- Kiên quyết hơn trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV; Lấy chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV làm nòng cốt trong việc đánh giá chất lượng ủy thác, chất lượng phối hợp ủy thác và chất lượng cán bộ được giao phụ trách địa bàn tại cơ sở.
- Xác định chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV là khâu quan trong nhất trong việc triển khai, thực thi tín dụng chính sách ưu đãi của Chính phủ về với hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
- Cơng tác đào tạo, tập huấn thường xuyên và chú trọng về thực hiện nhiệm vụ ủy thác, nâng cao trình độ quản lý, tiếp cận thường xuyên với công nghệ mới và ứng dụng vào thực tiển, làm việc nhóm, ghi chép sổ sách, điều hành cuộc họp Tổ TK&VV theo phương châm “Cầm tay chỉ việc”. Nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động, đôn đốc khách hàng.
87
- Nghiên cứu và ban hành bộ tài tài liệu tập huấn nghiệp vụ chuẩn cho Tổ TK&VV có tính trực quan sinh động hơn về hình ảnh, kết hợp giữa thực tế và lý thuyết.
- Cần có cơ chế phối hợp với HĐT nhận ủy thác các cấp quản lý Tổ TK&VV có quy chế thi đua khen thưởng rõ ràng cho BQLvà những Tổ TK&VV hoạt động tốt. Bên cạnh đó cần chú trọng khuyến khích, đưa ra các tiêu chí thi đua phù hợp với vùng miền. Đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, hải đảo,... vùng có hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đa số.
- Để nâng cao trách nhiệm của các thành viên khi được kết nạp vào Tổ TK&VV. Nh m nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV, NHCSXH cần bổ sung đơn tự nguyện và cam kết cụ thể gắn với quy chế hoạt động của Tổ TK&VV và của NHCSXH đối với thành viên của Tổ TK&VV.
3.3.2. Đối với Chính quyền, Ban đại diện Hội đ ng quản trị ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh, huyện
- Cần thường xuyên quan tâm, chỉ đạo các tổ chức CT-XH nhận u thác các cấp, UBND các cấp và các Trưởng thôn, Tổ dân phố tổ chức tuyên truyền việc sắp xếp các thành viên trong Tổ TK&VV theo hướng liền cư, liền kề (tổ theo cụm dân cư liền kề) để thuận lợi cho việc hoạt động và quản lý của Tổ TK&VV đặc biệt trong công tác sinh hoạt định kỳ của Tổ TK&VV. Nh m kịp thời nâng cao chất lượng dịch vụ u thác của tổ chức CT-XH và chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV.
- Vào cuộc và chỉ đạo quyết liệt hơn đối với chính quyền cấp dưới phải gắn trách nhiệm rõ ràng của các trưởng thôn/Tổ trưởng dân phố, HĐT ủy thác cấp xã trong việc kiểm tra giám sát hoạt động của Tổ TK&VV.
- Cần có cơ chế chỉ đạo HĐT nhận ủy thác các cấp hỗ trợ kinh phí cho các Trưởng thơn/Tổ trưởng dân phố từ nguồn tiền nhận ủy thác để động viên kịp thời.
3.3.3. Đối với tổ chức Chính trị xã hội nhận ủy thác
- Các cấp HĐT làm công tác u thác cần thường xuyên chỉ đạo củng cố chất lượng hoạt động củaTổ TK&VV; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đôn đốc
88
thực hiện đối với Hội cấp dưới về thực hiện nhiệm vụ ủy thác, trong đó thường xuyên chú trọng đến năng lực BQL Tổ TK&VV.
- Chủ động phối hợp chặt chẽ với Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho BQL Tổ TK&VV về kỹ năng nh m nâng cao trách nhiệm của tổ trưởng, BQL tổ trong việc thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và các nội dung hợp đồng ủy nhiệm đã ký kết.
- Duy trì sinh hoạt Tổ, chấn chỉnh hoạt động của Tổ để thực hiện tốt khâu bình xét cho vay và đôn đốc, giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi, gửi tiền theo đúng quy định.
- Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV, có kế hoạch hồn thành việc kiện tồn quy mơ tổ theo cụm dân cư liền kề. Rà sốt lại các Tổ TK&VV trung bình, khá để tiến hành phân tích, làm rõ nguyên nhân và làm căn cứ để củng cố, kiện toàn lại Tổ TK&VV.
89
Tiểu kết chƣơng 3
Trên cơ sở lý luận chung, định hướng, mục tiêu và kết quả khảo sát, nghiên cứu cho thấy để nâng cao chất lượng hoạt động Tổ TK&VV của chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế, tác giả đã đề xuất 4 nhóm giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là những giải pháp có tính khả thi cao, trên cơ sở đó từng bước nâng cao chất lượng hoạt động Tổ TK&VV nói riêng và chất lượng ủy thác thông qua HĐT của chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. Góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và đưa Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển vững mạnh. Bên cạnh đó, luận văn kiến nghị đối với NHCSXH Việt Nam; Ban đại diện tỉnh, huyện và các tổ chức CT-XH nhận ủy thác nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động củaTổ TK&VV tại NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế.
90
KẾT LUẬN
Ngân hàng Chính sách xã hội với mơ hình cho vay chủ yếu ủy thác thông qua các tổ chức CT-XH (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nơng dân, Hội Cựu chiến binh, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) đại diện là các Tổ TK&VV, Tổ TK&VV được xem như cánh tay nối dài của NHCSXH, nhiều nội dung công việc trong quy trình cho vay của NHCSXH được ủy thác cho Tổ TK&VV thực hiện như: bình xét, lựa chọn người vay, kiểm tra, đôn đốc người vay trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, đôn đốc người vay trả nợ đúng hạn, thu lãi tiền vay, thu tiền gửi tiết kiệm của các thành viên và thực hiện tuyên truyền các chủ trương tín dụng chính sách góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng chính sách tại NHCSXH. Vì vậy, chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động của NHCSXH. Một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động của NHCSXH là nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV.
Qua nghiên cứu số liệu từ các báo cáo kết quả hoạt động của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế và điều tra cán bộ HĐT, thành viên Tổ TK&VV, đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm từ các đơn vị có điều kiện tương đồng với Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả phân tích đánh giá cho thấy chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV trong thời gian qua về cơ bản đáp ứng yêu cầu, đem lại nhiều kết quả, chất lượng hoạt động tương đối tốt,đã đưa vốn tín dụng chính sách của Nhà nước đến tận tay người thụ hưởng một cách nhanh chóng, thơng suốt, đảm bảo công khai, dân chủ. Đến 31/12/2020, tổng dư nợ cho vay thông qua Tổ TK&VV đạt 2.982 t đồng, chiếm 99,8% tổng dư nợ của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế;96,34% tổ viên tham gia gửi tiền tiết kiệm tăng 8,42% so với 2018; T lệ nợ quá hạn là 0,07%, giảm dần qua các năm; T lệ nộp lãi đạt 99,9%. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn cịn bộc lộ những hạn chế như trình độ, nhận thức trách nhiệm của nhiều Tổ trưởng yếu kém, không đủ khả năng để làm cầu nối giữa NHCSXH và người vay. Nhiều Tổ TK&VV chỉ có Tổ trưởng quản lý Tổ và trực tiếp đôn đốc trả nợ, trả lãi… nên chưa tạo được sức mạnh trong lãnh đạo Tổ. Sinh hoạt Tổ TK&VV ở nhiều nơi không hiệu quả, do BQL Tổ TK&VV không tổ
91
