Hồn thiện hệ thống chính sách vềquản lý khu di tích lịch sử văn hố

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về quản lý di tích lịch sử tại thành phố chí linh, tỉnh hải dương (Trang 83 - 86)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Hồn thiện hệ thống chính sách vềquản lý khu di tích lịch sử văn hố

văn hố

Hiện nay tại các địa phương, chính sách khuyến khích và định hướng thực hiện pháp luật về quản lý di tích lịch sử - văn hóa cịn chưa rõ.

Về chính sách đầu tư

Cần xây dựng chính sách thực hiện pháp luật về quản lý di tích lịch sử - văn hóa có chất lượng cao, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế du lịch.

Đầu tư các dự án bảo tồn, tơn tạo di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh nhưng ưu tiên ngân sách của tỉnh trong việc trùng tu, tôn tạo bảo vệ và phát huy giá trị di tích cấp quốc gia đặc biệt quan trọng, di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia có ý nghĩa giáo dục chính trị, tư tưởng và có giá trị tiêu biểu của tỉnh. Đối với những di tích cần trùng tu, tơn tạo với nguồn kinh phí lớn ngồi khả năng ngân sách của địa phương, thì tỉnh chủ động lập dự án ngân sách trình cấp trên có thẩm quyền phê duyệt, đầu tư, hỗ trợ cho từng di tích cá biệt, tránh để trường hợp di tích bị nguy hại, xuống cấp nghiêm trọng.

Ưu tiên nguồn kinh phí thu được từ hoạt động khai thác du lịch tại các di tích lịch sử - văn hóa để phục vụ công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích, tơn tạo di tích để tiếp tục phục vụ nhu cầu tìm hiểu văn hóa, lịch sử của nhân dân, khách tham quan trong và ngoài nước.

Khi được hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa, tinh thần chủ động và tích cực cân đối nguồn ngân sách địa phương để dành cho các hoạt động tu bổ, tơn tạo di tích với một nguồn kinh phí thích hợp.

Cho phép xây dựng và triển khai các dự án mang tính chất liên ngành để tập trung vốn đầu tư lớn cho các di tích lịch sử - văn hóa ở cấp cao, tạo những sản phẩm văn hóa du lịch có giá trị, phục vụ trực tiếp cho sự phát triển kinh tế, xã hội, nhằm tăng nguồn thu ngân sách để có thể tái đầu tư trở lại cho hoạt động tu bổ, tơn tạo di tích.

Tạo điều kiện thuận lợi cũng như kêu gọi đầu tư cho các dự án hạ tầng giao thông, hạ tầng du lịch xung quanh khu vực di tích; đẩy mạnh xã hội hóa bảo tồn di tích; tạo quy chế huy động các nguồn lực cho việc tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích.

Đa dạng hóa các nguồn lực từ nguồn ngân sách của Nhà nước, địa phương và huy động sự đóng góp của quần chúng và sự giúp đỡ của các nhà tài trợ để nâng cấp sửa chữa và tôn tạo bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa của địa phương.

Tăng cường đầu tư và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước và sự đóng góp của nhân dân cho việc bảo vệ di sản văn hóa. Đẩy mạnh việc ứng dụng thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin vào việc bảo vệ di sản văn hóa, thực hiện tốt việc nghiên cứu, bảo tồn các di sản văn hóa trong q trình triển khai các dự án đầu tư xây dựng.

Chính sách xã hội hóa:

Xã hội hóa trong cơng tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa là đa dạng hóa các chủ thể văn hóa, nhằm thu hút đơng đảo lực lượng xã hội, các tập thể và tư nhân đứng ra chăm lo, tổ chức và điều hành các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa theo đúng pháp luật của Nhà nước. Xã hội hóa hoạt động bảo vệ di sản văn hóa khơng đồng nghĩa với việc tự dp hóa và tư nhân hóa. Trong khi thực hiện việc xã hội hóa các hoạt động bảo vệ di sản, các cơ quan chủ quản của ngành văn hóa vẫn có vai trị quan trọng. Đó là vai trị quản lý và hướng dẫn theo đúng định hướng và chủ trương của Đảng và Nhà nước. Các cơ quan Nhà nước, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức kinh tế và các cá nhân được phép chủ động tham gia vào các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa nhưng phải tiến hành trong khn khổ chính sách và luật pháp của Nhà nước. Nếu các cơ quan chủ quản buông lỏng việc quản lý và hướng dẫn thì việc xã hội hóa các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa sẽ khơng tránh khỏi

những mặt tiêu cực, trong đó, đáng lưu ý là vấn đề “thương mại hóa” một số hoạt động bảo tồn.

Gần đây, do những tác động của suy thối kinh tế tồn cầu và những nguyên nhân kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng nguồn ngân sách của Nhà nước đầu tư cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa đã giảm so với thời kỳ trước. Bởi vậy, đã có những cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư xây dựng, tu bổ, phục hồi các di tích lịch sử - văn hóa. Đây là nguồn lực lớn góp phần khơng nhỏ trong cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Để làm tốt, cơ quan quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa cần nâng cao nhận thức về pháp luật, khoa học cũng như hướng dẫn cho cộng đồng phát huy các giá trị văn hóa phù hợp, loại bỏ những ứng xử có hại cho di sản văn hóa, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho q trình xã hội hóa nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa đúng hướng.

Cần tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương để tìm nguồn vốn đầu tư tơn tạo các di tích lịch sử - văn hóa. Ngồi nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, tìm nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngồi tỉnh để tơn tạo, tu bổ, sửa chữa các di tích lịch sử - văn hóa. Vận động các doanh nghiệp xây dựng cơng trình trên địa bàn, doanh nghiệp địa phương hỗ trợ thực hiện công tác tôn tạo, tu bổ, sửa chữa các di tích lịch sử - văn hóa.

Huy động nguồn lực trong cộng đồng dân cư, nhất là nhân dân địa phương để bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa. Có hình thức khen thưởng xứng đáng những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đóng góp tích cực đối với cơng tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích. Nâng tầm tổ chức kỷ niệm các ngày lễ, các lễ hội văn hóa truyền thống cùng các hoạt động văn hóa văn nghệ, hội thi, hội diễn tại các khu di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thành các sự kiện văn hóa du lịch để thu hút khách tham quan du lịch.

Xây dựng một số cơ chế đặc thù của tỉnh về quản lý đầu tư, tạo mơi trường thơng thống về đầu tư – phát triển du lịch gắn với di tích lịch sử - văn hóa theo hướng ưu tiên miễn giảm thuế; xây dựng cơ chế, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư góp phần cải thiện và nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất tại khu di tích lịch sử - văn hóa nhằm phục vụ du lịch, phát huy giá trị của di tích lịch sử - văn hóa.

Thường xun tổ chức những cuộc hội thảo, trưng cầu ý kiến của các chuyên gia, các cấp, các ngành liên quan đang hoạt động trong khu vực có di sản để góp ý cho các bản quy hoạch di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Ngoài ra, cần chú ý đến vai trò phản biện của người dân địa phương nhằm đạt được những kết quả cao nhất trong bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về quản lý di tích lịch sử tại thành phố chí linh, tỉnh hải dương (Trang 83 - 86)