5 .Phương pháp nghiên cứu
7. Bố cục của luận văn
1.2. Những vấn đề chung về tạo động lực cho viên chức hệ thống y tế dự
phòng
1.2.1. Viên chức và viên chức hệ thống y tế dự phòng
Theo Luật Viên chức số 58/2010/QH12 năm 2010 của Quốc hội, được sửa đổi, bổ sung bởi: Luật số 52/2019/QH14 ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020. Điều 2, quy định Viên chức: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc
làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”. [22], [23]
Từ khái niệm viên chức đó có thể khái quát viên chức hệ thống y tế dự phịng có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Là công dân Việt Nam;
+ Được tuyển dụng theo vị trí việc làm;
+ Làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực y tế dự phòng, theo chế độ hợp đồng làm việc;
+ Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực y tế dự phòng theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Tổng quan về Hệ thống y tế dự phòng
1.2.2.1. Vai trò và nhiệm vụ của hệ thống y tế dự phòng
Lĩnh vực hoạt động của hệ thống y tế dự phòng bao gồm: Giám sát, phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, các bệnh xã hội; kiểm dịch y tế; sức khỏe môi trường, sức khỏe lao động, sức khỏe trường học; chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt; xét nghiệm an toàn thực phẩm; dinh dưỡng cộng đồng; vệ sinh phòng bệnh; quản lý, sử dụng vắc xin và sinh phẩm y tế; an tồn sinh học; phịng chống tai nạn thương tích; các hoạt động
23
nâng cao sức khỏe, phòng chống các yếu tố nguy cơ tác động lên sức khỏe; khám sàng lọc phát hiện bệnh sớm và quản lý, điều trị dự phòng ngoại trú các bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm.
Y tế dự phòng áp dụng các phương pháp dự phòng bệnh tật bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường, di truyền, tác nhân gây bệnh, lối sống, hành vi… YTDP tập trung vào việc bảo vệ, tăng cường và duy trì sức khỏe, dự phòng bệnh tật, tàn phế và tử vong. Các hoạt động dự phòng được chia thành các cấp độ sau: Dự phòng cơ bản là áp dụng các biện pháp ngăn ngừa việc hình thành các yếu tố nguy cơ về sức khỏe như giảm hút thuốc lá, tăng cường thể dục thể thao…Dự phòng cấp một là áp dụng các biện pháp hạn chế phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ (như đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khỏe, tiêm vắc-xin phòng bệnh...Dự phòng cấp hai là áp dụng các biện pháp chẩn đoán phát hiện sớm ở giai đoạn chưa có biểu hiện triệu chứng lâm sàng bằng các kỹ thuật như đo huyết áp thường xuyên để phát hiện và điều trị sớm nhằm làm giảm nguy cơ của các bệnh tim mạch; xét nghiệm sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung…Dự phòng cấp ba là áp dụng các biện pháp điều trị bệnh và phục hồi chức năng hiệu quả nhằm làm giảm tàn phế và tử vong. Dự phòng cấp bốn là áp dụng các biện pháp làm giảm lạm dụng các can thiệp điều trị không cần thiết.
Nghị quyết 20-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Tăng cường cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới nêu rõ quan điểm: Xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập theo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh; y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng; y tế chuyên sâu đồng bộ và cân đối với y tế cộng đồng… Hoạt động y tế dự phịng có vai trị và nhiệm vụ quan trọng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, giúp giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe
24
cộng đồng, phát hiện sớm và khống chế kịp thời dịch bệnh, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh tật.
1.2.2.2. Sơ đồ tổ chức hệ thống y tế dự phịng
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức hệ thống y tế dự phịng
25
1.2.3. Tính chất đặc điểm nghề nghiệp của viên chức hệ thống y tế dự phòng
Viên chức ngành y tế có những đặc điểm chung của viên chức và có những đặc điểm đặc thù của viên chức y tế như sau:
Về đặc điểm chung, viên chức là những người mà hoạt động của họ nhằm cung cấp các dịch vụ cơ bản, thiết yếu cho người dân như giáo dục, y tế, văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao… Đây là những hoạt động quan trọng mà Nhà nước phải đứng ra thực hiện vì khu vực tư khơng có khả năng thực hiện hoặc thực hiện khơng hiệu quả, chính vì vậy kết quả hoạt động của viên chức có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt của đời sống xã hội. Viên chức khi có nhiều động lực làm việc sẽ giúp đơn vị hoàn thành xuất sắc mục tiêu hoạt động, nâng cao hiệu quả công việc và giúp cơ quan, tổ chức phát triển ngày càng vững mạnh, có sức mạnh đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của đời sống xã hội. Do vậy, tạo động làm việc cho viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập là việc làm hết sức có ý nghĩa để nâng cao chất lượng làm việc của viên chức cũng như hoạt động của tổ chức.
Bên cạnh những đặc điểm chung, viên chức ngành y tế có đặc điểm riêng như sau: họ là nguồn nhân lực đặc thù, gắn với trách nhiệm cao trước sức khỏe và tính mạng con người. Trong q trình thực hiện hoạt động nghề
nghiệp, viên chức y tế phải thực hiện cơng việc nhanh chóng, khẩn trương,
tiến hành công việc liên tục cả ngày lẫn đêm, nhiều viên chức phải trực đêm,
phải tiếp xúc với mơi trường có yếu tố độc hại, hóa chất, chất thải, vi rút, vi
khuẩn và các tác nhân gây bệnh.
Ngoài ra viên chức y tế làm việc trong lĩnh vực y tế dự phòng với các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại thực địa, thường xuyên phải đi công tác lưu động, thường xuyên xa gia đình, thường xuyên đến các khu vực có các
26
yếu tố bất lợi như ô nhiễm môi trường, khu vực có các tác nhân gây dịch bệnh, vùng sâu, vùng xa…