Hoàn thiện tổ chức thực hiện pháp luật vềquản lý khu di tích lịch sử

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về quản lý di tích lịch sử tại thành phố chí linh, tỉnh hải dương (Trang 90)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật vềquản lý khu di tích lịch sử

3.3.2. Hoàn thiện tổ chức thực hiện pháp luật vềquản lý khu di tích lịch sử

tích đất sử dụng, kiến trúc của di tích, số lượng di vật, cổ vật trong di tích cũng như hiểu biết về tâm linh trong di tích nhằm phục vụ nhu cầu của người nghiên cứu, tìm hiểu và thăm quan di tích.

3.3.2. Hồn thiện tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý khu di tích lịch sử - văn hóa lịch sử - văn hóa

UBND các xã, thị trấn, Ban quản lý các di tích các xã, thị trấn đóng vai trị chủ đạo trong cơng tác thực hiện pháp luật về quản lý khu di tích lịch sử - văn hóa. Thực hiện tốt giải pháp kiện toàn tổ chức bộ máy thực hiện pháp luật về quản lý khu di tích lịch sử - văn hóa khơng chỉ nhằm hạn chế và khắc phục những tồn tại, bất cập hiện nay mà cịn góp phần tạo tiền đề và cơ sở cho việc thực hiện những chuyên môn, nghiệp vụ về sau.

Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn thành lập Ban quản lý tích, do đồng chí Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND làm trưởng ban; cơng chức văn hố làm phó ban; các thành viên là một số ngành, đồn thể có liên quan, trưởng các thơn, khu phố và những người có am hiểu về di tích. Hàng năm phải kiện toàn, bổ sung Ban quản lý di tích của địa phương nếu có sự thay đổi. Ban hành quy chế hoạt động của Ban quản lý di tích; phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban quản lý di tích. Xây dựng kế hoạch hoạt động của Ban quản lý di tích từng năm.

Theo Cơng văn số 2946/BVHTTDL-DSVH ngày 27/08/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc kiện tồn bộ máy quản lý di tích, đến nay, việc phân cấp quản lý di tích lịch sử văn hóa nói chung tại thành phố Chí Linh đã được UBND thành phố quan tâm và chú trọng thực hiện theo sự phân cấp quản lý từ trung ương đến địa phương. Mơ hình tổ chức quản lý cũng có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình ở địa phương. Cần có sự phối hợp giữa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương và UBND thành phố Chí Linh để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch bảo tồn, phát huy thực hiện pháp luật về quản lý khu di tích lịch sử - văn hóa thuộc địa bàn thành phố. Đồng thời quán triệt, triển khai sâu rộng các nội dung thực hiện pháp luật về quản lý khu di tích lịch sử - văn hóa đến các cơ quan ban, ngành, đoàn thể trong thành phố, lãnh đạo các quận, huyện, đại diện chính quyền các xã, phường và một số doanh nghiệp du lịch nằm trong vùng di sản; nâng cao hơn nữa chất lượng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho thực hiện pháp luật về quản lý khu di tích lịch sử - văn hóa, bao gồm đội ngũ thực hiện pháp luật về quản lý khu di tích lịch sử - văn hóa... Thành phố cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của nhân dân trong việc thực hiện pháp luật về quản lý khu di tích lịch sử - văn hóa; tăng cường đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị, năng lực chun mơn vững vàng. Phịng Văn hóa và Thơng tin thành phố Chí Linh đóng vai trị là cầu nối giữa các khâu của công tác thực hiện pháp luật về quản lý khu di tích lịch sử - văn hóa; cần hợp tác và chỉ đạo sát sao các Ban quản lý di tích thực hiện tốt các khâu trong cơng tác thực hiện pháp luật về quản lý khu di tích lịch sử - văn hóa; tham mưu cho UBND thành phố Chí Linh những kế hoạch nhằm gìn giữ, khai thác, phát huy giá trị của các di sản văn hóa nói chung và di tích lịch sử văn hóa nói riêng.

3.3.3. Huy động nguồn lực cho đầu tư, tơn tạo các khu di tích lịch sử - văn hoá

Trước thực trạng các di tích trên địa bàn thành phố đang bị xuống cấp nghiêm trọng, trong khi nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động tu bổ, tơn tạo cịn hạn chế. Do đó, tăng cường chính sách đầu tư từ ngân sách Nhà nước và khai thác hiệu quả nguồn kinh phí từ xã hội hố là rất cần thiết.

Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành chính sách ưu tiên đầu tư tài chính có trọng điểm nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch

sử văn hố. Các chính sách, pháp luật của Nhà nước đầu tư tài chính cho viện tơn tạo di tích, nghiên cứu, điều tra văn hố vật thể là cơ sở để bảo đảm nguồn nhân sách ổn định. Nguồn ngân sách Nhà nước được coi là nguồn đầu tư chủ yếu cho việc bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hố. Đó thể hiện sự quan tâm của các cấp chính quyền đối với di sản văn hố nói chung, di tích lịch sử văn hố nói riêng.

