Tăng cường thanh tra, kiểm tra giám sát thực hiện pháp luật vềquản lý

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về quản lý di tích lịch sử tại thành phố chí linh, tỉnh hải dương (Trang 93 - 102)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật vềquản lý khu di tích lịch sử

3.3.4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra giám sát thực hiện pháp luật vềquản lý

quản lý khu di tích lịch sử - văn hóa

Trong lĩnh vực văn hoá và di sản văn hố nói chung, thực hiện pháp luật về quản lý khu di tích lịch sử - văn hóa nói riêng, cơng tác quản lý nhà nước khơng thể tách rời với hoạt động kiểm tra. Khơng có kiểm tra chính là bng lỏng vai trị quản lý, khơng có hiệu lực quản lý nhà nước, dẫn đến tình trạng di tích lịch sử văn hố bị xâm phạm, việc tu bổ, tơn tạo di tích bị sai lệch, không đúng quy định, làm mất yếu tố gốc của di tích, mơi trường văn hố nói chung và di tích lịch sử văn hố bị xâm hại. Trách nhiệm của các cấp, các ngành chưa phát huy được vai trò mà Nhà nước quy định. Việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động quản lý di tích cần phải tiến hành một cách khoa học, xây dựng thành kế hoạch kiểm tra từng thời điểm trong năm. Cơ quan chun mơn có thể tiến hành kiểm tra định kỳ và cũng có thể kiểm tra đột xuất. Qua đó sẽ thấy được những mặt làm được cũng như những mặt hạn chế cịn tồn tại trong cơng tác quản lý ở cấp cơ sở, nhờ đó để đưa ra được những phương hướng khắc phục, sửa đổi, bổ sung kịp thời. Cần củng cố, nâng cao trình độ và ý thức trách nhiệm của cán bộ kiểm tra, tăng cường kiểm tra, kiên quyết xử ký những trường hợp vi phạm.

Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo vệ và phát huy Ddi sản văn hoá tiếp tục được đẩy mạnh nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước và kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Luật Di sản văn hố và các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước. Phịng Văn hố và Thơng tin thành phố chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích tại các địa phương, phát hiện sớm những sai phạm. Từ đó tham mưu cho lãnh đạo UBND thành phố có những chỉ đạo, xử lý kịp thời. Xây dựng kế hoạch cụ thể về thanh tra, kiểm tra ngắn hạn, dài hạn tại các di tích kể cả di tích xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh và các di tích chưa được xếp hạng, tiến hành kiểm tra một cách thường xuyên việc chấp hành thực hiện Luật Di sản văn hoá.

Quy định trách nhiệm của từng tổ chức, từng cá nhân thành viên trong công tác kiểm tra. Tiến hành kiểm tra chéo giữa các địa phương để nâng cao hiệu quả hoạt động. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền cơ sở nhằm tăng cường hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện quản lý, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá một cách hiệu quả. Xây dựng mạng lưới cộng đồng, đề cao vai trò của Ban thanh tra nhân dân cấp xã trong việc thanh, kiểm tra các vi phạm về DTLSVH.

Chính cộng đồng là lực lượng nịng cốt để theo dõi, giám sát, phát hiện kịp thời những sai phạm xảy ra tại địa phương một cách kịp thời và báo các các cơ quan có thẩm quyền nhanh nhất, kịp thời nhất để xử lý. Tiếp nhận và giải quyết kịp thời những đơn thư, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân phản ánh những sai lệch trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hố. Xây dựng mạng lưới cộng đồng, nâng cao vai trò của Ban thanh tra nhân dân tại các địa phương trong việc thanh tra, kiểm tra các vi phạm về di tích lịch sử văn hố, chính cộng đồng mới là lực lượng nòng cốt để theo dõi, giám sát, phát hiện các vi phạm xảy ra ở địa phương, trên cơ sở đó có ý kiến,

kiến nghị, phản ánh, tố giác đến các cơ quan chức năng để có biện pháp kịp thời xử lý.

Đi đôi với hoạt động thanh tra, kiểm tra, thì cơng tác thi đua khen thưởng và xử lý kỷ luật cần phải được làm thường xuyên, kịp thời. Qua đó có thể tun truyền, động viên, khích lệ những cá nhân, tổ chức có nhiều đóng góp trong cơng tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá. Đồng thời răn đe, xử lý những cá nhân, tổ chức vi phạm làm ảnh hưởng tiêu cực đến công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hố. Từ đó, nâng cao trách nhiệm tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hố của mỗi người dân.

