.Nội dung quản lý nhà nước về các dự án đầu tư xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của ủy ban dân tộc (Trang 28 - 32)

1.2.4.1. Xây dựng và ban hành hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản

Trong quản lý nhà nước nói chung và trong lĩnh vực đầu tư XDCB nói riêng, pháp luật có vai trị vơ cùng quan trọng. Pháp luật chính là hành lang pháp lý để Nhà nước quản lý chặt chẽ, nghiêm minh hoạt động đầu tư XDCB. Quy định rõ các chủ đầu tư thực hiện đầu tư theo định hướng và quy định của nhà nước, tránh những rủi ro, lãng phí, thất thốt vốn ngân sách, ngăn ngừa tham ơ, tham nhũng vốn nhà nước. Như vậy, hệ thống pháp luật về đầu tư xây dựng là khuôn khổ để định hướng, hướng dẫn, tạo lập hành lang cho việc tiến hành các hoạt động đầu tư xây dựng. Về nguyên tắc, các quy định pháp luật cần rõ ràng, minh bạch, có cách hiểu thống nhất, bảo đảm định hướng hoạt động của dự án đầu tư xây dựng cơ bản đáp ứng đúng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Hệ thống chính sách pháp luật phải được thể chế hoá. Các văn bản quy phạm pháp luật tạo ra hành lang pháp lý, điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Hệ thống các chính sách pháp luật tác động sâu rộng và trực tiếp đến hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động đầu tư. Nếu chính sách pháp luật vừa thiếu đồng bộ và chặt chẽ sẽ tạo ra nhiều kẽ hở, tạo điều kiện cho các hành vi tiêu cực, tham nhũng, thất thốt, lãng phí

21

trong đầu tư xây dựng cơ bản. Hệ thống chính pháp luật thiếu tính thực tế, chồng chéo, nhiều thủ tục phiền hà cũng làm trở ngại đầu tư, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.

Văn bản quy phạm pháp luật nói chung được xây dựng nhằm điều chỉnh các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội và điều chỉnh đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng. Vì vậy, các chính sách pháp luật cũng được bổ sung sửa đổi khi khơng cịn phù hợp hay đáp ứng được những yêu cầu trong tình hình mới. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, nhà nước phải luôn ln cập nhật sự thay đổi của tình hình đầu tư xây dựng cơ bản, để từ đó bổ sung sửa đổi hệ thống chính sách pháp luật cho phù hợp xu thế phát triển.

1.2.4.2. Xây dựng quy hoạch và kế hoạch các dự án đầu tư XDCB

Việc xây dựng quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch là vấn đề cốt lõi nhất của công tác QLNN về các dự án đầu tư xây dựng. Công tác quy hoạch có ảnh hưởng đặc biệt lớn đến hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB: Nếu khơng có quy hoạch sẽ khơng đạt hiệu quả, lãng phí; nếu quy hoạch sai sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực đầu tư; quy hoạch dàn trải sẽ làm giảm hiệu quả đầu tư, đầu tư manh mún. Khi đã có quy hoạch cần phải cơng khai quy hoạch để các cấp chính quyền, tổ chức, cá nhân đều biết. Trên cơ sở quy hoạch, nhà nước cần phải đưa vào kế hoạch đầu tư, khuyến khích các khu vực vốn khác tham gia đầu tư để tránh tình trạng quy hoạch treo.

Phê duyệt các dự án xây dựng cơng trình phải tn thủ, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch sử dụng đất; bảo đảm quốc phịng, an ninh, khơng ảnh hưởng xấu đến môi trường, tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm công khai, minh bạch và kết hợp hài hịa giữa lợi ích quốc gia, cộng đồng và cá nhân. Tổ chức, sắp xếp không gian lãnh thổ trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai và các nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm

22

lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội, trình độ khoa học và cơng nghệ theo từng giai đoạn phát triển.

Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản gồm kế hoạch trung hạn và kế hoạch hàng năm. Kế hoạch trung hạn được lập trong thời hạn 5 năm, phù hợp với kế hoạch phát triển KT - XH 05 năm. Kế hoạch hàng năm để triển khai thực hiện kế hoạch trung hạn, phù hợp với mục tiêu kế hoạch phát triển KT - XH hàng năm và cân đối vốn đầu tư XDCB hàng năm.