chức sinh hoạt theo đúng quy ước hoạt động, sinh hoạt chỉ mang tính hình thức hoặc kết hợp với hoạt động của tổ chức HĐT nhận ủy thác nên khi họp Tổ chỉ chú trọng vào vấn đề của HĐT, ít thảo luận vấn đề vay vốn và sử dụng vốn vay của NHCSXH. Công tác tuyên truyền, vận động, đôn đốc, kiểm tra, giám sát và thực hiện các nội dung khác theo quy ước hoạt động của BQL Tổ TK&VV còn hạn chế dẫn đến nhiều hộ vay chưa nhận thức được trách nhiệm trả nợ, trả lãi theo đúng quy định, khơng tham gia sinh hoạt Tổ. Vẫn cịn tình trạng BQL Tổ TK&VV chưa thực hiện việc bình xét khi cho vay, hoặc có bình xét nhưng vẫn chưa phù hợp với thực tế nhu cầu sử dụng vốn và khả năng sản xuất kinh doanh của hộ vay, chưa có sự tham gia giám sát của Cấp ủy và chính quyền thơn, tổ dân phố trong việc bình xét, sử dụng vốn vay và đôn đốc thu hồi nợ. Công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn đối với hộ vay của nhiều BQL Tổ TK&VV còn hạn chế. Kết quả khảo sát đánh giá thực tế từ các thành viên của BQL Tổ TK&VV, cán bộ HĐT nhận u thác cấp xã quản lý Tổ TK&VV cho thấy còn nhiều vấn đề tồn tại và hạn chế cần phải quan tâm hơn nữa đến chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV.
Việc nghiên cứu khảo sát đánh giá chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV dựa vào 05 chỉ tiêu cơ bản là: (1) thành lập Tổ TK&VV; (2) ban quản Tổ TK&VV; (3) hoạt động cho vay của Tổ TK&VV; (4) cơng tác bình xét cho vay của Tổ TK&VV; (5) hoạt động sinh hoạt của Tổ TK&VV. Nghĩa là, việc đánh giá chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV cịn thiếu tính tồn diện. Nghiên cứu chỉ được khảo sát, thông kê mô tả tại 03 huyện trên tổng số 9 đơn vị hành chính (gồm: 1 thành phố và 8 huyện) và 210 thành viên (120 thành viên của Tổ TK&VV và 90 cán bộ HĐT nhận ủy thác quản lý TK&VV). Do đó tính đại diện cho tổng thể hóa kết quả nghiên cứu chưa cao. Vì thế, cần có những nghiên cứu tiếp theo về khảo sát, điều tra chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV kết hợp cả định tính và định lượng để có tính bao qt về các tiêu chí đánh giá; Dữ liệu được thu thập trong chuỗi thời gian dài trên 3 năm. Từ đó mới đưa có những giải pháp sâu hơn và tổng thể nh m nâng cao chất lượng của Tổ TK&VV một cách toàn diện.
92
Trên cơ sở lý luận chung và thực tiễn chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV, thực trạng phân tích điều tra khảo sát từ phía các thành viên của Tổ TK&VV, các cán bộ HĐT nhận ủy thác quản lý Tổ TK&VV; luận văn đã đề xuất 4 nhóm giải pháp cơ bản, trong mỗi nhóm giải pháp đưa ra những giải pháp cụ thể, nh m nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây cịn là những giải pháp mang tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn hoạt động, nh m góp phần nâng cao chất lượng hoạt động chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng bền vững.B ng những giải pháp tích cực trên nh m đưa hoạt động của các Tổ TK&VV ngày càng đi vào nền nếp, đóng góp hiệu quả hơn cho hoạt động của NHCSXH, góp phần phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước.
93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2002), Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. 2. Chính phủ (2002), Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
ngày 04/10/2002 về thành lập NHCSXH, Hà Nội.
3. Chính phủ (2010), Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/7/2010 về việc ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại NHCSXH, Hà Nội.
4. Cục thống kê Thừa Thiên Huế (2020), Niên giám thống kê Tỉnh Thừa Thiên Huế 2020, Thừa Thiên Huế.
5. Hà Thị Hạnh (2003), Giải pháp hồn thiện mơ hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế
Quốc dân.
