.Tình hình tiết kiệm điện của Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược tiết kiệm điện cho các nhóm phụ tải lớn của tỉnh an giang (Trang 36)

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, thông qua Chương trình mục tiêu Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã thực hiện kiểm toán năng lượng và khảo sát một số doanh nghiệp tiêu biểu, cho thấy tiềm năng tiết kiệm năng lượng cho các ngành công nghiệp như: xay xát, xi măng, thép, thủy sản,… là rất lớn. Cụ thể, qua kiểm toán năng lượng tại 5 nhà máy xi măng cho thấy mức tiết kiệm điện trung bình đạt khoảng 50,8kWh/tấn xi măng hay 30,7% và mức tiết kiệm nhiệt trung bình đạt khoảng 1,5 GJ/tấn clinke hay 6,2%. Đối với các nhà máy nhựa, mức tiêu thụ điện trung bình là 1,85 kWh/kg hay 6,7GJ/tấn. Theo ước tính, với mức giảm tiêu thụ năng lượng tiềm năng 10%, mức tiết kiệm năng lượng sẽ là 7,7 tỉ kWh và mức đầu tư khoảng 1 triệu USD....[10]

Năm 2005 Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị 19/2005/CT-TTg về việc thực hiện tiết kiệm trong sử dụng điện với các yêu cầu cụ thể như: các cơ quan, công sở tắt các thiết bị dùng điện không cần thiết khi ra khỏi phòng và hết giờ làm việc. Cắt hẳn nguồn điện khi không sử dụng các thiết bị. Tận dụng tối đa ánh sáng và thơng gió tự nhiên, tắt bớt đèn chiếu sáng khi số người làm việc trong phịng giảm. Giảm ít nhất 50% số lượng đèn chiếu sáng chung ở hành lang..., Giảm 50% số lượng đèn chiếu sáng tại các tuyến phố, quảng trường, công viên, vườn hoa công cộng, trừ biển báo, đèn hiệu chỉ dẫn an tồn giao thơng.... Các nhà hàng, cơ sở dịch vụ thương mại cắt giảm ít nhất 50% số lượng đèn quảng cáo, trang trí, chỉ dùng 01 bóng đèn chiếu sáng biển hiệu...[11].

Ngồi ra, trong năm 2016 Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 563/QĐ-TTg, ngày 05/04/2016, phê duyệt danh mục Dự án “Tiết kiệm năng lượng cho ngành Công nghiệp Việt Nam” vay vốn Ngân hàng Quốc gia thế giới tại Việt Nam. Dự án được triển khai sẽ tiết kiệm khoảng 1,86 triệu tấn dầu quy đổi (TOE) hàng năm và lượng giảm phát thải nhà kính (CO2) hàng năm dự kiến đạt được là 9,67 triệu tấn, sẽ có khoảng 50 doanh nghiệp cơng nghiệp được hưởng lợi trực tiếp từ Dự án; 60 dự án tiết kiệm năng lượng và năng lượng hiệu quả được phát triển; xây dựng cơ sở dữ liệu về tiết kiệm năng lượng quốc gia cho ngành công nghiệp [12].

Bên cạnh đó, Tập đồn Điện lực Việt Nam cũng đã triển khai đồng loạt và triệt để các biện pháp tiết kiệm điện trên tồn quốc. Trong đó đặc biệt chú trọng các hoạt động tuyên truyền phổ biến thông tin, vận động cộng đồng, nâng cao nhận thức sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả thơng qua nhiều hình thức như: Cuộc thi viết về tiết kiệm điện, hỗ trợ mua máy nước nóng năng lượng mặt trời, trao thưởng cho các khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, các cuộc thi về “sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả” trong học đường,.. bước đầu đã đạt được một số kết quả rất khả quan.