Ban quản lý di tích các xã, thị trấn cần có kế hoạch phối hợp với các lực lượng công an tiến hành kiểm tra, xử lý hiện tượng lấn chiến, xâm phạm di tích, nhất là mặt trước các di tích để hoạt động kinh doanh, bn bán. Tăng cường sự phối hợp giữa BQL các di tích ở cơ sở, bộ phận trực tiếp trơng coi di tích với lực lượng cơng an xã, thị trấn, có sự liên lạc, xử lý kịp thời khi phát hiện ra sai phạm. Các cơ quan có thẩm quyền cần đình chỉ ngay những cơng trình xây dựng trong phạm vi bảo vệ di tích. Đẩy mạnh việc cắm mốc chỉ giới cho các di tích lịch sử văn hố, đẩy mạnh cơng tác chống vi phạm di tích, phát huy tính chủ động của UBND các cấp, BQL và đặc biệt là vai trò giám sát của nhân dân trong việc ngăn chặn, giải quyết vi phạm di tích. Để làm tốt cơng tác này cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan có chun mơn về thanh tra, kiểm tra, áp dụng những hình thức xử phạt thích đáng đúng người, đúng đối tượng khi có hành vi lấn chiếm, kinh doanh tại mặt trước di tích, phá hoại và làm ảnh hưởng đến khơng gian di tích, gây ơ nhiễm mơi trường xung quanh di tích, hoạt động hành nghề mê tín dị đoan gắn với tơn giáo tín ngưỡng tại các di tích.

Có thể thấy, cơng tác thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm có vai trị hết sức quan trọng trong hoạt động thực hiện pháp luật về quản lý Nhà nước đối với DSVH nói chung, di tích lịch sử văn hố nói riêng, thể hiện

tính nghiêm minh của pháp luật. Tăng cường công tác kiểm tra nhằm phát hiện sớm những sai lệch, những vi phạm và từ đó kịp thời đưa ra những biện pháp để ngăn chặn, để xử lý để hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hố đạt hiệu quả, góp phần quản bá hình ảnh đất và người Chí Linh nói riêng tỉnh Hải Dương nói chung.

Tiểu kết chƣơng 3

Từ thực tế công tác thực hiện pháp luật về quản lý khu di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thành phố Chí Linh, bên cạnh những kết quả đạt được, thì vẫn cịn tồn tại những hạn chế. Do vậy, cần có những phương hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hố nói chung, di tích lịch sử văn hố trên địa bàn thành phố nói riêng. Các phương hướng và nhiệm vụ được nêu ra được coi là xương sống cho hoạt động thực hiện pháp luật về quản lý khu di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thành phố trong thời gian tới. Vì vậy, việc đưa ra những phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ, hiệu quả, thiết thực, phù hợp với tình hình địa phương. Trên cơ sở những giải pháp, còn đưa ra một số khuyến nghị, đề xuất đối với các cấp, các ngành chức năng để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống Di tích lịch sử văn hố trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Chí Linh là đơ thị trung tâm của tỉnh Hải Dương và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có tầm quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, sự phát triển kinh tế - xã hội theo xu hướng hiện đại, hội nhập không thể tách rời với công tác quản lý nhà nước đối với các khu di tích lịch sử - văn hóa tại địa phương.

Thời gian qua, địa phương luôn chú trọng thực hiện pháp luật về quản lý khu di tích lịch sử - văn hóa song song với phát huy hiệu quả giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn. Đây là một trong những nhân tố quan trọng phục vụ mục tiêu giáo dục, cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về văn hóa. Tuy vậy, cơng tác thực hiện pháp luật về quản lý các di tích lịch sử - văn hóa của địa phương trong thời gian qua vẫn cịn gặp nhiều khó khan và bất cập. Thơng qua nội dung luận văn, tác giả đưa ra một số thực trạng và kiến nghị giải pháp để nâng cao chất lượng công tác quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, đổi mới tư duy trong cơng tác thực hiện pháp luật, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vốn có của địa phương.

Thực hiện pháp luật về quản lý khu di tích lịch sử - văn hóa khơng chỉ là trách nhiệm riêng của ngành Văn hóa – Thể thao – Du lịch mà cần có sự chung tay, đồng lịng của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các cá nhân, tập thể… để tạo cho các di tích sự hồi sinh, thêm sức sống để mỗi di tích là một bằng chứng lịch sử có sự sống, có linh hồn, để tồn nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới cảm nhận được giá trị tiềm tàng, lâu bền của lịch sự Việt Nam nói chung và của địa bàn Hải Dương nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hải Dương (2016), Di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu tỉnh Hải Dương.

