7. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực nhằm quản lý khu di tích lịch sử văn hoá
văn hố
Nói tới nguồn lực để thực hiện pháp luật về quản lý di tích lịch sử - văn hóa phải nói đến nguồn lực con người, vì con người là nhân tố quan trọng, là chủ thể. Do vậy, cần chú trọng cơng tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ chun mơn làm công tác thực hiện pháp luật về quản lý di tích lịch sử - văn. Hiện nay, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ và thực hiện pháp luật về quản lý di tích lịch sử - văn hóa chưa đáp ứng u cầu, cịn hẫng hụt cán bộ văn hóa ở các vị trí quan trọng. Do vậy cần xây dựng đội ngũ nhân lực đảm bảo về số lượng, chất lượng và chuyên môn nghiệp vụ trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tồn tỉnh.
Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực bao gồm: đội ngũ quản lý, đội ngũ nghiên cứu về di tích, các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ thuật viên, thợ nghề, nghệ nhân, những người làm công tác bảo vệ di tích ở cơ sở…
Đối với cán bộ thực hiện pháp luật về quản lý di tích lịch sử - văn hóa: Tạo điều kiện cho cán bộ văn hóa học tập kinh nghiệm quản lý và khai thác tài nguyên văn hóa tại các tỉnh thành khác trong nước.
Đối với cán bộ thực hiện pháp luật về quản lý di tích lịch sử - văn hóa: Chú trọng đào tạo cán bộ có trình độ chun mơn đáp ứng yêu cầu thực thi nghiệp vụ thực hiện pháp luật về quản lý di tích lịch sử - văn hóa.
Đối với cán bộ văn hóa cơ sở: tạo điều kiện để cán bộ văn hóa cơ sở tham gia các lớp tập huấn về thực hiện pháp luật về quản lý di tích lịch sử - văn hóa do huyện, thành phố hay trung ương tổ chức. Cung cấp cho họ những tài liệu hướng dẫn về thực hiện pháp luật về quản lý di tích lịch sử - văn hóa để họ được tiếp cận, nghiên cứu vận dụng phù hợp với địa phương.
Xây dựng chính sách dài hạn trong cơng tác đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ thực hiện pháp luật về quản lý di tích lịch sử - văn hóa.
Trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ (ưu tiên nâng cao trình độ đại học chuyên ngành bảo tồn, bảo tàng), lý luận chính trị, quản lý Nhà nước và các kiến thức bồi dưỡng khác.
Xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp với những người làm công tác bảo tồn nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ di sản gắn bó với nghề.
Đào tạo, bồi dưỡng về tư tưởng, chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tại địa phương.
Do vậy, các cơ quan đơn vị trực tiếp trong công tác thực hiện pháp luật về quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa cần kiện tồn bộ máy nhân sự của mình để phát huy tối đa giá trị của di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn mình quản lý.
3.2.4. Nâng cao chất lượng thanh tra, giám sát, kiểm soát và xử lý vi phạm trong quản lý khu di tích lịch sử - văn hố
Trong lĩnh vực thực hiện pháp luật về quản lý văn hóa nói chung và văn hóa nói riêng, cơng tác thực hiện pháp luật về quản lý Nhà nước không thể tách rời vai trò của cơng tác thanh tra và kiểm tra. Nếu khơng có thanh tra, kiểm tra sẽ dẫn đến tình trạng bng lỏng vai trị quản lý, gây nguy hại đến quá trình quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa và đặc biệt sẽ gây nguy hại trực tiếp đến di tích lịch sử - văn hóa như: bị xâm phạm, cơng tác quy hoạch bị chồng chéo, trách nhiệm của các ngành, các cấp trong công tác quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa dễ bị lãng quên.
Như vậy, cơng tác thanh tra, kiểm tra có chức năng và nhiệm vụ hết sức quan trọng, là chức năng thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật cũng như vai trị của quản lý Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa nói chung, cơng tác bảo tồn, tơn tạo và phát huy tác dụng của di tích lịch sử - văn hóa nói riêng.
Tăng cường vai trị của cơng tác thanh tra, kiểm tra khơng có nghĩa là hạn chế hoạt động kinh doanh du lịch cũng như thực hiện cơng tác xã hội hóa đối với cơng tác bảo tồn, tơn tạo di tích lịch sử, danh thắng mà chính thanh tra, kiểm tra tạo quyền bình đẳng trước pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch bền vững, nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa cũng như tính chủ động của cơ quan Nhà nước trong công tác này.
Lĩnh vực phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa thơng qua du lịch, giáo dục văn hóa – những lĩnh vực vừa phát triển kinh tế cao, vừa giáo dục ý thức thế hệ trẻ, đồng thời là phương tiện quảng bá hình ảnh đất nước, con người và bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung, Hải Dương nói riêng. Cơng tác thanh tra, kiểm tra đóng vai trị thiết yếu và đảm bảo hệ thống di tích lịch sử - văn hóa phát huy hết giá trị sẵn có phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân trong nước và du khách tham quan nước ngoài.