1.2. Huy động tiền gửi qua tổ tiết kiệm và vay vốn tại ngân hàng chính sách
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động tiền gửi qua tổ tiết kiệm và
Huy động vốn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với một ngân hàng. Nó trực tiếp tác động đến kết quả kinh doanh của ngân hàng tức là ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của ngân hàng đó. Tuy nhiên cơng tác huy động vốn cũng chịu ảnh hưởng của một số nhân tố chủ quan và khách quan. Để mở rộng và tăng cường hiệu quả công tác huy động vốn, ngân hàng cần phải xem xét những nhân tố sau:
1.2.5.1. Các nhân tố khách quan
Thứ nhất, mơi trường chính trị - pháp luật
Mọi hoạt động kinh doanh, trong đó hoạt động của Ngân hàng đều phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Các hoạt động của các ngân hàng chịu sự điều chỉnh của luật các tổ chức tín dụng và hệ thống các văn bản pháp luật khác của nhà nước. Mặt khác, ở Việt Nam hiện nay các NH được tổ chức theo mơ hình tổng cơng ty do vậy các chi nhánh Ngân hàng trong hoạt động của mình ngồi việc phải tn thủ theo pháp luật và các văn bản dưới luật của nhà nước ban hành còn phải tuân thủ theo các quy định mà NHTW ban hành cụ thể trong từng thời kỳ về lãi suất, dự trữ, hạn mức cho vay…NHCSXH trực thuộc NHNN Việt Nam chịu sự chi phối từ các chính sách Nhà nước như các văn bản quy phạm, thông tư của Thủ tướng Chính phủ, NHTW, Quốc Hội thông qua các quyết định, quy định trong quá trình hoạt động của ngân hàng.
Một số chỉ thị nhằm khuyến khích các ngân hàng nâng cao mở rộng nguồn vốn huy động của mình như Thơng tư Số 23/2013/TT-NHNN “Quy định về việc các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại NHCSXH”, Thông tư này quy định về việc các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại NHCSXH bằng 2% số dư nguồn vốn huy động theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định số 78/002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác và đối tượng áp dụng Thơng tư chính là các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng chính sách xã hội, bao gồm các ngân hàng thương mại nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ. Ngồi ra cịn một số quyết định và
24
chỉ thị khác như Quyết định Số 15/QĐ-HĐQT của NHCSXH “Về việc Ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn”.
Thứ hai, môi trường kinh tế
Tình hình phát triển của nền kinh tế là một nhân tố vĩ mơ có tác động trực tiếp đến các ngân hàng nói chung và đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng chính sách xã hội nói riêng. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển tăng trưởng và ổn định, thu nhập của người dân được đảm bảo và ổn định thì nhu cầu tích luỹ của dân cư cao hơn từ đó lượng tiền gửi vào Ngân hàng tăng lên hay khả năng huy động vốn tăng lên. Mặt khác khi nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định thì nguồn thu của NSNN tăng lên, Chính phủ sẽ có đủ nguồn lực để chuyển giao nguồn vốn cho NHCSXH thực hiện các chương trình tín dụng theo kế hoạch.
Ngược lại, khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thối, thu nhập thực tế của người lao động giảm và ngày càng biến động, điều này sẽ làm giảm lòng tin của khách hàng vào sự ổn định của đồng tiền. Khi đó NHCSXH sẽ gặp khó khăn trong cơng tác huy động vốn.
Thứ ba, mơi trường văn hố - xã hội
Do hoạt động huy động vốn của Ngân hàng chủ yếu được hình thành từ việc huy động các nguồn tiền tệ nhàn rỗi trong dân cư, đây là lượng tiền nhàn rỗi chủ yếu có được do việc người dân tiết kiệm tiêu dùng ở hiện tại để kỳ vọng sẽ được chi tiêu nhiều hơn trong tương lai. Yếu tố tiết kiệm của dân cư lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thu nhập của dân cư, thói quen chi tiêu bằng tiền mặt và đặc biệt là sự ổn định của nền kinh tế, vì vậy cơng tác huy động vốn của Ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố này. Nếu khơng có tiết kiệm thì sẽ khơng có vốn để đầu tư cho sản xuất và ngược lại.