1.4 GIỚI THIỆU VỀ NHU CẦU TIÊU THỤ ĐIỆN VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TIẾT KIỆM ĐIỆN ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN CỦA AN GIANG

1.4.1. Tình hình tiêu thụ điện của các thành phần kinh tế của An Giang[13]

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh An Giang đạt mức cao, điều này làm cho mức sống người dân tăng lên nhưng cũng khiến cho nhu cầu tiêu thụ điện tăng mạnh theo từng năm. Cơ cấu phân bố tiêu thụ điện tại tỉnh An Giang như sau: Nông, lâm, thủy sản chiếm 4,8%; công nghiệp xây dựng chiếm 37,3%; thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng chiếm 2,7%; quản lý tiêu dùng chiếm 52,6% và các hoạt động khác chiếm 2,6%.

Thành phần điện cung cấp cho cơ quan quản lý và tiêu dùng dân cư là lớn nhất. Năm 2011 chiếm 49.9% và sau đố giảm dần đến năm 2015 đạt 46.4%. Thành phần điện công nghiệp đứng thứ hai, năm 2011 chiếm 39.8%, sau đó tăng dần qua các năm cho đến năm 2015 đạt 42.1%.

HVTH: Đồn Tơ Minh Trí 13

Kéo theo việc tăng trưởng kinh tế là sự chuyển đổi của nền kinh tế lấy nông nghiệp làm trọng tâm sang nền kinh tế công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Cùng với đó là nhu cầu xây dựng khu công nghiệp và nhà máy của công ty nước ngoài cho nên nhu cầu điện trong công nghiệp ngày càng gia tăng. Theo đó, Quy hoạch đến năm 2020, tỉnh An Giang sẽ có 05 KCN tập trung, trong đó có 02 KCN là Bình Hịa – huyện Châu Thành và KCN Bình Long huyện Châu Phú đang hoạt động sản xuất. KCN Xuân Tô – huyện Tịnh Biên đang kêu gọi đầu tư, KCN Vàm Cống điều chỉnh mở rộng và KCN Hội An – huyện Chợ Mới đang bổ sung quy hoạch. Cùng với việc quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp nêu trên sẽ dẫn đến tình trạng phụ tải cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp tăng cao trong những năm sắp đến. Tính đến năm 2015 giá trị điện năng tiêu thụ của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 786.596,96MWh so với năm 2014 tăng 43.296,11 MWh. Đây được xem là một trong những lĩnh vực có tiềm năng tiết kiệm điện năng đầy triển vọng của tỉnh An Giang.

1.4.2. Các Chương trình tiết kiệm điện đã được thực hiện tại An Giang

Đối với tỉnh thuần nông, công nghiệp chưa được phát triển mạnh như An Giang, nhưng công ty Điện lực An Giang cũng đã phát động các phong trào tiết kiệm điện thơng qua các hình thức tổ chức các cuộc thi tuyên truyền, vận động khách hàng sử dụng điện nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi thói quen sử dụng cũng được chú trọng. Tính đến tháng 12 năm 2015 toàn tỉnh đã tiết kiệm được 3.676 MWh đạt 2.58%, trong đó sản xuất cơng nghiệp chiếm 2.02 MWh đạt 2.95% [14].

Ngoài ra, UBND tỉnh An Giang còn triển khai và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 03/2011/CT-UBND về việc tăng cường thực hiện tiết kiệm điện cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh An Giang[15]. Ban hành Chương trình Sử dụng dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu qua cho tỉnh An Giang với các nội dung cụ thể như: tổ chức tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các đối tượng quản lý năng lượng tại các doanh nghiệp trong tỉnh; hỗ trợ thực hiện kiểm toán năng lượng cho các doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm; kiểm tra dán nhãn năng

lượng tại các doanh nghiệp,…. Bước đầu đã mang lại kết quả khả quan trong việc thay đổi nhận thức về tiết kiệm năng lượng.