Đẩy mạnh xã hội hoá nhằm huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân và đông đảo tầng lớp nhân dân vào sự nghiệm bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hố của thành phố. Hoạt động xã hội hố trong cơng tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hố ngày càng được nhân dân, tổ chức xã hội đang sinh sống và làm việc trên địa bàn thành phố quan tâm mà còn nhận được sự quan tâm của khách thập phương đến tham quan di tích dịp đầu xuân hay những dịp lễ hội. Xã hội hố góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội, của các ngành, các cấp trong thành phố trong sự nghiệp bảo vệ di sản văn hố nói chung và bảo vệ di tích nói riêng, cơng tác xã hội hoá tu bổ, chống xuống cấp di tích là mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân địa phương, tạo nên sự phấn khởi trong cộng đồng làng xã nơi có di tích. Bên cạnh đó, cần nâng cao vai trị của cộng đồng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị các di tích. Đưa di tích đến với cộng đồng, cộng đồng không chỉ là chủ thể quan trọng để bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích lịch sử - văn hóa mà họ cịn được hưởng lợi từ những hoạt động khai thác giá trị của di tích.

Di tích được hình thành từ chính cộng đồng và phục vụ cộng đồng, được sự ủng hộ của cộng đồng. Do vậy, cần tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng, nhằm thay đổi nhận thức của cộng đồng về vai trị, giá trị của di tích lịch sử văn hố để từ đó cùng nhau gìn giữ, bảo vệ di tích đó. Trong những năm tới, Thành phố Chí Linh cần tiếp tục phát huy tốt hơn nữa sức mạnh của tồn dân trong cơng tác tu bổ, tơn tạo di tích trên địa bàn thành phố theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Để cơng tác xã hội hố thực sự hiệu quả cần có cơ chế, chính sách thích đáng, khuyến khích về mặt vật chất, tinh thần đối với các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp nguồn vốn vào tu bổ di tích. Có hình thức khen thưởng xứng đáng cho các tổ chức, cá nhân, những ngương điển hình có nhiều đóng góp tích cực trong cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hố. Ghi danh vào bia đá hoặc bảng vàng danh dự tại di tích những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp vào cơng tác tu bổ di tích; tăng cường phối hợp với các ban, ngành để tìm nguồn vốn đầu tư tơn tạo di tích lịch sử văn hố. Vận động các doanh nghiệp xây dựng công trình trên địa bàn, doanh nghiệp địa phương hỗ trợ thực hiện công tác tôn tạo, tu bổ các di tích lịch sử văn hố.

3.3.4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra giám sát thực hiện pháp luật về quản lý khu di tích lịch sử - văn hóa quản lý khu di tích lịch sử - văn hóa

Trong lĩnh vực văn hoá và di sản văn hố nói chung, thực hiện pháp luật về quản lý khu di tích lịch sử - văn hóa nói riêng, cơng tác quản lý nhà nước không thể tách rời với hoạt động kiểm tra. Khơng có kiểm tra chính là bng lỏng vai trị quản lý, khơng có hiệu lực quản lý nhà nước, dẫn đến tình trạng di tích lịch sử văn hố bị xâm phạm, việc tu bổ, tơn tạo di tích bị sai lệch, không đúng quy định, làm mất yếu tố gốc của di tích, mơi trường văn hố nói chung và di tích lịch sử văn hố bị xâm hại. Trách nhiệm của các cấp, các ngành chưa phát huy được vai trò mà Nhà nước quy định. Việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động quản lý di tích cần phải tiến hành một cách khoa học, xây dựng thành kế hoạch kiểm tra từng thời điểm trong năm. Cơ quan chun mơn có thể tiến hành kiểm tra định kỳ và cũng có thể kiểm tra đột xuất. Qua đó sẽ thấy được những mặt làm được cũng như những mặt hạn chế cịn tồn tại trong cơng tác quản lý ở cấp cơ sở, nhờ đó để đưa ra được những phương hướng khắc phục, sửa đổi, bổ sung kịp thời. Cần củng cố, nâng cao trình độ và ý thức trách nhiệm của cán bộ kiểm tra, tăng cường kiểm tra, kiên quyết xử ký những trường hợp vi phạm.

Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo vệ và phát huy Ddi sản văn hoá tiếp tục được đẩy mạnh nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước và kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Luật Di sản văn hố và các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước. Phịng Văn hố và Thơng tin thành phố chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích tại các địa phương, phát hiện sớm những sai phạm. Từ đó tham mưu cho lãnh đạo UBND thành phố có những chỉ đạo, xử lý kịp thời. Xây dựng kế hoạch cụ thể về thanh tra, kiểm tra ngắn hạn, dài hạn tại các di tích kể cả di tích xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh và các di tích chưa được xếp hạng, tiến hành kiểm tra một cách thường xuyên việc chấp hành thực hiện Luật Di sản văn hoá.

