3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác huy động tiền gửi qua tổ tiết kiệm và vay
3.2.2. Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn bổ sung
Nguồn vốn hiện tại của NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế phụ thuộc chủ yếu vào NSNN. Để nâng cao tính chủ động trong vấn đề nguồn vốn, NHCSXH cần tăng cường công tác huy động vốn trong dân cư. Trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, ngân sách Nhà nước có hạn, nếu NHCSXH khơng chủ động, linh hoạt triển khai nhiều hình thức huy động vốn trong dân cư sẽ không đủ vốn cho mục tiêu tăng trưởng và thực hiện thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.
Với tổ chức mạng lưới và đặc thù phương thức tín dụng thơng qua hoạt động ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội, NHCSXH có lợi thế lớn. Bởi NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế có mạng lưới tổ chức rộng khắp, có các điểm giao dịch xã, phường và mạng lưới Tổ TK&VV đến thôn, bản, ấp. Thông qua các tổ trưởng
78
TK&VV, các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác, NHCSXH hồn tồn có thể sử dụng để mở rộng địa bàn huy động vốn. Việc mở rộng địa bàn huy động vốn về nông thôn, một mặt phù hợp với điều kiện thực tế của NHCSXH, mặt khác phù hợp với định hướng của ngành ngân hàng là khuyến khích tập trung đầu tư tín dụng và các dịch vụ tài chính phục vụ cho phát triển nơng nghiệp, nông thôn, nông dân.
Trong điều kiện các NHTM chủ yếu tập trung đầu tư cho các khu công nghiệp và các thành phố lớn, thì việc cả nguồn vốn tín dụng, cả việc phát triển đa dạng hóa các hình thức huy động tiền gửi dân cư về địa bàn nông thôn là hướng đi phù hợp đối với NHCSXH. Việc mở rộng địa bàn huy động vốn đến khu vực nơng thơn, từ đó tăng huy động nguồn lực trong dân cư khơng những có ý nghĩa về từng nguồn lực tài chính cho NHCSXH mà cịn tạo ra mơi trường lành mạnh trong việc ngăn chặn nạ “tín dụng đen” đã và đang xảy ra trong thời gian qua, góp phần ổn định xã hội, ổn định cuộc sống ở nông thôn.