Bên cạnh đó, kết quả thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện trong năm 2015 của Công ty Điện lực An Giang đạt 3.676,801MWh. Bao gồm: chiếu sáng công cộng là 73,466MWh; hành chính sự nghiệp là 82,449MWh; sinh hoạt-kinh doanh dịch vụ là 1.496, 270MWh; doanh nghiệp sản xuất là 2.024,616MWh [13].

Hình 1.2: Biểu đồ tiết kiệm điện giai đoạn 2011-2015 của tỉnh An Giang 1.5 KẾT LUẬN CHƯƠNG I 1.5 KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Trong chương này chủ yếu khái quát về tình hình tiêu thụ năng lượng trên thế giới và của Việt Nam.

Ý nghĩa của việc tiết kiệm điện đối với các lợi ích kinh tế xã hội của thế giới và của Việt Nam.

Giới thiệu các thành phần tiêu thụ điện của An Giang và một số chương trình đã thực hiện. Qua đó cho thấy tiềm năng tiết kiệm điện của An Giang là rất lớn, trong đó 75% thành phần tiêu thụ nhiều điện năng bao gồm sản xuất kinh doanh và sinh hoạt. Từ đó, phân tích đánh giá các thành phần tiêu thụ nhiều điện năng ở các chương tiếp theo.

0 20 40 60 80 100 2011 2012 2013 2014 2015 Hành chính sự nghiệp Chiếu sáng công cộng Sinh hoạt-kinh doanh dịch vụ Doanh nghiệp sản xuất Năm Đi ện năn g ti ết ki ệm [ %]

HVTH: Đồn Tơ Minh Trí 15 0 400 800 1200 1600 2000 2011 2012 2013 2014 2015 Khác Thương mại- dịch vụ Nông - lâm nghiệp Quản lý tiêu dùng Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp Đi ện năn g tiêu t h [M Wh] Năm

CHƯƠNG II: KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG TIÊU THỤ ĐIỆN TẠI TỈNH AN GIANG

2.1. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐIỆN CỦA TỈNH AN GIANG

Trong những năm gần đây tình hình tiêu thụ điện năng của tỉnh An Giang tăng trưởng mạnh, nguyên nhân là do An Giang hình thành các khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp thu hút được sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ngoài yếu tố nguồn lao động tại địa phương dồi giàu và lương công nhân thấp còn yếu tố giá điện thấp là động lực để thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp.

Biểu đồ tiêu thụ điện năng tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 dưới đây cho thấy khả năng tiêu thụ cũng như dự báo phụ tải của sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua.

Hình 2.1: Biểu đồ tiêu thụ điện của các thành phần tiêu biểu tỉnh An Giang

Từ hình 2.1 cho thấy thành phần điện cung cấp cho cơ quan quản lý và tiêu dùng dân cư là lớn nhất, chiếm tỷ trọng thứ hai là thành phần công nghiệp – tiểu thủ

Đi

ện năng

tiêu

th

cơng nghiệp.Vì vậy, trong chương này tập trung chủ yếu nghiên cứu vào hai nhóm phụ tải nêu trên để phân tích và đề xuất các giải pháp nhằm tiết kiệm điện cho tỉnh An Giang trong tương lai.

Hình 2.2: Cơ cấu tiêu thụ điện năng các nhóm ngành cơng nghiệp tiêu biểu tỉnh An

Giang giai đoạn 2011-2015

Hình 2.2 cho thấy phụ tải nhóm ngành sản xuất xay xát rất lớn chiếm khoảng 80% phụ tải của ngành công nghiệp tiêu biểu tỉnh An Giang.

