1.4.3 .Kinh nghiệm của Bộ Giao thông vận tải
3.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các dự án đầu tư xây
xây dựng thuộc Ủy ban Dân tộc
Thanh tra kiểm tra là nhiệm vụ quan trọng trong quản lý nhà nước nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật, quy định, trình tự thủ tục của các cơ quan, tổ chức trong quá trình thực thi pháp luật, thanh tra kiểm tra vừa giúp kịp thời tìm ra lỗi sai, thiếu sót trong quản lý, vừa giúp khắc phục, cải thiện hiệu quả quản lý nhà nước. Một trong những tồn tại hạn chế trong quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của Ủy ban Dân tộc hiện nay đến từ việc công tác thanh tra, kiểm tra cịn chưa đạt được hiệu quả, mục đích đề ra, chưa thực sự quyết liệt, chưa xứng đáng với vai trò là chức năng quan trọng của quản lý nhà nước.
Ủy ban Dân tộc cần thực hiện thường xuyên hoạt động thanh tra đối với việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản và trực tiếp nhất đó là Thanh tra Ủy ban Dân tộc, hoạt động thanh tra cần thực hiện nghiêm túc, có chiều sâu và hàm lượng chuyên mơn cao, tránh tình trạng thanh tra hình thức. Thực hiện
80
song song cả hai hình thức thanh tra là thanh tra định kỳ và thanh tra đột xuất. Với các trường hợp sai phạm cần tiến hành xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đối với các cơ quan quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản, cơ quan cấp trên cần thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án và chất lượng thực hiện của các nhà thầu.
Cơ quan thanh tra phải đi đầu trong cơng tác phát hiện, phịng, chống tham nhũng, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản đều là những dự án huy động số vốn lớn dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí, nếu cơng tác thanh tra khơng chặt chẽ thì tham nhũng rất dễ xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng trên nhiều mặt. Đối với các dự án thực hiện không hiệu quả, tiến độ bị đình trệ quá lâu cần kiểm tra, đánh giá toàn diện, xem xét cho dừng thực hiện hoặc chuyển đổi hình thức sử dụng.
Hoạt động thanh tra đầu tư xây dựng cần bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thanh tra; đổi mới phương pháp, cách thức xây dựng kế hoạch thanh tra, tiến hành thanh tra, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra. Tăng cường thanh tra công tác quản lý nhà nước và trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ được giao, tập trung thanh tra các lĩnh vực dễ phát sinh vi phạm, tiêu cực, tham nhũng, đặc biệt trong các dự án đầu tư xây dựng. Khi phát sinh khiếu nại, tố cáo; cần kịp thời thanh tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra; nâng cao chất lượng kết luận thanh tra, đảm bảo chặt chẽ, khách quan, kịp thời và khả thi; xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật đối với tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật tiêu cực, tham nhũng; quan tâm kiến nghị hồn thiện chính sách, pháp luật trên lĩnh vực được thanh tra.
Bên cạnh việc thanh tra theo kế hoạch, Thanh tra Ủy ban Dân tộc cần chú trọng nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp công dân,
81
giải quyết khiếu nại, tố cáo. Cùng với đó, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả cơng tác phịng, chống tham nhũng, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng, tiêu cực. Thanh tra Ủy ban cần triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Phòng, chống tham nhũng và các nghị định hướng dẫn thi hành (triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập, kiểm sốt xung đột lợi ích, phịng, chống tham nhũng trong khu vực ngồi nhà nước). Đẩy mạnh cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng nhằm nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng. Nâng cao hiệu quả cơng tác cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Đáng chú ý, hoạt động thanh tra phải bảo đảm xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ./.