(Nguồn: Phịng Tổ chức – Hành chính Viện Pasteur Nha Trang)
Số liệu thống kê cho thấy cơ cấu chuyên mơn chưa cân đối, thiếu hụt nhân lực trình độ cao (Tiến sĩ chỉ chiếm 2%) và Bác sĩ (chỉ chiếm 16,4%), do tính chất cơng việc hoạt động về lĩnh vực y tế dự phòng vất vả, nguy hiểm, thu nhập thấp lại thường xun đi cơng tác phịng chống dịch lưu động ở các cơ sở, địa phương có đặc điểm địa lý khó khăn về đi lại, sinh hoạt, nên rất khó khăn trong tuyển dụng và đào tạo, bồi dưỡng để sử dụng phục vụ lâu dài cho Viện.
43
Căn cứ vào đề án vị trí việc làm đã được Bộ Y tế phê duyệt, Viện Pasteur Nha Trang đang dần hoàn thiện số người làm việc với các chuyên ngành được đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.
2.2. Khái quát về động lực làm việc của viên chức Viện Pasteur Nha Trang Trang
2.2.1. Các chính sách tạo động lực làm việc tại Viện Pasteur Nha Trang
2.2.1.1. Chính sách chung của Đảng và Nhà nước
Vấn đề tạo động lực làm việc cho viên chức hiện nay được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Điều này đã được thể hiện trong việc những
văn bản quy định về việc tạo động lực làm việc cho viên chức cụ thể trong
từng lĩnh vực, từng khía cạnh của động lực. Đó là những văn bản quy định về tuyển dụng, thi đua khen thưởng, đào tạo, tiền lương, phúc lợi, cơng tác đánh giá viên chức…
- Về chính sách tiền lương:
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội những năm gần đây mức lương cơ sở liên tục tăng để có thể đáp ứng được nhu cầu cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang... những người làm việc trong các cơ quan và bộ máy Nhà nước.
Sự thay đổi mức lương cơ sở qua các năm được thống kê và thể hiện qua bảng sau:
Thời điểm áp dụng Mức lương cơ sở (đồng) Căn cứ pháp lý
Từ 01/10/2004 đến hết tháng 9/2005 290.000 Nghị định 203/2004/NĐ-CP Từ 01/10/2005 đến hết tháng 9/2006 350.000 Nghị định 118/2005/NĐ-CP Từ 01/10/2006 đến hết tháng 12/2007 450.000 Nghị định 94/2006/NĐ-CP
44 Từ 01/01/2008 đến hết tháng 4/2008 540.000 Nghị định 166/2007/NĐ-CP Từ 01/05/2009 đến hết tháng 4/2009 650.000 Nghị định 33/2009/NĐ-CP Từ 01/05/2010 đến hết tháng 4/2011 730.000 Nghị định 28/2010/NĐ-CP Từ 01/05/2011 đến hết tháng 4/2012 830.000 Nghị định 22/2011/NĐ-CP Từ 01/05/2012 đến hết tháng 6/2013 1.050.000 Nghị định 31/2012/NĐ-CP Từ 01/07/2013 đến hết tháng 4/2016 1.150.000 Nghị định 66/2013/NĐ-CP Từ 01/05/2016 đến hết tháng 6/2017 1.210.000 Nghị định 47/2016/NĐ-CP Từ 01/07/2017 đến hết tháng 6/2018 1.300.000 Nghị định 47/2017/NĐ-CP Từ 01/07/2018 đến hết tháng 6/2019 1.390.000 Nghị định 72/2018/NĐ-CP Từ 01/07/2019 đến nay 1.490.000 Nghị định 38/2019/NĐ-CP
Bảng 2.1: Bảng thống kê mức lương cơ sở qua các năm
Qua bảng tổng hợp sự thay đổi mức lương cơ sở qua các năm đã phần nào thể hiện những thay đổi tích cực từ phía Nhà nước để đảm bảo cho người lao động có một cuộc sống ấm no hạnh phúc hơn, hướng tới sự ổn định lâu dài và phát triển bền vững của xã hội.
- Về trợ cấp:
Chính phủ ban hành Nghị định số 76/2019/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang cơng tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2019.