Quy định trách nhiệm của từng tổ chức, từng cá nhân thành viên trong công tác kiểm tra. Tiến hành kiểm tra chéo giữa các địa phương để nâng cao hiệu quả hoạt động. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền cơ sở nhằm tăng cường hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện quản lý, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hố một cách hiệu quả. Xây dựng mạng lưới cộng đồng, đề cao vai trò của Ban thanh tra nhân dân cấp xã trong việc thanh, kiểm tra các vi phạm về DTLSVH.

Chính cộng đồng là lực lượng nịng cốt để theo dõi, giám sát, phát hiện kịp thời những sai phạm xảy ra tại địa phương một cách kịp thời và báo các các cơ quan có thẩm quyền nhanh nhất, kịp thời nhất để xử lý. Tiếp nhận và giải quyết kịp thời những đơn thư, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân phản ánh những sai lệch trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hố. Xây dựng mạng lưới cộng đồng, nâng cao vai trò của Ban thanh tra nhân dân tại các địa phương trong việc thanh tra, kiểm tra các vi phạm về di tích lịch sử văn hố, chính cộng đồng mới là lực lượng nòng cốt để theo dõi, giám sát, phát hiện các vi phạm xảy ra ở địa phương, trên cơ sở đó có ý kiến,

kiến nghị, phản ánh, tố giác đến các cơ quan chức năng để có biện pháp kịp thời xử lý.

Đi đôi với hoạt động thanh tra, kiểm tra, thì cơng tác thi đua khen thưởng và xử lý kỷ luật cần phải được làm thường xuyên, kịp thời. Qua đó có thể tun truyền, động viên, khích lệ những cá nhân, tổ chức có nhiều đóng góp trong cơng tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá. Đồng thời răn đe, xử lý những cá nhân, tổ chức vi phạm làm ảnh hưởng tiêu cực đến công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hố. Từ đó, nâng cao trách nhiệm tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hố của mỗi người dân.

Ban quản lý di tích các xã, thị trấn cần có kế hoạch phối hợp với các lực lượng công an tiến hành kiểm tra, xử lý hiện tượng lấn chiến, xâm phạm di tích, nhất là mặt trước các di tích để hoạt động kinh doanh, buôn bán. Tăng cường sự phối hợp giữa BQL các di tích ở cơ sở, bộ phận trực tiếp trơng coi di tích với lực lượng cơng an xã, thị trấn, có sự liên lạc, xử lý kịp thời khi phát hiện ra sai phạm. Các cơ quan có thẩm quyền cần đình chỉ ngay những cơng trình xây dựng trong phạm vi bảo vệ di tích. Đẩy mạnh việc cắm mốc chỉ giới cho các di tích lịch sử văn hố, đẩy mạnh cơng tác chống vi phạm di tích, phát huy tính chủ động của UBND các cấp, BQL và đặc biệt là vai trò giám sát của nhân dân trong việc ngăn chặn, giải quyết vi phạm di tích. Để làm tốt cơng tác này cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan có chun mơn về thanh tra, kiểm tra, áp dụng những hình thức xử phạt thích đáng đúng người, đúng đối tượng khi có hành vi lấn chiếm, kinh doanh tại mặt trước di tích, phá hoại và làm ảnh hưởng đến không gian di tích, gây ơ nhiễm mơi trường xung quanh di tích, hoạt động hành nghề mê tín dị đoan gắn với tơn giáo tín ngưỡng tại các di tích.

Có thể thấy, cơng tác thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm có vai trị hết sức quan trọng trong hoạt động thực hiện pháp luật về quản lý Nhà nước đối với DSVH nói chung, di tích lịch sử văn hố nói riêng, thể hiện

tính nghiêm minh của pháp luật. Tăng cường công tác kiểm tra nhằm phát hiện sớm những sai lệch, những vi phạm và từ đó kịp thời đưa ra những biện pháp để ngăn chặn, để xử lý để hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hố đạt hiệu quả, góp phần quản bá hình ảnh đất và người Chí Linh nói riêng tỉnh Hải Dương nói chung.

Tiểu kết chƣơng 3

Từ thực tế công tác thực hiện pháp luật về quản lý khu di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thành phố Chí Linh, bên cạnh những kết quả đạt được, thì vẫn cịn tồn tại những hạn chế. Do vậy, cần có những phương hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hố nói chung, di tích lịch sử văn hố trên địa bàn thành phố nói riêng. Các phương hướng và nhiệm vụ được nêu ra được coi là xương sống cho hoạt động thực hiện pháp luật về quản lý khu di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thành phố trong thời gian tới. Vì vậy, việc đưa ra những phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ, hiệu quả, thiết thực, phù hợp với tình hình địa phương. Trên cơ sở những giải pháp, còn đưa ra một số khuyến nghị, đề xuất đối với các cấp, các ngành chức năng để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống Di tích lịch sử văn hố trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Chí Linh là đơ thị trung tâm của tỉnh Hải Dương và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có tầm quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, sự phát triển kinh tế - xã hội theo xu hướng hiện đại, hội nhập không thể

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về quản lý di tích lịch sử tại thành phố chí linh, tỉnh hải dương (Trang 90)