7. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật vềquản lý khu di tích lịch sử văn hoá
2.2.1. Cơ sở pháp lý để thực hiện pháp luật vềquản lý khu di tích lịch sử
sử - văn hóa
Thực hiện tốt cơng tác quản lý khu di tích lịch sử - văn hóa với mục đích góp phần bảo tồn, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam giàu bản sắc dân tộc, tiên tiến, hiện đại là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Chính sách này địi hỏi phải có bước đi thích hợp với sự tham gia của nhiều thiết chế khác nhau như kinh tế, chính trị, đạo đức đức, pháp luật bằng các phương thức khác nhau. Trong hệ thống các thiết chế thuộc kiến trúc thượng tầng, pháp luật có vai trị quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa, nhằm đảm bảo thực hiện thành cơng mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc.
Hệ thống pháp luật Việt Nam đã thể chế hóa các quan điểm của Đảng về xây dựng, phát triển, phát huy giá trị nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại, giàu bản sắc dân tộc nói chung, từ đó tạo ra hành lang pháp lý cơ bản cho cơng tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa.
- Văn bản Trung ương
Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa số 65 ngày 23/11/1945 về việc bảo tồn cổ tích được ban hành ngay
từ những ngày đầu khi Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời cho thấy Chính phủ lâm thời đã dành sự quan tâm đặc biệt đến cơng tác bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa. Sắc lệnh nhấn mạnh việc bảo tồn cổ tích là rất cần trong cơng cuộc kiến thiết nước Việt Nam, cụ thể hơn, sắc lệnh quy định “Cấm phá
huỷ những đình chùa, đền, miếu hoặc những nơi thờ tự khác, những cung điện, thành, quách cùng lăng mộ chưa được bảo tồn. Cấm phá huỷ những bi ký, đồ vật, chiểu sắc, văn bằng, giấy má, sách vở có tính sách tơn giao hay khơng, nhưng có ích cho lịch sử mà chưa được bảo tồn”, đồng thời, sắc lệnh
đã đề cập đến việc sử dụng kinh phí, khoản trợ cấp hàng năm để thực hiện công tác quản lý, bảo tồn cổ tích.
Pháp lệnh số 14 LCT/HĐNN của Hội đồng nhà nước ngày 04/04/1984 về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh là một
trong những cơ sở pháp lý đầu tiên cụ thể hóa các quy định về việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả di tích lịch sử - văn hóa. Pháp lệnh ra đời đã khẳng định “Di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh là tài sản vơ giá trong kho
tàng di sản lâu đời của dân tộc Việt Nam” và xác định mục tiêu bảo vệ và sử
dụng có hiệu quả di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh trong việc giáo dục truyền thống dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam, góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và lòng tự hào dân tộc, nâng cao kiến thức, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ và văn hóa của nhân dân, xây dựng nền văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa, làm giàu đẹp kho tàng di sản văn hóa dân tộc và góp phần làm phong phú văn hóa thế giới. Song song với mục tiêu bảo vệ và sử dụng, Nhà nước đề cao đề cao trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân trong việc bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh.
Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 16/7/1998 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” đã đề ra các nhiệm vụ cụ thể, trong đó có nhiệm vụ bảo
tồn và phát huy giá trị di sản văn hố, coi di sản vǎn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu vǎn hóa và đặt ra yêu cầu coi trọng bảo tồn, kế thừa,
phát huy những giá trị vǎn hóa truyền thống (bác học và dân gian), vǎn hóa cách mạng, bao gồm cả vǎn hóa vật thể và phi vật thể.
Luật Di sản văn hóa năm 2013 ra đời đã tạo ra cơ sở pháp lý để triển
khai hàng loạt các hoạt động cần thiết trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, xác định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và chủ sở hữu đối với di tích lịch sử - văn hóa; chỉ rõ những việc cần làm và không được làm, những hành vi nghiêm cấm, khen thưởng, tôn vinh những người có nhiều đóng góp tích cực trong việc bảo tồn, và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, xử phạt những hành vi vi phạm di tích; quy định rõ trách nhiệm của các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương trong việc bảo tồn di sản văn hóa.
Nghị định số 92/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/11/2002 hướng dẫn chi tiết Luật Di sản văn hóa; Nghị định số 98/NĐ-CP của Chính phủ hướng ngày 06/11/2010 dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009 là những văn bản dưới luật nhằm hướng dẫn thi hành và cụ thể hoá
những quy định trong Luật Di sản văn hoá năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá năm 2009, đặc biệt những nội dung có liên quan đến cơng tác quản lý di tích lịch sử văn hóa.
Nghị định số 70/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/9/2012 Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã đưa ra các hướng dẫn, cụ
thể hoá việc quy hoạch bảo tồn và khơi phục di tích lịch sử; thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hố, danh lam thắng cảnh.
Thơng tư số 18/2012/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch ngày 28/12/2012 Quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quy định về điều kiện năng lực, điều kiện hành nghề của tổ chức,
cá nhân tham gia lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, thiết kế bản vẽ thi công bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và thi cơng bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; nội dung thiết kế tu bổ di tích, thẩm quyền thẩm định hồ sơ thiết kế tu bổ; thi cơng tu bổ di tích.
Thơng tư số 17/2013/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch ngày 30/12/2013 hướng dẫn xác định chi phí lập quy hoạch dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích là văn bản hướng dẫn việc
xác định chi phí lập quy hoạch, dự án, báo cáo thiết kế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hố, danh lam thắng cảnh sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên.
Quyết định số 4666/QĐ-BVHTTDL ngày 31/12/2015 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành về việc ban hành bộ tiêu chí hướng dẫn bảo vệ mơi trường tại các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh quốc gia là
cơ sở để các tổ chức, cá nhân có liên quan xây dựng kế hoạch, thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; các cơ quan quản lý nhà nước hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá cơng tác bảo vệ mơi trường tại các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh quốc gia.
- Văn bản của tỉnh Hải Dương
Quyết định 21/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hải Dương ngày 17/09/2021 về việc ban hành Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Hải Dương quy
định về phân cấp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng và cơng trình xây dựng, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên thuộc danh mục kiểm kê di tích thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh Hải Dương. Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam; Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các xã phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hải
Dương; Tổ chức, cá nhân nước ngồi có liên quan đến hoạt động quản lý di