Các yếu tố về tự nhiên, xã hội như miền núi hay đồng bằng, nông thôn hay đơ thị, các yếu tố tâm lý, văn hố, phong tục tập quán và lối sống của các vùng miền khác nhau ảnh hưởng đến nhu cầu tiết kiệm từ đó ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của ngân hàng. Ví dụ như có những khu vực tâm lý người dân thích tiết kiệm, cũng có những nơi người dân sống phóng khống, khơng thích tích trữ, tiết
25
kiệm… Do đó, mơi trường tự nhiên, xã hội, phong tục tập quán của người dân trên từng địa bàn ảnh hưởng khả năng huy động vốn của NHCSXH tại đó.
Thứ tư, mơi trường cạnh tranh của ngân hàng
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là hiện tượng phổ biến và khách quan. Các Ngân hàng cạnh tranh chủ yếu bằng hình thức lãi suất và dịch vụ. Trong khi đó nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế là có hạn. Do đó Ngân hàng phải xây dựng được mức lãi suất như thế nào là hợp lý nhất, hấp dẫn nhất kết hợp với danh tiếng và uy tín của mình để tăng được thị phần huy động.
Hoạt động của ngân hàng không chỉ đơn thuần trong cạnh tranh như lúc mới ra đời. Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các ngân hàng, mà ngày nay nó cịn bao gồm các Tổ chức tín dụng, cơng ty tài chính, cơng ty cho th tài chính, và các loại hình dịch vụ mà các tổ chức khác cung cấp. Như Bảo hiểm, tiết kiệm Bưu điện,...Các yếu tố này phần nào làm ảnh hưởng tới chính sách huy động vốn của ngân hàng. Nó địi hỏi các ngân hàng phải có những điều chỉnh sao cho phù hợp với từng thời kỳ, vừa để giữ khách hàng truyền thống, vừa có thể tìm kiếm thêm khách hàng mới.
Thứ năm, chính sách tín dụng ưu đãi
Với đặc thù NHCSXH chuyên phục vụ hộ nghèo và các đối tượng chính sách do đó địi hỏi quy trình nghiệp vụ hồn chỉnh, thủ tục đơn giản, khả năng đáp ứng vốn cho người nghèo nhanh chóng, tiện lợi, kịp thời, an tồn, hiệu quả. Vì trình độ của các đối tượng chính sách thường hạn chế hơn các đối tượng khác, hơn nữa món vay nhỏ l nên cần nghiên cứu để đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ sao cho hộ nghèo dễ hiểu, dễ thực hiện nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng, đảm bảo an tồn vốn. Việc giải ngân nhanh gọn, chính xác, kịp thời và thuận lợi cho người nghèo, tạo dựng được lịng tin với khách hàng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao huy động tiền gửi qua Tổ TK&VV.
Thứ sáu, hoạt động của NHCSXH
Mơ hình tổ chức và mạng lưới hoạt động: Hệ thống NHCSXH từ cấp trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện và các Điểm giao dịch tại cấp xã đã giúp NHCSXH huy động được lượng vốn đáng kể từ những địa bàn vùng sâu, vùng xa, những nơi
26 mà các NHTM không thể vươn tới.
Với phương thức và mạng lưới hoạt động phù hợp, đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, công nghệ hiện đại đã giúp cho NHCSXH khắc phục được tình trạng quá tải trong khi biên chế ít, đồng thời giúp cho NHCSXH chuyển tải vốn kịp thời đến đúng đối tượng khơng để tồn đọng, lãng phí vốn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của đồng vốn; mặt khác cho vay ủy thác từng phần thông qua các tổ chức CT-XH và Tổ TK&VV giúp cho ngân hàng tiết kiệm được chi phí so với ủy thác toàn phần qua các tổ chức tín dụng, từ đó tăng cường mối quan hệ với cấp ủy và chính quyền địa phương, nâng cao vị thế của ngân hàng, góp phần thực hiện xã hội hóa ngân hàng.