Lập kế hoạch đầu tư XDCB trung hạn và hàng năm phải phù hợp với các mục tiêu phát triển, định hướng, kế hoạch phát triển KT - XH 05 năm và hàng năm của địa phương và các quy hoạch đã được duyệt; phù hợp với khả năng cân đối vốn đầu tư XDCB và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác; việc phân bổ vốn đầu tư XDCB phải tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư XDCB trong từng giai đoạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; ưu tiên bố trí vốn cho ngành, lĩnh vực theo mục tiêu và định hướng phát triển của từng thời kỳ; đảm bảo công khai, minh bạch và công bằng; đảm bảo tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm phải phù hợp với kế hoạch đầu tư XDCB trung hạn đã được phê duyệt.

1.2.4.3. Phân cấp quản lý nhà nước về các dự án đầu tư xây dựng cơ bản

Phân cấp là việc phân công chức năng, phân định nhiệm vụ, quyền hạn cho từng cấp hành chính để việc quản lý đất nước được thuận lợi và hiệu quả hơn. Bản chất của phân cấp là việc cấp trên chuyển giao những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định do mình đang nắm giữ và thực hiện cho cấp dưới thực hiện một cách thường xuyên, liên tục bằng phương thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc bằng cách chuyển cho cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn bằng các quyết định cụ thể. Phạm vi phân cấp trong quản lý kinh tế đã liên tục được mở rộng, cho đến nay bao trùm 6 lĩnh vực. Trong số đó, 2 lĩnh vực được đẩy mạnh phân cấp mạnh mẽ thuộc về công tác QLNN đối với đầu tư XDCB

23

bằng NSNN, đó là: (1) quản lý quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển; (2) ngân sách nhà nước.

1.2.4.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư XDCB

Kiểm tra, giám sát là một khâu quan trọng trong chu trình quản lý vốn đầu tư. Kiểm tra, giám sát nhằm tìm ra những mặt ưu điểm, những nhân tố mới, tích cực để phát huy; đồng thời phịng ngừa, phát hiện, xử lý những vi phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao của các đối tượng quản lý vốn để uốn nắn kịp thời. Mặt khác, qua kiểm tra, giám sát có thể phát hiện những điểm bất cập, bất hợp lý trong cơ chế, chính sách quản lý, thậm chí ngay cả chủ trương, quyết định đầu tư để kịp thời sửa đổi cho phù hợp.

1.2.4.5. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về các dự án đầu tư XDCB

Bộ máy QLNN đối với các dự án đầu tư XDCB bằng NSNN bao gồm các chủ thể với các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các chủ thể. Bộ máy QLNN đối với dự án ĐTXD từ NSNN bao gồm từ Quốc hội là cơ quan lập pháp, Chính phủ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng...), Kiểm tốn Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, UBND các cấp và các cơ quan chuyên môn ở mỗi cấp... Trong việc xây dựng bộ máy quản lý nhà nước, điều quan trọng hơn cả là phải thiết lập một cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong bộ máy đó.

Trong tổ chức bộ máy QLNN về các dự án đầu tư XDCB, công tác cán bộ là nhân tố then chốt. Chất lượng nguồn nhân lực trong bộ máy quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Công tác tổ chức cán bộ, thể hiện ở việc tổ chức, quản lý, bố trí, sắp xếp, phân cơng cán bộ thực thi công vụ và đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chun mơn, nhận thức chính trị, đạo đức nghề nghiệp... nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản. Yếu tố nguồn nhân lực có tác động tồn diện, là yếu tố quyết định đến tồn bộ cơng tác quản lý nhà

24

nước cũng như phát triển kinh tế nói chung và cơng tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng.

Ngồi ra một yếu tố khơng thể thiếu trong quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, đó là phương tiện quản lý, bao gồm: hệ thống công nghệ thơng tin, bưu chính viễn thơng, thơng tin liên lạc, các phương tiện máy móc trong q trình điều hành và kiểm tra hoạt động của các dự án đầu tư.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về các dự án đầu tư xây dựng tư xây dựng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của ủy ban dân tộc (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)