6. Huỳnh Văn Chiến Em (2018), Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Tổ tiết kiệm và vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bến Tre”, Luận
văn thạc sĩ ngành Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Trà Vinh.
7. Nguyễn Văn Linh (2017), Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Tổ tiết kiệm và vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị”,
Luận văn thạc sĩ ngành Quản lý Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Huế.
8. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
9. Lê Văn Luyện – Nguyễn Đức Hải (2013), Mơ hình hoạt động tài chính vi mơ thành cơng trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho phát triển tài chính vi mơ Việt Nam, Tạp chí khoa học và Đào tạo ngân hàng, số 131 tháng 4/2013.
10. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2003), Hệ thống văn bản pháp quy, tập 1 tháng 8 năm 2003.
11. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2003), Hệ thống văn bản nghiệp vụ, tập 2, 3 tháng 8 năm 2003
12. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế (2014), Tài liệu đào tạo cán bộ lãnh đạo chi nhánh cấp tỉnh.
94
13. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2018-2019-2020.
14. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, Nghị quyết của Ban đại diện hội đồng quản trị 2018-2019-2020.
15. Hiền Phương:“Nâng cao chất lượng hoạt động các tổ tiết kiệm và vay vốn
(2019)”Thời báo Quảng Bình
16. Dương Quyết Thắng (2013), Hồn thiện mơ hình Tổ tiết kiệm và vay vốn góp phần quản lý tín dụng chính sách hiệu quả, Tạp chí khoa học và đào tạo Ngân hàng, số 133, Tháng 6/2013.
17. Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2012), Quyết định số 852/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2011 – 2020.
18. Tổng giám đốc NHCSXH, văn bản số 79/NHCS-TDNN, ngày 21/4/2015 về việc chấm điểm đánh giá phân loại Tổ TK&VV.
19. Tổng giám đốc NHCSXH, văn bản 1365/NHCS-TDNN ngày 04/5/2013 của về
việc triển khai thực hiện Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 05/3/2013 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội.
20. Tổng giám đốc NHCSXH, văn bản số 1004/NHCS-TDNN ngày 12/4/2013 về việc thực hiện điều 21 Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 05/3/2013 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội về việc Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn.
21. Trần Lan Phương (2016), Luận án tiến sỹ “Hồn thiện cơng tác quản lý tín
dụng chính sách của ngân hàng Chính sách xã hội”. Luận án Tài chính –
Ngân hang, Học viên Ngân hang.
95
PHỤ LỤC
Mã số phiếu:............/Tổ
PHIẾU ĐIỀU TRA
(Dành cho thành viên Tổ TK&VV)
Xin chào Anh/chị!
Tôi tên là Nguyễn Thị Yến, học viên cao học của Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung, tôi đang nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Tỉnh Thừa Thiên Huế”. Mọi ý kiến trả lời của anh/chị đều góp phần vào sự thành
cơng của đề tài và có thể giúp tơi hồn thành khóa học.Những câu hỏi này chỉ có mục đích tham khảo ý kiến của anh/chị liên quan đến đề tài mà khơng có mục đích nào khác.Kính mong anh/chị dành chút ít thời gian để trả lời các câu hỏi sau. Xin chân thành cảm ơn !
Anh/chị vui lịng đánh ấu tích (v) vào thích hợp với chọn l a của mình.
Phần 1. Thơng tin cá nhân
Xin anh/chị vui lịng cho biết đơi điều về bản thân
1. Giới tính
Nam Nữ
2. Độ tuổi
Dưới 30 tuổi Từ 31 - 45 tuổi Trên 45 tuổi
3. Trình độ
Phổ thông trở xuống Trung cấp
Cao đẳng Đại học trở lên
4. Thành viên thuộc HĐT ủy thác quản lý
Hội nông dân Hội phụ nữ
Hội cựu chiến binh Đoàn thanh niên
5. Thời gian tham gia vào HĐT
Dưới 3 năm Từ 3 đến dưới 5 năm Trên 5 năm