Các tổ chức Hội, đồn thể và Tổ TK&VV được ví như cánh tay nối dài của NHCSXH. Nhiều nội dụng cơng việc trong quy trình cho vay và huy động tiền gửi qua Tổ TK&VV của NHCSXH ủy thác cho các tổ chức Hội, đoàn thể và ủy nhiệm cho các Tổ TK&VV như bình xét, lựa chọn người vay, kiểm tra, đơn đốc người vay trả lãi, trả gốc và gửi tiết kiệm đúng thời hạn theo quy ước của Tổ TK&VV. Vì vậy, chất lượng của hoạt động ủy thác và hoạt động ủy nhiệm của các đối tác này ảnh hưởng rất lớn đến huy động tiền gửi qua Tổ TK&VV của NHCSXH.
1.2.5.2. Các nhân tố chủ quan
Thứ nhất, các nhân tố từ ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn
- Năng lực, kinh nghiệm của Ban quản lý Tổ TK&VV
Năng lực, kinh nghiệm của Ban quản lý Tổ TK&VV là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả huy động tiền gửi của Tổ TK&VV, vì Tổ TK&VV đã được Ngân hàng chính sách xã hội ủy nhiệm cho nhiều công đoạn trong việc cho vay: từ khâu tuyên truyền chính sách, hướng dẫn hồ sơ thủ tục, kiểm tra, giám sát hộ vay sử dụng vốn vay, đôn đốc hộ vay thực hiện các nghĩa vụ với NHCSXH trong vay vốn, được ngân hàng ủy thác thực hiện thu lãi, thu tiết kiệm của các thành viên. Mặc dù quy trình nghiệp vụ của NHCSXH đã được đơn giản hóa nhưng để làm tốt nhiệm vụ của mình thì ban quản lý tổ cũng cần có trình độ và kinh nghiệm nhất định. Trong đó, tổ trưởng có vai trị quan trọng trong huy động tiền gửi qua Tổ TK&VV, do tổ trưởng là
27
người đại diện cho tổ giao dịch với ngân hàng và là người trực tiếp theo dõi quản lý các thành viên vay vốn, thực hiện các nghiệp vụ do ngân hàng ủy nhiệm như bình xét cho vay, thu lãi, thu tiền gửi, đơn đốc thu nợ,...do đó các yếu tố như giới tính, độ tuổi, uy tín, kinh nghiệm, khả năng làm việc của tổ trưởng tác động đến chất lượng huy động tiền gửi qua Tổ TK&VV.
- Việc chấp hành quy ước hoạt động của Tổ TK&VV
Là yếu tổ ảnh hưởng đến huy động tiền gửi qua Tổ TK&VV, khi tổ thực hiện nghiêm túc các quy ước hoạt động của tổ trong việc bình xét cho vay, sinh hoạt tổ, gửi tiền tiết kiệm hàng tháng thì đảm bảo được việc cho vay đúng đối tượng, nguồn vốn đúng nhu cầu, các thơng tin chính sách, giám sát sử dụng vốn vay... được tốt hơn.
- Điều kiện kinh tế của Ban quản lý Tổ TK&VV
Khi Ban quản lý Tổ TK&VV có điều kiện kinh tế ổn định thì sẽ hỗ trợ cho hoạt động huy động tiền gửi qua Tổ TK&VV tốt hơn như: nếu BQL Tổ có điện thoại di động thì việc thơng tin giữa ngân hàng với Tổ được nhanh chóng và kịp thời hơn, nếu Ban quản lý Tổ có xe máy thì việc đi lại giao dịch với ngân hàng và các thành viên thuận lợi hơn.
Thứ hai, các nhân tố từ thành viên Tổ TK&VV
Năng lực, trình độ chun mơn, kỹ thuật và quản lý cũng như các nguồn lực sản xuất kinh doanh khác của hộ vay là chìa khóa nâng cao huy động tiền gửi và hiệu quả sử dụng vốn vay, vì thế đóng vai trị quyết định đến khả năng gửi tiết kiệm của hộ vay.
Bên cạnh đó, nhận thức của hộ vay về trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích, gửi tiết kiệm qua Tổ và trách nhiệm hoàn trả lãi và nợ gốc đúng thỏa thuận; năng lực hành vi dân sự về tính pháp lý của những hợp đồng, thỏa thuận của khách hàng với ngân hàng, cùng tư cách, đạo đức của thành viên ảnh hưởng quan trọng đến kết quả thu lãi, thu tiết kiệm và thu nợ của các Tổ TK&VV đối với các thành viên vay vốn.