Đối với nhóm ngành quản lý tiêu dùng chiếm gần 50% điện năng tiêu thụ trên tồn tỉnh bao gồm 2 nhóm thành phần riêng biệt như sau: nhóm cơ quan quản lý và nhóm tiêu dùng dân cư. Đây được xem là phụ tải lớn tiêu thụ nhiều điện năng của tỉnh An Giang và cũng là nhóm phụ tải có nhiều tiềm năng tiết kiệm năng lượng. 100000,000 200000,000 300000,000 400000,000 500000,000 2011 2012 2013 2014 2015 Thủy sản Xây dựng May mặc Khác Xay xát Năm Đi ện năn g tiêu t h [M Wh]

HVTH: Đồn Tơ Minh Trí 17

Năm

Hình 2.3: Biểu đồ tiêu thụ điện năng thuộc nhóm ngành quản lý tiêu dùngcủa tỉnh

An Giang giai đoạn 2011-2015

2.2. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ ĐIỆN CỦA NHÓM PHỤ TẢI LỚN CỦA TỈNH AN GIANG AN GIANG

2.2.1. Nhóm ngành sản xuất xay xát

Là tỉnh có thế mạnh về ngành xay xát lương thực, thực phẩm, tồn tỉnh hiện có trên 400 nhà máy xay xát, chế biến gạo tập trung tại các huyện Thoại Sơn, Phú Tân và Thoại Sơn. Theo số liệu thống kê cho thấy sản lượng xay xát và lau bóng gạo đạt 1,5 triệu tấn/năm, bình quân ngành chế biến lúa gạo trên địa bàn tỉnh tiêu thụ năng lượng điện hơn 47,6 triệu KWh. Hiện tại tỉnh An Giang đang khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng mơ hình quản lý năng lượng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, khai thác hợp lý các nguồn năng lượng gắn bó với bảo vệ mơi trường theo Chương trình Sử dụng Năng lượng tiết kiệm và hiệu qua tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2021 do tỉnh ban hành.

Trong một nhà máy xay xát thông thường của tỉnh An Giang, các thiết bị tiêu thụ điện năng chính bao gồm:

0 8.000.000 16.000.000 24.000.000 32.000.000 40.000.000 2011 2012 2013 2014 2015 Hành chính sự nghiệp Sinh hoạt Đi ện năn g tiêu t h [M Wh]

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các thiết bị tiêu thụ điện năng chính của một nhà

máy xay xát của tỉnh An Giang

STT Danh mục thiết bị STT Danh mục thiết bị

01 Motor chính 06 Motor phụ

(Băng tải, bồ đài, quạt hút)

02 Motor cối 07 Hộp số

03 Motor băng tải 08 Máy lau bóng gạo

04 Motor vít tải 09 Máy xát trắng

05 Gằn bắt thóc 132 lỗ 10 Máy tách màu

Nhìn chung các cơng đoạn trong nhà máy xay xát nếu sử dụng các biện pháp tiết kiệm thì có khả năng tiết kiệm điện năng từ 5 đến 30% . Điển hình một số cơng đoạn trong ngành xay xát có khả năng tiết kiệm điện như: các motor chính có hệ số cơng suất khơng cao và tiêu thụ một lượng lớn công suất phản kháng, nhất là khi đang trong tình trạng non tải hay khơng tải.

2.2.2. Nhóm quản lý tiêu dùng

Theo báo cáo của Công ty Điện lực An Giang mức điện năng tiêu thụ của nhóm ngành quản lý tiêu dùng trong năm 2015 của tỉnh An Giang là 19.59 MWh, riêng nhóm tiêu dùng dân cư chiếm 18.07 MWh chiếm tỉ lệ chiếm 92.23% trong tổng mức tiêu thụ điện năng của nhóm quản lý tiêu dùng.

Đối với nhóm cơ quan quản lý các thiết bị sử dụng năng lượng chủ yếu bao gồm: hệ thống điều hịa khơng khí, hệ thống chiếu sáng và hệ thống các thiết bị văn phịng. Trong đó, thiết bị tiêu thụ năng lượng lớn nhất là điều hịa khơng khí chiếm khoảng 70% tổng năng lượng tiêu thụ.

Hiện nay tình hình chung của nhóm tiêu dùng các hộ dân cư tại tỉnh An Giang chưa được áp dụng các biện pháp tiết kiệm điện, vì vậy đa số các hộ dân chưa ý thức việc thực hiện tiết kiệm điện nên dẫn đến tình trạng sử dụng lãng phí điện năng rất lớn.

