm năng lượng. Ở các nước phát triển, kinh tế tăng trưởng gắn liền với hiệu quả năng lượng: cứ tăng GDP thêm 1% thì chỉ phải tăng tiêu thụ năng lượng 0,4%. Do đó, cường độ sử dụng năng lượng bình quân thế giới theo GDP đã giảm 19%, riêng các nước phát triển giảm 21-27%. Ở Nga ngược lại, cường độ sử dụng năng lượng theo GDP lại tăng nên tiềm năng hiện nay về tiết kiệm năng lượng là rất lớn đạt khoảng 39-47%. Khoảng 30% tiềm năng đó tập trung trong ngành nhiên liệu-năng lượng, 35-37% trong công nghiệp và 25-27% trong khu vực dịch vụ cơng cộng. Vì vậy mục tiêu của chính sách nhà nước trong việc tăng hiệu quả sử dụng năng lượng là yếu tố tiên quyết đối với triển vọng phát triển lâu dài của cả toàn bộ nền kinh tế nước Nga với việc áp dụng các biện pháp rộng rãi kích thích người tiêu thụ, đảm bảo cơ cấu lại nền kinh tế có lợi cho các ngành chế biến tiêu hao ít năng lượng và các lĩnh vực dịch vụ và tận dụng tiềm lực tiết kiệm năng lượng trong công nghệ. Đồng thời thực hiện hệ thống những biện pháp về pháp lý, hành chính và kinh tế kích thích việc sử dụng năng lượng hiệu quả [5].

Công ty TNHH Minimise của Anh tính tốn đến năm 2020, giá năng lượng của nước Anh có thể tăng tới 25% và có thể tăng đột biến, thậm chí cao hơn nhiều so với thời điểm hiện tại. Để giảm thiểu tổn hao quá nhiều năng lượng trong việc tiêu thụ điện trong sản xuất, cần phải khuyến khích các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất tiếp cận các công nghệ mới, tiết kiệm năng lượng hiệu quả hơn; kiểm soát chặt chẽ các trang thiết bị hoạt động kém hiệu quả; đánh thuế nghiêm ngặt lượng khí

carbon thải ra nhằm nâng cao ý thức “môi trường xanh” và trách nhiệm của các doanh nghiệp [6].

- Hội đồng Kinh tế Tiết kiệm năng lượng của Mỹ (ACEEE) vừa cơng bố một nghiên cứu có tên “Thay đổi chất lượng khơng khí” nhằm giúp Mỹ giảm thiểu mức độ ơ nhiễm và đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu. Đồng thời có thể thu về 17 tỷ USD chỉ bằng cách thực hiện một điều đơn giản: Tăng cường tiết kiệm năng lượng. Với nghiên cứu nêu trên, dự kiến ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng hiện nay có thể giảm bớt 25% nhu cầu điện của Mỹ và lượng khí thải CO2 cũng giảm mạnh với ước tính lên tới 600 triệu tấn/năm vào năm 2030 [7].

-Tại đất nước phát triển nhất châu Á, Nhật Bản là quốc gia tiên phong trong tiết

kiệm năng lượng. Ngay sau cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới lần thứ II, Chính phủ Nhật Bản đã nhanh chóng thơng qua Luật sử dụng năng lượng hợp lý. Các giải pháp được đưa ra thực hiện rất linh hoạt, tồn diện và mang tính thực tiễn cao. Hiệu quả nhất là giải pháp khuyến khích về tài chính với chương trình cho vay có lãi suất đặc biệt áp dụng cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ; chương trình ưu đãi thuế bao gồm miễn thuế tương đương 7% chi phí mua máy móc thiết bị, áp dụng chế độ khấu hao đặc biệt 30% giá mua máy móc thiết bị…. Cơng tác quảng bá, tôn vinh công nghệ và thiết bị tiết kiệm năng lượng tốt nhất hiện có được thực hiện thơng qua Hội chợ triển lãm Môi trường và Năng lượng (ENEX).Hội nghị năng lượng quốc gia được tổ chức hàng năm [8].

- Đối với một đất nước có nền cơng nghiệp phát triển mạnh như Trung Quốc, điện năng tiêu thụ trong năm rất lớn, hầu hết các tỉnh, thành phố lớn ở Trung Quốc đều phải tiết giảm điện, như: TP Bắc kinh có 5.000 xí nghiệp đã phải nghỉ luân phiên do cắt điện. Các giải pháp để hạn chế tình hình thiếu điện của Trung Quốc là phấn đấu đạt tỷ lệ tiết kiệm điện ít nhất là 8% trong tồn xã hội, đối với các cơng trình xây dựng thì tỷ lệ này là 10%. Tại tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, tuy có tỉ lệ điện ánh sáng sinh hoạt 12% nhưng vẫn quy định hạn chế sử dụng máy điều hoà nhiệt độ [9].

HVTH: Đồn Tơ Minh Trí 11

- Tại Thái Lan, Thủ tướng kêu gọi sự hợp tác của người dân trong chiến dịch tắt bớt đèn không cần thiết trong vịng 5 phút từ 20h45’ mỗi ngày, ngồi ra người dân nên tắt máy điều hòa nhiệt độ 1 giờ/ngày trong giờ ăn trưa và các hộ dân tắt một bóng đèn trong 1giờ/ngày, Thái Lan sẽ tiết kiệm được 620 triệu bath/năm (tương đương 246 tỷ đồng Việt Nam) và tại thủ đô Jakarta (Indonesia), Công ty Điện lực quốc gia cũng đang kêu gọi người dân tắt bớt ít nhất 2 bóng đèn trong giờ cao điểm từ 17giờ - 22giờ [9].

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược tiết kiệm điện cho các nhóm phụ tải lớn của tỉnh an giang (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)