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1998), Nghị quyết số 03-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đạm đà bản sắc

dân tộc”.

3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2019), Thơng tư số 15/2019/TT- BVHTTDL quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2012), Thông tư số 18/2012/TT- BVHDTDL về quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích

5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2016), Công văn số 2662/BVHTTDL-MTNATL về hướng dẫn Ban quản lý các di tích khơng tiếp nhận cơng đức là biểu tượng, sản phẩm, hiện vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

6. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Thông tư số 17/2013/TT- BVHTTDL về hướng dẫn xác định chi phí lập quy hoạch dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

7. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2015), Quyết định số 4666/QĐ- BVHTTDL về việc ban hành bộ tiêu chí hướng dẫn bảo vệ mơi trường tại các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh quốc gia.

8. Chính phủ (2010), Nghị định số 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi.

9. Chính phủ (2018), Nghị định 166/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi khu di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

10. Chính phủ (2002), Nghị định số 92/NĐ – CP hướng dẫn chi tiết Luật Di sản văn hóa;

11. Chính phủ (2012), Nghị định số 70/NĐ – CP về quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh.

12. Cộng hòa Ai Cập, Luật số 117 (1983).

13. “Đạo luật gìn giữ và sử dụng di tích, di vật lịch sử ở Liên Xơ” –

Công bố năm 1976. Bản dịch lưu tại Cục di sản văn hóa. 14. Hiến chương Vơnizơ của Italya (1964).

15. Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương (2008), Địa chí Hải Dương.

16. Hội đồng nhà nước (1984), Pháp lệnh số 14 LCT/HĐNN về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh.

17. Vũ Văn Hưng (2009), Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Luận văn “Quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

18. Luật về giữ gìn và bảo vệ di tích lịch sử của Philippin (1966).

19. Nguyễn Đăng Duy, Trịnh Minh Đức (đồng chủ biên), “Giáo trình

Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa”, Nhà xuất bản Đại học văn hóa Hà Nội.

20. Nguyễn Thị Oanh – Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương (2014), Luận văn “Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Quát, xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương”.

21. Pháp lệnh của nhà vua Ả rập Xêut quy định về quản lý di tích (1972).

22. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

23. Quốc hội (2001), Luật Di sản văn hóa. 24. Quốc hội (2009), Luật Di sản văn hóa.

25. Quốc hội (2015), Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

26. Quốc hội (2019), Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi.

27. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương (1999), Di tích và danh thắng.

28. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương (2010), Di tích và danh thắng.

29. Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hải Dương (2004), Quyết định số 1987/2004/QĐ-UBND về Quy chế xếp hạng và quản lý di tích lịch sử văn hóa – danh lam thắng cảnh cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

30. Ủy Ban Nhân dân thị xã Chí Linh, Đề án sáp nhập 02 đơn vị hành chính cấp xã, thành lập 06 phường và thành lập thành phố Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương.

31. Ủy ban Nhân dân thị xã Chí Linh (2016), Quyết định số 125/QĐ- UBND về quy hoạch di tích lịch sử đền Gốm.

32. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hải Dương (2017), Quyết định số 838/QĐ- UBND về việc quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thành phố Chí Linh nói đến quy hoạch điểm du lịch sinh thái khu di tích lịch sử đền thờ thầy giáo Chu Văn An.

33. Uỷ ban Nhân dân thị xã Chí Linh (2018), Quyết định số 2054/QĐ- UBND về khu di tích danh lam thắng cảnh Đền Cao.

34. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương (2021) về việc ban hành Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

35.http://haiduong.gov.vn/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=12174&title =tang-cuong-quan-ly-hoat-dong-bao-quan-tu-bo-phuc-hoi-di-tich-lich-su-van- hoa-danh-lam-thang-canh.html

37.https://laodong.vn/photo/di-tich-lich-su-van-hoa-cap-quoc-gia-o-

hai-duong-truoc-nguy-co-do-sap-1033253.ldo

38. https://dulichchilinh.com/about/Ban-quan-ly-Di-tich-Chi-Linh.html 39. https://sovhttdl.haiduong.gov.vn/default.aspx

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về quản lý di tích lịch sử tại thành phố chí linh, tỉnh hải dương (Trang 93 - 102)