Thứ ba, các nhân tố từ người gửi tiền
28
ảnh hưởng trực tiếp tới công tác huy động vốn của NHCSXH. Yếu tố tiết kiệm của dân cư lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thu nhập của dân cư, thói quen chi tiêu bằng tiền mặt và đặc biệt là sự ổn định của nền kinh tế. Nếu nền kinh tế mất ổn định, giá trị đồng tiền ln biến động thì xu hướng chung của dân cư sẽ đổi các đồng tiền bản tệ ra các đồng tiền mạnh (Ngoại tệ) hay cất trữ vàng bạc, mua bất động sản.. là những tài sản có tính ổn định cao hơn.
Tâm lý tin tưởng vào ngân hàng sẽ có tác dụng làm ổn định lượng tiền gửi vào, rút ra và ngược lại nếu niềm tin của khách hàng về đồng tiền trong tương lai sẽ mất giá, ngân hàng khơng có uy tín sẽ gây ra hiện tượng rút tiền hàng loạt.
Người gửi tiền vào NHCSXH không chỉ là những tổ chức, cá nhân mở tài khoản, gửi tiết kiệm mà còn là các người vay vốn gửi tiền qua tổ TK&VV. Số dư tiền gửi sẽ chịu tác động của nhiều yếu tố như tâm lý biểu quyết theo số đơng, sự tun truyền của Chính quyền và tổ trưởng Tổ TK&VV sẽ tác động đến ý thức tiết kiệm để dành trả nợ gốc khi đến hạn; do đó sẽ ảnh hưởng đến số tiền mà người vay vốn gửi tiết kiệm hàng tháng qua tổ.
Thứ tư, cơ sơ vật chất và công nghệ của ngân hàng
Trong cạnh tranh các ngân hàng không ngừng đổi mới công nghệ ngân hàng, bởi lẽ các dịch vụ đặc biệt, các dịch vụ về chuyên môn. Ngân hàng sẽ được đa dạng, được đổi mới ngày càng tốt hơn. Đáp ứng được tình hình kinh doanh của NH.
Trình độ cơng nghệ ngân hàng ngày càng cao, khách hàng sẽ càng cảm thấy hài lòng về dịch vụ được ngân hàng cung ứng và yên tâm hơn khi gửi tiền tại các ngân hàng. Khi NHCSXH có trụ sở khang trang, trang thiết bị hiện đại, thời gian giao dịch nhanh, thuận tiện là những nhân tố quan trọng khi khách hàng quyết định lựa chọn gửi tiền; nhờ đó, ngân hàng huy động vốn được nhiều hơn
Đây là một yếu tố rất quan trọng giúp ngân hàng cạnh tranh phi lãi suất vì khách hàng mà ngân hàng phục vụ, không quan tâm đến lãi suất mà quan tâm đến chất lượng và loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung ứng. Với cùng một lãi suất huy động như nhau, ngân hàng nào cải tiến chất lượng dịch vụ tốt hơn, tạo sự thuận tiện hơn cho khách hàng thì sức cạnh tranh sẽ cao hơn.
29
Thứ năm, khả năng tuyên truyền vận động của ngân hàng
Ta có thể kể đến yếu tố thơng tin, một yếu tố có vai trị quan trọng trong mọi lĩnh vực trong đó có hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Một mạng lưới thông tin hiện đại, các ngân hàng có thể cung cấp cho quần chúng những hiểu biết về ngân hàng, các vấn đề chính sách tài chính- tiền tệ, về các tiện ích mà ngân hàng có thể mang đến cho người dân. Thơng tin cịn phục vụ đắc lợi cho công tác Marketing của các ngân hàng. Với những khách hàng có thể nói thơng tin là phương tiện tốt và nhanh nhất làm cho người dân trở nên gần gũi với ngân hàng hơn. Ngoài yếu tố thơng tin cịn có rất nhiều những yếu tố làm ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của các ngân hàng như: sự cạnh tranh của các ngân hàng khác, sự cạnh tranh của các định chế tài chính khác, mơi trường, pháp luật….
Trên đây là các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của các hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng chính sách xã hội nói riêng. Với mỗi ngân hàng trong những giai đoạn khác nhau, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động huy động vốn cũng khác nhau. Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể mà các ngân hàng có thể xây dựng cho mình một chiến lược huy động vốn phù hợp.