45
Nghị định này quy định về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và cơ yếu) cơng tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, gồm: Phụ cấp thu hút; phụ cấp công tác lâu năm; trợ cấp lần đầu; trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch; trợ cấp một lần khi chuyển cơng tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu; thanh tốn tiền tàu xe; trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục.
- Về phúc lợi xã hội:
Phúc lợi xã hội là một bộ phận thu nhập quốc dân được sử dụng nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên trong xã hội, chủ yếu được phân phối lại, ngoài phân phối theo lao động. Ba thành tố cơ bản trong việc đảm bảo phúc lợi xã hội là Nhà nước, Thị trường lao động và dân cư (cá nhân/gia đình).
Phúc lợi xã hội bao gồm những chi phí xã hội như: trả tiền lương hưu, các loại trợ cấp bảo hiểm xã hội; học bổng cho học sinh, sinh viên, những chi phí cho học tập khơng mất tiền; những dịch vụ y tế, nghỉ ngơi, an dưỡng, nhà trẻ, mẫu giáo; v.v.
Thể chế hóa chủ trương của Đảng và Hiến pháp của Quốc hội, các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, trợ cấp tiền mặt hàng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội, hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí, hỗ trợ tiền mặt và tín dụng ưu đãi để người dân có hồn cảnh khó khăn có nhà ở, đất ở, tiếp cận nước sạch, thông tin và truyền thông, các phương tiện giao thơng cơng cộng và các cơng trình/chương trình nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, di tích lịch
46
sử, v.v... được qui định cụ thể trong các luật, chính sách. Về cơ bản, các chế độ phúc lợi xã hội đã thực hiện tốt chức năng phân phối lại thu nhập, hỗ trợ người dân thụ hưởng các thành quả của quá trình phát triển.
Phúc lợi xã hội góp phần ổn định đời sống của của công nhân, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân, thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập khi người lao động bị ốm đau, mất khả năng lao động, mất việc làm hoặc chết nhằm khắc phục nhanh chóng được những tổn thất về vật chất và phục hồi sức khỏe.
- Về Thi đua khen thưởng:
Cơng tác thi đua, khen thưởng có vai trị rất quan trọng trong q trình xây dựng và phát triển đất nước, có thể coi là động lực thúc đẩy sự phát triển. Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng sẽ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi cá nhân, phát huy ý chí quyết tâm, tinh thần đồn kết của tập thể; làm cho mỗi cá nhân, tập thể có tinh thần trách nhiệm cao trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình.
Trong những năm qua, công tác thi đua, khen thưởng trong cả nước đã có nhiều đổi mới, sáng tạo về nội dung, hình thức, ngày càng thiết thực, hiệu quả, tạo động lực góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các bộ, ngành, địa phương và của đất nước. Quốc hội đã ban hành Luật thi đua, khen thưởng
ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi
đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua khen thưởng. Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 08/2017/TT-BNV ngày 27/10/2017 về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 91/2017/NĐ-CP về thi đua, khen thưởng. Bộ Y tế ban hành Thông tư số
47
38/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Y tế.
- Về công tác đánh giá viên chức:
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019; Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức. Nghị định này quy định ngun tắc, tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
- Về cơng tác đào tạo bồi dưỡng:
Chính phủ ban hành Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 – 2025. Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 về hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
- Về công tác thực hiện quy chế dân chủ:
Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ ban hành Nghị định về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp cơng lập.
Chính phủ ban hành Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/2/2021 và thay thế Nghị định số 149/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của
48
Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ Luật lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
- Về văn hóa cơng sở:
Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế Văn hóa cơng sở tại các cơ quan hành chính nhà nước; Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Văn hóa cơng vụ và Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 14/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa cơng sở” giai đoạn 2019 – 2025.
2.3.1.2. Các quy định, quy chế của Viện Pasteur Nha Trang
- Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp:
Hiện tại Viện Pasteur Nha Trang đang áp dụng Quy chế chi tiêu nội bộ số 567/QĐ-IPN ngày 16/3/2021 được xây dựng dựa trên việc thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập.
Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong đơn vị, đảm bảo hồn thành nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ KH&CN các cấp, duy trì hoạt động thường xuyên và tăng cường hiệu quả của công tác quản lý trên nguyên tắc dân chủ, công bằng, công khai, phân phối theo lao động và trách nhiệm của từng vị trí cơng tác. [28]
- Thi đua khen thưởng
Quyết định số 2473/HD-IPN ngày 13/11/2019 của Viện Pasteur Nha Trang hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong Viện Pasteur Nha Trang.
49 - Đánh giá viên chức hằng năm
Viện đã ban hành Quyết định số 2472/QĐ-IPN ngày 13/11/2019 về việc ban hành quy chế đánh giá công chức, viên chức trong Viện Pasteur Nha Trang. Kết quả đánh giá là căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách khác đối với viên chức. [27]
- Quy chế đào tạo bồi dưỡng
Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức hằng năm được xây dựng căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, tiêu chuẩn lãnh đạo, quản lý và nhu cầu xây dựng, phát triển đội ngũ công chức, viên chức của Viện.
- Quy chế dân chủ cơ sở
Viện đã ban hành Quyết định số 75/QĐ-IPN ngày 11/1/2017 về việc thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan. Viện đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế Dân chủ cơ sở, đồng thời kiện toàn Ban chỉ đạo qua các giai đoạn. Gần đây nhất là Quyết định số 239/QĐ-IPN ngày 10/2/2020 về việc kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Ban chỉ đạo gồm các đồng chí trong Đảng ủy, lãnh đạo Viện, Chủ tịch cơng đồn, Bí thư Đồn thanh niên, Trưởng Ban Thanh tra nhân dân, Trưởng phịng Tổ chức – Hành chính.
2.2.2. Động lực làm việc của viên chức Viện Pasteur Nha Trang
Động lực là trạng thái bên trong của người lao động, động lực luôn biến
đổi do nhu cầu thay đổi và tác động từ mơi trường bên ngồi. Động lực làm
việc là một nhân tố quan trọng thúc đẩy con người làm việc một cách tích cực,
tự nguyện. Cá nhân có động lực làm việc sẽ có tinh thần làm việc thoải mái,
50
duy trì và phát triển bền vững. Do vậy, nhà quản lý cần tìm hiểu nhu cầu của
các nhân viên để xác định được động lực làm việc của họ và từ đó xây dựng
những chính sách, phương thức nhằm thỏa mãn những nhu cầu của họ.
Để phân tích thực trạng động lực làm việc cũng như thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho viên chức tại Viện Pasteur Nha Trang trong thời
gian qua, kết hợp với việc hồi cứu thống kê các số liệu đã có, tác giả đã tiến
hành thu thập tài liệu sơ cấp về động lực làm việc và hoạt động tạo động lực
làm việc tại Viện Pasteur Nha Trang bằng phương pháp điều tra thông qua
Phiếu khảo sát.
Tổng số Phiếu khảo sát được phát ra: 115 phiếu; tổng số Phiếu thu về: 101 phiếu (14 viên chức do bận công tác hoặc không đồng ý tham gia khảo sát hoặc phiếu thiếu thông tin).
Kết quả thu được từ xử lý số liệu như sau:
- Mức độ hài lịng với cơng việc hiện tại
Lý do lựa chọn công việc hiện tại phản ánh định hướng và mục tiêu nghề nghiệp của viên chức, tác động trực tiếp đến động lực làm việc của viên chức và sự hài lịng của họ với cơng việc đã lựa chọn.
Với câu khảo sát lý do lựa chọn công việc hiện tại, chiếm tỷ lệ lựa chọn cao nhất là “công việc ổn định” với 74,3% số người được khảo sát lựa chọn. Tiếp đến là “môi trường làm việc tốt” với 70,3% lựa chọn. Chiếm tỷ lệ 61,4% là lựa chọn do có “thu nhập ổn định”. Lựa chọn “được đào tạo nâng cao” và “ Uy tín hình ảnh của Viện” cũng là những lý do có nhiều viên chức lựa chọn, với tỷ lệ lựa chọn lần lượt là 48,5% và 59,4%. Điều này phần nào cho thấy Viện Pasteur Nha Trang với một môi trường làm việc chuyên nghiệp, ổn định và phát triển đã và đang là lựa chọn hàng đầu cho viên chức đến làm việc và cống hiến.
51