HVTH: Đồn Tơ Minh Trí 19

Qua số liệu khảo sát năm 2013 tại một số hộ gia đình trên địa bàn tỉnh An Giang cho thấy hầu hết các nhu cầu tiêu thụ điện bình quân của các hộ gia đình tập trung chủ yếu như sau:

Bảng 2.2: Mức tiêu thụ điện trung bình của hộ dân trên địa bàn tỉnh An Giang

STT Tên thiết bị Số lượng Công suất/thiết bị (W) Thời gian sử dụng trung bình/ngày Cơng suất tiêu thụ (Wh) 01 Đèn huỳnh quang 08 50 4 1.600 02 Tủ lạnh 01 200 (hoạt động chỉ 50% công suất) x (0.5) 24/24 2.400 03 Ti vi 01 250 6 3.000 04 Đầu đĩa 01 50 1 50 05 Quạt máy 03 70 5 1.050

06 Nồi cơm điện 01 500 2 1.000

07 Máy giặt 01 500 1 500

08 Bàn ủi 01 1.000 0.5 500

TỔNG CỘNG 10.100 Wh

(Nguồn: Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp An Giang 2013)

Qua số liệu khảo sát nêu trên cho thấy các thiết bị tiêu thụ nhiều điện năng như ti vi, quạt máy, nồi cơm điện, đèn huỳnh quang, có thời gian sử dụng thấp nhưng công suất tiêu thụ lại rất lớn, trong khi các thiết bị như bàn ủi, máy giặt có thời gian sử dụng thấp và cơng suất tiêu thụ cũng thấp. Rõ ràng sự chênh lệch về thời gian và công suất tiêu thụ là yếu tố rất quan trọng trong việc tiêu hao nhiều điện năng. Điều này cho thấy việc sử dụng thiết bị điện của người dân cịn lãng phí và ý thức thực hành tiết kiệm chưa cao.

2.3. DỰ BÁO NHU CẦU TIÊU THỤ ĐIỆN CỦA TỈNH AN GIANG THEO ĐIỀU KIỆN PHỤ TẢI THỰC TẾ [17]. ĐIỀU KIỆN PHỤ TẢI THỰC TẾ [17].

Dựa vào các số liệu và tình hình tiêu thụ điện năng cùng với sự phát triển của tỉnh An Giang. Phụ tải điện sẽ được phân loại theo nhóm thành phần phụ tải như sau:

a. Phụ tải công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

Thành phần phụ tải này được xác định căn cứ vào danh mục các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp hiện có, các cơ sở mới sẽ xuất hiện trên địa bàn hoặc các cơ sở hiện có chưa sử dụng điện nhưng sẽ chuyển sang dùng điện trong giai đoạn quy hoạch. Điện năng tiêu thụ hoặc cơng suất sử dụng được tính dựa trên quy mơ sản xuất và định mức tiêu hao điện trên một đơn vị sản phẩm của từng loại cơ sở.

Đối với khu công nghiệp tập trung: phụ tải điện được tính chung cho cả khu. Đối với các cum công nghiệp và các khu sản xuất cơng nghiệp sẽ được tính vào nhu cầu điện của các huyện thị thành.

Định mức tiêu thụ điện trong các KCN được xác định dựa trên diện tích ha đất sử dụng, tham khảo định mức sử dụng điện một số KCN tại một số tỉnh ĐBSCL, phụ tải công nghiệp An Giang được tính từ 0,15-0,25MW/ha.

b. Phụ tải cơ quan quản lý và tiêu dùng dân cư

Bao gồm hai thành phần riêng biệt:

- Phụ tải cơ quan quản lý: được tính tốn theo chỉ tiêu sử dụng điện thực tế

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược tiết kiệm điện cho các nhóm phụ tải lớn của tỉnh an giang (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)